Mừng sinh nhật lần thứ 100 Đại tướng Võ Nguyên Giáp

03:05 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Tám, 2010
Ngày 25/8/2010, là sinh nhật lần thứ100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Người mà Bác Hồ thường gọi là “ChúVăn” và được toàn quân tôn xưng là “Người anh cả của quân đội”).

Người xưa bảo: “Người thọ bảy mươixưa nay hiếm”. Vì thế, niềm vui của gia đình và đồng bào, đồng chí khiđược mừng sinh nhật lần thứ 100 của vị Đại tướng - từng trải hai cuộcchiến lớn và 35 năm tái thiết đất nước - càng nhân lên gấp bội.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hạnh phúc lớn là người sống lâu nhất trongnhững người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và quân đội Việt Nam kể từ thờikỳ tiền khởi nghĩa năm 1945 đến nay. Và hạnh phúc lớn nhất của ông làđược sự tin yêu và ngưỡng mộ của toàn quân và toàn dân, sự kính trọngcủa các vị lãnh đạo, nguyên thủ nhiều quốc gia và bạn bè quốc tế.

Với đông đảo nhân dân, ông được mệnh danh là “Đại tướng của nhân dân”,“Đại tướng trong lòng dân”, vì cả cuộc đời mình, cho đến khi được đónsinh nhật lần thứ 100, ông luôn vì nước, vì dân, theo đúng lời dạy củaHồ Chủ tịch “dĩ công vi thượng” (đặt việc công lên hàng đầu).

Trong cuộc đời dày cống hiến đó, ngoài lĩnh vực quân sự, Đại tướng VõNguyên Giáp còn dành nhiều tâm sức cho nền khoa học nước nhà, đặc biệttrong thời gian 15 năm từ 1976 đến 1991 - trong cương vị là Phó thủtướng phụ trách khoa học - giáo dục.



Chuẩn bị kỷ niệm nghìn năm Thăng Long cần quan tâm hơn nữa việc bảo tồn và phát huy di sản lịch sử - văn hóa.

Chỉcòn ba năm nữa, Thủ đô Hà Nội và cả nước sẽ kỷ niệm trọng thể Nghìn nămThăng Long. Trong số các thủ đô của gần 200 nước trên thế giới, khôngcó mấy nước mà thủ đô hiện nay lại có bề dày lịch sử văn hoá đến nghìnnăm như thế. Đấy là chưa nói đến thời tiền Thăng Long, trước khi Vua LýThái Tổ định đô Thăng Long năm 1010, vùng đất Hà Nội đã từng có kinh đôcủa vương quốc Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ 3 – 2 trước Côngnguyên), kinh thành Vạn Xuân của Nhà nước độc lập thời Lý Nam Đế (thếkỷ 6).

Theo tư liệu gia đình cung cấp, bài viết dưới đây đã được đăng trênbáo Nhân Dân, số 18817, ra ngày 20/02/2007. Nhiều thông tin trong bàiviết đã mất tính thời sự, không còn phù hợp trong hoàn cảnh hiện tạinhưng để đảm bảo tính nguyên gốc của tư liệu, chúng tôi vẫn giữ lại.Bee xin giới thiệu bài viết để độc giả có thêm tư liệu về
Đại tướng VõNguyên Giáp, nhân sắp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Từ thế kỷ 11 Thăng Long liên tục giữ vai trò kinh đô của nước Đại Việtdưới các Vương triều Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng. Thời Tây Sơnvà triều Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân – Huế, nhưng Hà Nội vẫn cóHành cung của Nhà Nguyễn và vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hoá lớncủa cả nước. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Hà Nội lạitrở về vai trò Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của đấtnước. Chính đặc điểm đó đã tạo nên bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc củaThăng Long – Hà Nội, tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất kinh kỳ, kếttinh những giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc. Trong thời đại Hồ ChíMinh, những truyền thống quý giá đó đã được phát huy cao độ trong Cáchmạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, giànhlại độc lập, thống nhất Tổ quốc.

Vì vậy, lễ kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi là một sự kiện trọng đại củanhân dân Thủ đô Hà Nội và nhân dân cả nước. Hà Nội cần chuẩn bị thậtchu đáo cho lễ kỷ niệm này.

Tôi được biết Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia kỷ niệm Nghìn nămThăng Long và Thành uỷ, UBND Hà Nội đã đề ra nhiều chương trình, kếhoạch khá toàn diện chuẩn bị tiến tới lễ kỷ niệm trọng đại vào năm2010. Sau đây tôi chỉ phát biểu một vài ý kiến về mặt bảo tồn và pháthuy các giá trị lịch sử – văn hoá của Thăng Long – Hà Nội.

Có thể nói Hà Nội chứa đựng một di sản văn hoá vô cùng phong phú và đadạng, bao gồm di sản văn hoá vật thể như các thành luỹ, đình đền, chùamiếu trên mặt dất, di tích khảo cổ học trong lòng đất và di sản văn hoáphi vật thể gắn liền với các nghề thủ công cổ truyền, với lối sống vàcách ứng xử, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội, văn hoá dân gian, các truyềnthống, phong cách con người Hà Nội … Di sản này đã bước đầu được sưutầm và nghiên cứu. Lãnh đạo thành phố cũng đã có kế hoạch bảo tồn, tôntạo các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, đã phát động phong tràoxây dựng con người Hà Nội thanh lịch… Theo tôi, các giá trị văn hoá giữmột vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng Thủ đô vì các giá trị đógắn liền với con người là động lực nội tại của sự phát triển bền vững,là nền tảng tạo nên bản sắc Hà Nội. Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội đangđược mở rộng, đang đi vào quá trình CNH, HĐH nhưng luôn luôn phải giữđược bản sắc của Hà Nội, phải phát triển trong sự hài hoà giữa hiện đạivà truyền thống. Vì vậy, trong các chương trình và các hoạt động chuẩnbị kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long, cùng với những kế hoạch phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội, mở mang giao thông, nâng cao đời sống củanhân dân, tôi mong lãnh đạo thành phố quan tâm nhiều hơn việc bảo tồndi sản văn hoá, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử – văn hoá.

Tôi thực sự lo lắng khi biết di tích cố đô Cổ Loa đang bị xuống cấp vàxâm hại. Tôi càng lo lắng hơn nữa khi thấy khu di tích Hoàng ThànhThăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã phát lộ từ năm 2003 mà cho đến nay vẫnchưa có chủ trương bảo tồn toàn bộ, để cho di tích đang bị xuống cấpdần vì sự thay đổi môi trường tồn tại.

Tôi đã trực tiếp đến thăm khu di tích này và cùng trao đổi ý kiến vớicác nhà khảo cổ học và sử học. Khu di tích với diện tích khai quật19.000 km2 và lớp lớp địa tầng văn hoá, các di tích, di vật vô cùngphong phú, đa dạng phản chiếu lịch sử từ thời Đại La cho đến thời ThăngLong kéo dài liên tục từ đời Lý, Trần đến Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng rồithời Hà Nội đời Nguyễn. Tôi tán đồng sự đánh giá của các nhà khoa họctrong nước và quốc tế, coi đây là một di sản văn hoá vô giá của dân tộchội đủ tiêu chí của một Di sản văn hoá thế giới.

