5 Mệnh đề trả lời về ‘những cách của Xã hội’

01:37 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Chín, 2014

Trong 5 năm tôi mở trang web của mình, cốt chỉ là ‘nhật ký điện tử’ của bản thân – vốn cô đơn tư tưởng - dần cũng có một số ít bạn ra vào thăm hỏi, để lại đôi lời tri tâm, tri giao…thật quý hóa !!! Tôi không giữ nguyên tắc trả lời từng comments…nhưng luôn suy nghĩ về những điều các Bạn viết ! bài này tôi viết trả lời chính đến Bạn Phan Tiến Anh ( trẻ người khí chất cao ! )….cũng như nói rộng ra, gửi đến Anh Huy Minh và ai khác cùng quan tâm…( về những câu hỏi bạn đặt ra trong bài bàn về TRỌNG/ DUNG của tôi )


Bạn có thể đi lên đỉnh núi bằng nhiều cách, gồm 5 nội hàm (ĐỜI / ĐƯỜNG / ĐI / ĐÍCH / ĐẠO ), hãy tự chủ / tự do / tự lập / tự cường / tự tôn tối đa để chọn cách mà bạn cho là hợp lý , tuy nhiên sẽ là tối ưu khi :

Mệnh đề 1 ( về lựa chọn ):

  1. Phù hợp nhất với khả năng
  2. Việc lên núi đó là hữu ích khả dụng
  3. Chi phí ít tốn kém nhất và tối thiểu hậu quả xấu


Mệnh đề 2 ( về sự phá bỏ và kế thừa ), dựa trên nguyên tắc, cần giữ lại :

  1. Những giá trị hữu ích tương lai
  2. Không phải là thứ ‘tiêu sản lũy kế’
  3. Những trách nhiệm xã hội lớn lao

Cho nên : Một tổ chức thực hiện, theo đuổi sự nghiệp nào đấy, họ nói đó là ‘vĩ đại’ thì cần đối chứng với hai mệnh đề trên. Vì có thể làm ra được những thứ như vậy nhưng nếu mất mát, di căn quá lớn…hậu thế cõng sụp xương sống…Hãy cảnh giác ! Có không ít Đất nước đã theo đuổi khá nhiều thứ ‘vĩ đại’ như từng nghe cổ xúy và hy sinh quá nhiều điều hay hiện tại, tiêu hao lỗ vốn quá khứ và dùng cạn nguồn lực tương lai


Nhân loại đã nghĩ ra nhiều thứ ‘Chủ nghĩa / luận thuyết’… Nhưng Chân lý có Một ( nên Mệnh đề 3 : về sự đúng đắn ‘cận Chân lý’

  1. Đúng thuận hợp với các qui luật
  2. Có giá trị phổ quát Thiên / Địa / Nhân
  3. Xác lập Sự vật cân bằng bền vững (trong ngoài )


Như vậy bạn có thể tự trả lời về câu hỏi của mình : ‘mô hình CNXH hay CNTB – tối ưu hay chưa, nên chọn cái nào? Còn mô hình nào khác cho việc kiến quốc hay không ? ’ . Hiển nhiên là một mô hình không có thật, còn thứ kia thì ‘bất toàn’ ! Tuy nhiên chả có gì vốn hoàn hảo, lại không thể tìm thấy sự tuyệt đối trong thực tại cuộc sống xã hội của chúng ta ! Nên Nhân loại vừa đi vừa mày mò tìm kiếm và hoàn thiện. Nhưng sự tìm kiếm đó nên dung chứa trong đó Mệnh đề 1&2, đồng thời là Mệnh đề 4 Về sự khai phát:

  1. Ý nghĩa cải thiện tốt hơn thực trạng
  2. Văn minh hơn về phương thức ( kĩ thuật / xã hội / chính trị )
  3. ‘Cận Chân lý’ nhiều hơn )


Những cuộc ‘tranh luận mang tính nho sĩ’ tôi cho rằng có một ít tác dụng điều chỉnh hay xác cố tư tưởng cho một ai / hay nhóm ‘NHO SĨ’ trong đó. Cá nhân tôi xa rời tranh luận như thế….chỉ viết ra những tư tưởng đầy suy tư, chứng nghiệm…của bản thân về Nhân sinh quan / Thế giới quan / Vũ trụ quan… nếu cận được Mệnh đề 3 nêu trên thì đó là hạnh phúc trong sứ mệnh của tôi ! Những cuộc ‘cách mạng’ xưa từ nước Anh thế kỷ 17 đến nước Pháp thế kỷ 18…sau này đến nước Nga thế kỷ 20…và lan nữa sang nhiêu nước….rất ít nguyên nhân và động lực từ những ‘tranh luận như thế’ ! Mà đều do những sai lầm của con người trong Mệnh đề 1 / cực đoan lầm lạc trong Mệnh đề 2 / ngày càng xa rời Mệnh đề 3 / bị đảo lộn trong Mệnh đề 4 ! Hết thảy có gốc rễ từ THAM SÂN SI….mạnh hơn, cuồng hơn, rộng hơn….đi vào thể chế nhà nước, chế độ quản trị xã hội, và lối sống văn hóa xã hội …. Cho nên tôi trong bài viết khác, từng định nghĩa ‘LƯƠNG TRI CỦA NHÂN LOẠI CHÍNH LÀ NHẬN THỨC ĐÚNG, THỰC HÀNH TỐT 4 MỆNH ĐỀ TRÊN’ !

