Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của hòa bình
Anh là một trong số ít những người trực tiếp giúp việc cho Đại tướng lâu nhất (liên tục từ năm 1976 cho đến nay)…, tốt nghiệp khoa Hóa, trường Đại học Bách khoa, về làm giáo viên ở Học viện Kỹ thuật quân sự, nhưng lại học rất giỏi ngoại ngữ.
Anh khoe với tôi anh vừa thức trắng mấy đêm liền để dịch cuốn sách của Giáo sư lịch sử quân sự Mỹ: CeCil b.currey, với tựa đề “Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp thiên tài của Việt Nam” (NXB Brassey- USA, ấn hành năm 1997).
Và đúng sáng ngày 22/12/2009, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân thì cuốn sách cũng được anh dịch xong.
Tôi xếp việc cơ quan, phóng xe lên Văn phòng của Đại tướng. Chỉ một loáng tôi đã có mặt ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội - Tư dinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp ông Robert Nc Namara tại Nhà khách Chính phủ ngày 23/6/1997. Ảnh: AFP |
Dẫn tôi vào phòng, cứ như có chuyện gì bí mật lắm, đóng cửa chặt lại, anh lật từng trang sách đọc cho tôi những đoạn mà anh tâm đắc nhất: “Trong suốt thời gian ở cương vị chỉ huy, ông (Đại tướng Võ Nguyên Giáp - NV) đã trở thành một huyền thoại, và hơn nữa, một thiên tài quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Không chỉ bởi sự tao nhã và sự tài ba về mặt chiến lược của ông. Không chỉ bởi sự tao nhã và sự tài ba về mặt chiến lược của ông. Không chỉ vì ông đã dẫn dắt và phát huy đến cao độ tinh thần dũng cảm của quân đội trong một số trận chiến nổi tiếng. Không chỉ do khả năng thu phục nhân tâm của cá nhân ông. Mà còn bởi những thành quả mà ông đã đạt được”…
“Những thách thức mà tướng Giáp phải vượt qua đã đưa ông trở thành một bậc thầy về chiến thuật, về hậu cần và về chiến lược. Ông đã sáng tạo ra một kiểu chiến thuật (cách đánh) mà cả người Pháp và người Mỹ đều không thể thắng được….”
Tôi gợi hỏi:
- Xuân này, Đại tướng bước sang tuổi 100. Hơn 33 năm giúp Đại tướng về công tác đối ngoại, anh kể cho tôi nghe những kỷ niệm Đại tướng tiếp khách nước ngoài đặc sắc nhất chứ?
- Không có cuộc làm việc nào của Đại tướng, nhất là lại làm việc với khách nước ngoài mà không đặc sắc cả. Và tất cả các cuộc làm việc của ông được sưởi ấm bằng “tư tưởng hòa bình”.
Chính tư tưởng nhân văn ấy mà hàng trăm cuộc làm việc với người nước ngoài, kể cả chính thức và không chính thức, kể cả những chính khách, học giả lớn, hay người bình thường đều “bị” Đại tướng thu phục, thậm chí họ phải thay đổi cả quan điểm, mục đích từ trước dự tính đến gặp Đại tướng.
Mình “gói” lại vài chuyện Đại tướng làm việc với người Pháp, người Mỹ thôi nhé.
Anh Huân mở đầu câu chuyện, về cuộc gặp (năm 1991) của Đại tướng với đạo diễn người Pháp, Daniel Roussel, là tác giả của nhiều bộ phim tài liệu về chiến tranh ở Việt Nam với những tư liệu chân thực và quý giá chưa từng được công bố.
Vừa bước vào phòng, Đại tướng đã rất thân mật kéo Daniel Roussel lại gần nơi ông ngồi, rồi nhỏ nhẹ nói bằng tiếng Pháp: “Làm phim về chiến tranh, nhưng không phải vì chiến tranh, mà để phục vụ cho hòa bình, thì những thước phim đó sẽ sống mãi với thời gian”.
Daniel Roussel hết sức bất ngờ về câu nói triết lý, mở đầu cuộc nói chuyện của Đại tướng.
Daniel Roussel nói với một nhà sử học Việt Nam về cảm tưởng của ông ta lần đầu được gặp Đại tướng: “Tôi biết là vào lúc đó, tôi đang nói chuyện với lịch sử, một con người vĩ đại. Tôi biết đang đứng trước mặt tôi là con người đã góp phần làm thay đổi lịch sử của dân tộc Việt Nam và cũng là một phần của thế giới. Tôi đã lắng nghe ông một cách chăm chú, và như người Pháp hay nói, tôi như đang uống từng lời Đại tướng nói ra… một con người bình dị, dễ gần và đặc biệt hài hước”.
Còn ngày 23/8/1998, Đại tướng tiếp cơm gia đình cố Tổng thống Mỹ J. Kennedy tại nhà riêng. Đại tướng nói về mối quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam đã từng là đồng minh chống phát xít Nhật. Chỉ lên bức ảnh Đại tướng chụp chung với Bác Hồ, Đại tướng nói: “Tấm ảnh kia do mấy người bạn đồng minh Mỹ chụp cho tôi”.
Không gợi lại chiến tranh, không nói đến trang sử đen tối của chiến tranh mà Mỹ đã gây nên ở Việt Nam, Đại tướng muốn nói đến những tình cảm tốt đẹp, đến mối quan hệ là đồng minh của nhau.
Tình cảm, đức độ của Đại tướng đã làm thay đổi không nhỏ về nhận thức của anh con trai cố Tổng thống Kennedy.
Lần khác, vào hồi 15h30 ngày 23/61997, tại Nhà khách Chính phủ ( Hà Nội), Đại tướng đã gặp và nói chuyện với nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Nc Namara.
Cũng không đả động gì đến cuộc chiến tranh đau thương mà Mỹ gây ra cho Việt Nam, mà bất ngờ Đại tướng nhắc đến bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo.
Đại tướng nói: “Ngay câu đầu tiên chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích trong bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ…”.
Một người trong đoàn hỏi: “Thưa ông, ai là vị tướng giỏi của Việt Nam?”.
Dường như câu trả lời bật ra ngay sau câu hỏi, Đại tướng nghiêng hẳn về người phía Robert Nc Namara rồi nói rành rọt, chậm rãi: “ Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy…”
Sau buổi gặp, Tướng Chester Cooper (thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ) đã nói với Đại tướng về cảm nghĩ của mình: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ hai mươi năm trước. Nay tôi vẫn thán phục. Chắc các bạn tôi ở đây cũng nghĩ như vậy”.
Anh Huân vừa lục tìm trong chồng tài liệu lưu trong tủ vừa nói:
- Đặc biệt là cuộc gặp sáng chủ nhật ngày 17/12/2006, cũng tại đây, giữa Đại tướng và những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Giản dị trong bộ quân phục thường ngày, Đại tướng xuất hiện đúng 10 giờ 10 phút theo lịch hẹn và ân cần mời mọi người cùng ngồi xuống.
Biết trong đoàn có bà Nan-xi Grip-phi từng viết nhạc, chồng là cựu binh tham chiến ở Việt Nam, Đại tướng khoe: “Tôi cũng biết viết nhạc, viết nhạc về hòa bình”. Bà Nan-xi đề nghị: “Vậy chúng ta cùng viết chung một bản nhạc về hòa bình nhé….”
Kết thúc buổi nói chuyện, Đại tướng nói với đoàn một cái có thể hiểu như lời căn dặn cũng được: “Để không thua trong cuộc chiến thì tốt hơn hết là không tổ chức chiến tranh”.
Anh Huân đang say sưa kể chuyện với tôi thì có tiếng gõ cửa, Đại tá Nguyễn Huyên, Thư ký riêng của Đại tướng chỉnh tề trong bộ quân phục, tay ôm bó hoa tươi thắm, miệng nói:
- Sáng nay anh em ta lên chúc sức khỏe Đại tướng, mời nhà báo đi luôn.
Thật quá đột ngột, thật không thể diễn tả hết được niềm vui của tôi đến mức nào khi được gặp Đại tướng vào đúng ngày mà 65 năm trước Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời.
Căn phòng Đại tướng nghỉ tĩnh dưỡng rộng chừng hơn 30m2 màu trắng dịu vừa mở ra, chúng tôi đã nhìn thấy Đại tướng tóc bạc trắng như cước, đang hiền từ nhìn chúng tôi, miệng cười đôn hậu.
Đại tá Nguyễn Huyên thay mặt anh em, tiến lại gần kính tặng Đại tướng bó hoa rất đẹp. Anh Huyên chúc Đại tướng mạnh khỏe, sống lâu muôn tuổi, và ân cần nâng bàn tay Đại tướng lên hỏi:
- Đêm hôm qua anh có ngủ được không?
Đại tá, bác sỹ Nguyễn Văn Nhựa nhanh nhảu đỡ lời Đại tướng:
- Mấy ngày nay sức khỏe của Đại tướng tốt lên nhiều. Đêm hôm qua giấc ngủ của Đại tướng cũng sâu hơn...
Theo hướng dẫn của anh Huyên, chúng tôi lần lượt đến bắt tay Đại tướng. Dường như ai cũng muốn được gần Đại tướng lâu hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý