- Sinh tại Hưng Nguyên, Nghệ An - Năm 10 tuổi, cùng cha ra Hà Nội sinh sống. - Trong khoảng thời gian tham gia quân đội, từ 1963 đến 1975, có xuất ngũ theo học trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng dân dụng (1973), ông tiếp tục phục vụ quân đội cho đến khi giải phóng miền Nam. - Năm 1976-1984, ông công tác tại Bộ Giao thông Vận tải - Năm 1985-1988, ông công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. - Ông là cử nhân luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Năm 1989, ông thành lập công ty Tư vấn và chuyển giao công nghệ InvestConsult Group và làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty cho đến nay. - Năm 1995, ông tốt nhiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Hiện nay, ông là Phó Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, thành viên của Hội Luật gia Việt nam, Hiệp hội Luật sư Sáng chế Châu Á (APAA) và Hiệp hội Nhãn hàng Quốc tế (INTA). - Ông Bạt được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” năm 1987 mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông Bạt là tác giả của rất nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung làm thế nào Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá. - Ông Bạt được nêu danh trong cuốn Barons Who's Who in Vietnam và Barons Who's Who in Asia Pacific như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.
Quan điểm sáng tác
Tôi làm hết sức mình để "giải độc cho thế hệ trẻ". Tôi cũng là một người cha. Tôi đã nghĩ nhiều để thế hệ trẻ, thế hệ con tôi bước vào cuộc đời với tư cách những người tự do, những người không nhiễm độc, không định kiến, những người có tầm nhìn hình nan quạt chứ không phải cái nhìn trên một đường thẳng. Xét cho cùng, mục tiêu của con người là sống chứ không phải làm việc. Hiện nay ngành giáo dục đang dạy trẻ con sai, làm con cháu chúng ta thi rất giỏi, nhưng làm thì rất kém. Có những người làm rất giỏi, nhưng sống thì tồi.
Còn công việc sắp tới của tôi là thuyết phục các nhà lãnh đạo về những vấn đề sống còn của đất nước. Tôi không phải là người đối lập, nhưng đem những ý kiến của mình thuyết phục người khác thì tôi làm không mệt mỏi.
Tôi yêu cuộc đời một cách chân thật, yêu cả khuyết tật, nhược điểm của nó. Cuộc sống đối với tôi có những khía cạnh khó khăn, khổ sở nhưng cũng có cả những khía cạnh trìu mến, chứa đựng rất nhiều kỷ niệm tinh thần của tôi. Tôi viết sách là để thể hiện tình yêu của tôi đối với cuộc sống, để góp một phần nho nhỏ của tôi vào sự hợp lý hóa đời sống tinh thần của con người và tôi làm việc ấy một cách yên lặng, một cách âm thầm.
Cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mongnhững nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó. Suy tưởng, NXB Hội nhà văn, 2005
Đây là công trình khá công phu, phản ánh nghiệp suy ngẫm sâu sắc việc đất nước một cách chuyên nghiệp của ông. Ông cũng cho thấy không ngại đụng chạm đến cả những vấn đề nhạy cảm, không ngại đưa ra những chủ kiến, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chúng mà không né tránh hoặc phụ hoạ. Nhưng có lẽ điều đáng nói hơn lại ở chỗ ông luôn tìm cách gắn những vấn đề như vậy với tiến trình mở cửa, hội nhập, phát triển để mục tiêu cuối cùng là thịnh vượng của Việt Nam; cố gắng đặt chúng trong những mối tương quan cụ thể nhằm tìm xem yếu tố nào là từ thuận lợi, yếu tố nào tác động tiêu cực trên tiến trình vươn lên của dân tộc. Cải cách và sự phát triển, NXB Hội nhà văn, 2005
Động cơ thúc đẩy tác giả viết cuốn sách này là để giải quyết bài toán phát triển cho đất nước. Việt Nam không còn con đường nào khác lại buộc phải cải cách, buộc phải hội nhập vào hệ tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá. Cải cách chính là để phát triển.
Cuốn sách là cảm hứng, là suy nghiệm và tiếp nối sự suy nghĩ về khái niệm cao quý nhất của con người, của nhân loại - đó là Tự Do. Tự do chính là khái niệm phát triển, tự do có thêm các ý nghĩa cùng với sự phát triển xã hội loài người. Ngày mai, ngày kia, tự do còn có thêm ý nghĩa gì nữa, chúng ta rất khó đoán định bởi tự do chính là đòi hỏi của con người. Vì thế, chúng ta phải suy nghĩ tiếp, mở rộng khái niệm tự do phù hợp với đòi hỏi của con người trong đời sống phát triển của mình...
Đối thoại với tương lai, (2 tập) NXB Hội nhà văn, 2009 Tác giả không chỉ đối thoại với nhiều người cùng một lúc, nhiều cấp độ đối thoại khác nhau, mà còn trực tiếp đối mặt để làm chứng cho tính chính đáng của những điều ông khẳng định. Trong Đối thoại với tương lai, không có lời đáp nào lại không khêu gợi những câu hỏi khác, mời gọi tham gia cuộc đối thoại mà vấn đề có thể còn được đẩy đi xa hơn; không có câu trả lời nào không ngầm chứa một phần câu hỏi quan trọng và thú vị dành cho chính người đọc? Những đối thoại như vậy khiến cuộc sống này thêm hy vọng. Và nếu phải nói đến nét độc đáo nữa thì đó là, cuốn sách có một sức hấp dẫn mang tính ngoại lệ. Con người là tinh hoa của nhau, NXB Hội nhà văn, 2015 Nếu chúng ta ấn định rằng có một vài người nào đó trùm bóng lên tất cả dân tộc thì đấy không phải là dân chủ nữa. "Con người là tinh hoa của nhau" là nguyên lý cơ bản của tinh thần dân chủ trong đời sống văn hóa.
Tác giả vẫn trung thành với cách trình bày quen thuộc-đối thoại trực tiếp và không né tránh với các đối tượng cụ thể-những vấn đề tác giả trao đổi trong cuốn sách đều nóng bỏng tính thời sự, xoay quanh chủ đề xuyên suốt là vì tiến bộ xã hội... Đó là vấn đề chủ quyền và bảo vệ chủ quyền; đó là vấn đề cải cách thể chế; đó là vấn đề rèn luyện nền dân chủ trong bối cảnh Việt Nam; đó là những vấn đề quan hệ với các cường quốc; đó là vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nhân; đó là vấn đề nhà nước pháp quyền; đó là vấn đề chống tham nhũng vv và vv.