Lý luận và gắn với nó là tranh luận nên có, thường là tổng kết những việc đã rồi trong cuộc sống xã hội, sau đó qui nạp cho những điều khác và vấn đề chưa xảy ra ! Rất tốt ! Xưa nay, TƯ TƯỞNG thì không cần đến tranh luận cho lắm, thường được ‘vĩ nhân’ thắp lên, tạo nên ‘năng lượng tinh thần xã hội’ khai phát mọi tiềm năng trong xã hội thành lực lượng ! Nhưng TƯ TƯỞNG TUYỆT VỜI là hội tập của Bốn Mệnh đề trên ! Phương thức kiến tạo Xã hội thực tốt đẹp hơn tất cả mọi mô hình có trước nên được dựa trên tư tưởng như thế ! Điều này cũng có thể lý giải phần nào trăn trở của bạn : ‘những Vĩ nhân thấu triệt Đạo Lý’ thường không ra trị Quốc ?!’ … Tôi thống kê thì cũng thấy thế, và cho rằng : Vĩ nhân như thế thuộc người tạo ra TƯ TƯỞNG’… giống như HLV không thể phân thân biến mình thày 11 cầu thủ khác nhau, hoặc chỉ là 1 nhưng thỉnh thoảng xốn con mắt, nhảy vào sân đá bóng thay một ai… Lệch lạc tư tưởng mất, không thuần khiết nữa….mất thiêng pháp…Tôi nghĩ, Họ là ‘ SỨ GIẢ CỦA THƯỢNG ĐẾN XUỐNG THAM VẤN NHÂN LOẠI’ ( chứ không làm thay ) về nên hợp nhất 4 Mệnh đề trên !


Nhưng sự diễn đạt của tôi về mọi điều luôn có 5 ( Ngũ Hành ) !. Vì thế tôi đưa ra Mệnh đề 5 Về phản tỉnh:

  1. Phân số ( Đánh đổi / Trả giá ) =1 trong chu kỳ Nhân Quả
  2. Thấu hiểu Nguyên tử nên thông được Vũ Trụ
  3. Tiến bộ của con người là: phương pháp và mục tiêu đều phải tốt!

Mệnh đề này đã trả lời điều cuối cùng bạn hỏi gắn với Viettel…hay tổ chức nào khác….( băn khoăn rằng : dường như vấn đề không hẳn là mô hình Nhà nước hay tư nhân … mà là vấn đề do con người thôi ?! …..). Vâng ! Nó HÃY TỈNH TÁO, và xã hội HÃY CẢNH GIÁC VỚI Nó ! ). Và dù cá nhân hay mô hình toàn cầu đi nữa…thì hãy ghi nhớ : HỘI VÀO VÀ THỰC HÀNH ĐỒNG THỜI 5 MỆNH ĐỀ tôi nêu trong bài viết này !

Tôi suy ngẫm thấy 5 Mệnh đề này giải thích được : Tại sao, như các Xã hội đã từng ? Như thế nào, các Xã hội sẽ nên ra sao ?


Trân trọng Các Bạn ( tư tưởng của các Bạn, hợp lại tôi cảm nhận là một phần của Vĩ Nhân ) !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Trọng và Dung

    24/09/2014Nguyễn Tất ThịnhCó một số bạn doanh nhân và cả giảng viên nữa, có gặp hoặc nhắn tin : trong bài ‘Lãnh đạo quốc gia’ tôi viết về ba chiều ‘NÂNG TẦM’ ! Đó là thuật ngữ, và thực tiễn giới lãnh đạo các tổ chức khác nhau vốn luôn quan tâm. Một chiều trong đó là mở rộng cặp ‘TRỌNG/DUNG’ nhưng chưa được diễn giải gì… Mọi người đọc cảm thấy đúng và hay nhưng mong tôi viết thêm đôi dòng...
  • Suy nghĩ về Khủng hoảng & Quản trị Xã hội tốt

    09/09/2014Nguyễn Tất ThịnhNền tảng, môi trường xã hội ở các nước đang có khủng hoảng chính trị - xã hội gay gay có vấn đề từ gốc gác kém phát triển và là nguyên nhân khởi nguồn sinh ra những sai hỏng ngay từ thuở ban đầu trong việc kiến lập nên một Chính phủ có tư cách, khả năng quản trị xã hội tốt theo các chuẩn mực văn minh chính trị...
  • “Nghề suy nghĩ” cần cho mọi người

    25/11/2013Lam Điền thực hiện"Chúng ta tuy được đào tạo và làm những nghề khác nhau nhưng có lẽ có một nghề chung, giữ nguyên suốt cuộc đời, cần cho tất cả mọi người. Ðó là nghề suy nghĩ...".
  • Hãy suy nghĩ như một triết gia và làm như một người thợ

    06/01/2010Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Anh Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE - người đang tâm huyết và mải mê với các dự án giáo dục của mình, cùng hy vọng nâng cao doanh trí và dân trí, đã có cuộc trò chuyện với SVVN về cách đào tạo hiện nay ở các trường ĐH ở VN.
  • Suy nghĩ cuối năm về những điều ngộ nhận

    21/12/2009Phạm Văn VĩnhMặc dù đã 65 tuổi, đã lăn lộn trên nửa thế kỷ với bảng đen, phấn trắng, những tưởng mình học nhiều, đọc nhiều, sách mua cũng lắm, đài nghe và xem cũng nhiều, những tưởng như thế là mình không đến nỗi kém cỏi, nhưng vừa qua được xem cuốn phim do cá nhân thực hiện thì lại thấy mình còn quá nhiều ấu trĩ.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • xem toàn bộ