Tóm tắt ngắn về Lý thuyết hệ thống

03:51 CH @ Thứ Bảy - 26 Tháng Tư, 2003

Lý thuyết chung của các hệ thống là thuật ngữ được L. Fon Bertalarffy đưa vào vốn từ vựng khoa học dùng để mô tả lý thuyết các hệ thống mở và các trạng thái cân bằng động đề xuất năm 1933 tại trường đại học tổng hợp Chicago. Từ lĩnh vực sinh học các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.

Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung của các hệ thống", một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của công đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác.

Trong chương trình xây dựng lý luận của mình ông đã chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản của nó:

- Thứ nhất, làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung hành vi của các hệ thống, không phụ thuộc vào bản chất của các thành tố và của các quan hệ giữa chúng;
- Thứ hai, xác lập những quy luật tương tự của khoa học tự nhiên nhờ tiếp cận hệ thống đối với các khách thể sinh học, xã hội.
- Thứ ba, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Các nhiệm vụ này dẫn đến sự thay đổi nội dung trên cơ sở những quan niệm hệ thống (chỉnh thể), chức năng, cấu trúc. Chính điều này đã tạo ra những tiền đề phương pháp luận để hình thành hệ thống khái niệm mới với nội dung xác định và với quan hệ đã cho một cách rõ ràng với những chuyển đổi giữa chúng. Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái niệm khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách thể.

Hệ thống- khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.

Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Vi điều này,

Chỉnh thể- hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.

Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó là cơ sở ổn định của hệ thống.

Quan điểm toàn thể: là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống

1. Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần: vật chất có trước tinh thần, tinh thần tác động trở lại vật chất

2. Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.

3. Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi trường xung quanh nó.

4. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm bên trong hệ thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định.


Lý thuyết hệ thống [trích từ từ điển]:

Nhiên cứu đa ngành những Tổ chức (ORGANIZATION) trừu tượng từ các hiện tượng, theo quan điểm độc lập, kiểu, không gian hoặc thời gian của sự tồn tại. Nó nghiên cứu nguyên lý chung tới tất cả các thực thể phức tạp, và những mô hình –MODELs (thường là toán học) mà có thể sử dụng để mô tả chúng.

Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy (tên gọi: Lý thuyết những hệ thống Chung – General Systems Theory, 1968), và bắt nguồn từ Ross Ashby ( Giới thiệu tới Điều khiển học, 1956).

von Bertlanffy là phản ứng lại chống lại chủ nghĩa đơn giản hoá (REDUCTIONISM) lẫn đóng gói đối tượng của khoa học (UNITY OF SCIENCE). Anh ta nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có tương tác lẫn nhau và với môi trương, và chúng có thể có thêm những thuộc tính định tính mới thông qua biểu hiện mới (EMERGENCE), kết quả sự Tiến hóa liên tục (EVOLUTION). Hơn là chia nhỏ một thực thể ( như là cơ thể con người) tới những thuộc tính, những phần hoặc những phần tử của nó (như là các các bộ phận hay tế bào), lý thuyết hệ thống tập trung về sự sắp đặt và những quan hệ (RELATIONs) giữa những phần kết nối chúng trong một tổng thể (HOLISM). Tổ chức (ORGANIZATION) đặc biệt này xác định như một hệ thống (SYSTEM), gồm những phần tử độc lập cụ thể (như các tế bào, các phần, các tranzito, người...). Như vậy, những khái niệm và nguyên lý của tổ chức nằm dưới những ngành khoa học khác nhau (vật lý, sinh vật, công nghệ, xã hội học...), cung cấp một cơ sở cho sự thống nhất chúng. Những khái niệm hệ thống bao gồm: môi trường hệ thống bao quanh (system-environment BOUNDARY), đầu vào (INPUT), đầu ra (OUTPUT), quá trình (PROCESS), trạng thái (STATE), sự phân cấp (HIERARCHY), hướng mục đích (GOAL-DIRECTEDNESS) và thông tin (INFORMATION).

Sự phát triển của lý thuyết hệ thống là đa dạng ( Klir, Những khía cạnh của Khoa học hệ thống, 1991), bao gồm nhận thức những nền tảng và triết học (những triết học của Bunge, Bahm và Laszlo); Lý thuyết toán mô hình hoá và lý thuyết Thông tin INFORMATION THEORY (công việc của Mesarovic và Klir); và những ứng dụng thực tiễn. Lý thuyết những hệ thống toán học xuất hiện sự phát triển cô lập/độc lập (isomorphies) giữa những mô hình những mạch điện và những hệ thống khác. Áp dụng bao gồm kỹ nghệ, điện toán, sinh thái học, quản lý, và tâm lý trị liệu gia đình. Sự phân tích những hệ thống, phát triển độc lập lý thuyết hệ thống, áp dụng những nguyên lý hệ thống để trợ giúp ra quyết định - với những vấn đề xác định, tái xây dựng, tối ưu hóa và điều khiển hệ thống (thường là một tổ chức XH về kỹ thuật), trong khi hướng đến nhiều mục tiêu, ràng buộc và tài nguyên. Mục đích của nó chỉ rõ những hướng hoạt động có thể, tính đến độ rủi ro, giá thành và lợi ích thu được.

Lý thuyết hệ thống gắn chặt với Điều khiển học (CYBERNETICS) và cũng như Động học hệ thống (SYSTEM DYNAMICS), mô hình thay đổi trong Mạng (NETWORK) ghép lẫn nhau của những biến (như “thế giới thay đổi" mô hình của Jay Forrester và Câu lạc bộ Rome). Những ý tưởng liên quan được sử dụng bên trong ra đời những khoa học của sự Phức tạp (COMPLEXITY), nghiên cứu sự tổ chức (SELF-ORGANIZATION) và những mạng hỗn tạp các đối tượng tương tác, và những lĩnh vực khác nhau như FAR-FROM-EQUILIBRIUM THERMODYNAMICS, CHAOTIC DYNAMICS (động học hỗn loạn), ARTIFICIAL LIFE (cuộc sống nhân tạo), ARTIFICIAL INTELLIGENCE (trí tuệ nhân tạo), NEURAL NETWORKS (mạng nơron), and computer MODELING AND SIMULATION (mô hình hoá và mô phỏng bằng máy tính).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: