"Xã hội hóa cái đầu"
Cứ như thể có cái gì mới mẻ lắm, tiến bộ lắm đang nhúc nhích tiến đến gần xã hội chúng ta. Rằng nhân dân sắp được hưởng cái gì đó quý hiếm lắm, đặc biệt lắm xưa nay chưa từng có. Những người lơ mơ dễ dàng phấn khởi, hào hứng phụ họa, ra cái điều nhiều quyền lợi sắp được phân phối vô điều kiện, nhờ chính cái sự xã hội hóa đầy phóng khoáng tốt bụng này. Người ta quên mất rằng thực ra, cuộc sống xã hội ta bao nhiêu năm nay đã được đặt trên một cái nền chông chênh của một cơ cấu phi lý. Chông chênh bởi thế cân bằng giả của một hình khối phía dưới nhẹ hơn phía trên. Phi lý bởi sự ôm đồm lạm quyền của một thiểu số không đủ khả năng - kiến thức nhưng lại nắm giữ quá nhiều quyền lực - trách nhiệm. Thực tế đã bộc lộ những khiếm khuyết không thể chấp nhận: nền giáo dục thiếu định hướng, với những biện pháp phản giáo dục, đưa tới những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, hoàn toàn không thể đóng góp gì cho nhu cầu tiến bộ của xã hội. Hoạt động y tế quá tải, khiến mục đích phục vụ cộng đồng không thể thực hiện đầy đủ, bệnh nhân không có đủ giường bệnh và nhân viên y tế mỗi khi đau ốm. Sân khấu, điện ảnh... giậm chân tại chỗ trong khi cuộc sống và phương tiện, nhu cầu giải trí của người dân đã cao vượt hẳn so với trước, những sản phẩm "made in Vietnam" quá lạc hậu và kém cỏi, ngay cả khi so với các nước trong cùng khu vực. Nếu vẫn tiếp tục giữ thế độc quyền Nhà nước trong việc điều hành, điều chắc chắn phải xảy ra là sự tụt hậu ngày càng trầm trọng không thể tránh của xã hội Việt Nam, kể cả khi đã được dán nhãn mác của các tổ chức quốc tế. Nếu chỉ là một phó phẩm so với các chính phẩm quanh mình, đừng ngạc nhiên trường hợp chúng ta chỉ được đối xử đúng như một phó phẩm: anh đóng góp ở mức độ nào thì sẽ được nhận lại đúng mức độ ấy. Văn hóa là một lĩnh vực mà quyền lực lớn nhất và duy nhất là sản phẩm thực sự đạt chất lượng cao, thực sự mang đến một giá trị tinh thần nhân văn nhân bản cho con người, cho nhân loại nói chung. Việc xã hội hóa hiện nay lẽ ra đã phải tiến hành sớm hơn, đúng lúc hơn, nếu người ta đủ khiêm tốn để nhận ra sự yếu kém của mình, đủ yêu nước để trước hết xã hội hóa cái đầu của mình, giúp cho việc xã hội hóa mọi thứ khác không bị chậm trễ, giúp cho con tàu đi tới tương lai của dân tộc Việt Nam không phải luôn mấp mé sự trễ nải, lỡ chuyến một cách đầy oan uổng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường