Thói hư tật xấu của người Việt: tang ma xa xỉ, hủ bại

08:02 SA @ Thứ Tư - 04 Tháng Mười, 2006

Tang ma xa xỉ
(Phan Bội Châu, Việt Nam quốc sử khảo, năm 1908)

Có người nhân việc cha mẹ chết, muốn lấy tiếng là có hiếu mà giết bò, giết dê thổi kèn đánh trống ầm ĩ suốt ngày, lấy việc buồn làm việc vui. Bạn bè thân thích, họ hàng làng xóm đáng lẽ không nỡnhìn cảnh xa xỉ phí phao ấy, như thế mớiđúng. Nay lại đòi hỏi rượu tiền, sắm lễ vật, thử hỏi đạo làm người có nên như thế không? Cốt cho no say, vô ích đối với người sống, vô ích đối với người chết, những việc hao tiền tốn của kể không biết bao nhiêu ức vạn triệu.


Tục ấy thật quá hủ bại!
(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915)

Cái tục tang ma ở ta, hiếu chủ(1) đã có nhiều cách phiền phí(2), đến như lệ làng lại càng phiền nhiễu nữa. Việc tử biệt là cái cảnh rất thương xót, sự trợ tang là một nghĩa vụ của xã hội. Đã gọi là nghĩa vụ, khi người ta đau đớn có thể giúp được gì thì giúp, chứ ai còn tưởng gì đến sự ăn uống. Mà hiếu chủ đang lúc buồn bã âu sầu, còn bụng nào mà nghĩ đến việc thù tiếp. Vậy mà ép cho người ta phải cỗ bàn khoản đãi, cái nghĩa vụ cứu giúp nhau ở đâu? Trừ người cùng kiết(3) quá, còn như người có thể lo được hoặc có thể vay mượn được, không mấy ai chịu kém cái sĩ diện. Vậy tiếng là tùy tiện(4), mà cũng là buộc một cái nợ miệng cho người. Đến như các làng dẫu ai đau đớn khổ sở thế nào mặc lòng, hễ có ăn thì còn để cho người la giữ hiếu nghĩa, không có ăn thì hiếu nghĩa của người ta cũng bỏ. Tục ấy là một tục rất thô bỉ, rất hủ bại, rất bạc bẽo, không có tục nào xấu xa đê tiện bằng!

(1) Người đứng rachịu tang.
(2) Bận rộn tốn kém.
(3) Nghèo túng.
(4) Dễ dãi sao cũng được.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Lễ nghĩa

    07/01/2006Đỗ HoàngKhổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.