Từ các nền móng kiến trúc cung đình, các giếng nước cổ, các cống thoátnước … cho đến các đồ gốm sứ tinh xảo, các đồ đất nung trang trí hìnhrồng, phượng, uyên ương, hoa lá … cho thấy hình ảnh cụ thể của một khuvực Cấm thành xưa cùng những thành tựu lao động sáng tạo của những nghềthủ công cổ truyền, trình độ kiến trúc và tổ chức xây dựng tài giỏi củatổ tiên. Những di vật gốm sứ và tiền đồng có nguồn gốc từ Trung Hoa,Nhật Bản, Tây Á, chứng tỏ quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá rộng rãigiữa kinh thành nước ta với thế giới bên ngoài. Tôi luôn luôn hình dungtrong đầu óc khu di tích như ngôi mộ Tổ, mộ Tổ không phải của một dònghọ, một vương triều, một thời đại mà mộ Tổ của Nghìn năm Thăng Long –Hà Nội, kết tinh lịch sử – văn hoá của cả dân tộc.

Mà thật là may mắn, khu di tích lại dược phát lộ khi Hà Nội và cả nướcđang hướng tới lễ kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long. Đã tìm thấy mộ Tổ thìdĩ nhiên con cháu phải lo gìn giữ, tu bổ, tức là phải bảo tồn lâu dàitoàn bộ di tích, kể cả phần đã phát lộ và phần còn lưu giữ trong lòngđất mà chưa bị các kiến trúc hiện đại phá huỷ, ít nhất là trong phạm viCấm Thành tức trung tâm của Hoàng thành xưa. Khu di tích khảo cổ học đócùng với các di tích trên mặt đất như nền điện Kính Thiên, Đoan Môn củathành Thăng Long; Cửa Bắc, Cột Cờ của thành Hà Nội và các di tích cáchmạng, kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh như Hội trường Ba Đình, trụ sởcủa Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân thời kháng chiến chống Mỹ … cầnquy hoạch thành một khu di tích lịch sử – văn hoá mà có người đề nghịgọi là Công viên lịch sử – văn hoá Thăng Long – Hà Nội. Tôi rất vuimừng được biết ông Tổng Giám đốc UNESCO và nhiều chuyên gia quốc tếđánh giá cao giá trị của khu di tích, cho rằng khu di tích Hoàng thànhThăng Long có đủ tiêu chí được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Tôi cũng biết bảo tồn một khu di tích như vậy, nhất là di tích khảo cổhọc không phải dễ dàng, đòi hỏi phải có kinh phí, có chuyên gia, kinhnghiệm … Nhưng trên cơ sở chủ trương bảo tồn toàn bộ và lâu dài, chúngta tranh thủ sự tư vấn và hỗ trợ của UNESCO và các chuyên gia quốc tếđể lập quy hoạch toàn bộ và kế hoạch triển khai từng bước tuỳ theo khảnăng của chúng ta, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp quốc tế.

Tôi rất lấy làm tiếc là từ khi phát lộ năm 2003 cho đến nay, khu ditích chỉ mới được lợp mái che để bảo vệ tạm thời và quan hơn bốn nămđang bị xuống cấp dần. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng của di tích. Một số chuyên gia quốc tế đã bày tỏ sự lo lắngvà cảnh báo chúng ta về nguy cơ này.

(...)

Tôi tha thiết đề nghị lãnh đạo Trung ương và Hà Nội trong quy hoạchcũng như trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hộicủa Thủ đô, cần coi trọng hơn nữa việc bảo tồn và phát huy các giá trịlịch sử, văn hoá mà mục tiêu gần nhất là hướng tới kỷ niệm Thăng Longnghìn tuổi.

Lễ kỷ niệm trọng thể đó cần được cử hành giữa một Hà Nội đàng hoàng, tođẹp, văn minh hiện đại mà ở đó, niềm tự hào về truyền thống văn hiến,anh hùng của Thủ đô không chỉ được miêu tả trên các trang sử mà còn cầnđược hiện diện cùng chúng ta và các thế hệ mai sau với những di tíchlịch sử văn hoá và cả di sản văn hoá nói chung được bảo tồn, tôn tạo vàphát huy mạnh mẽ, biểu thị sức sống và bản sắc của Thủ đô, chung đúcnhững giá trị văn hoá hàng nghìn năm của cả dân tộc.




"Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà"

Ngày 6/9/2007, một số tờ báo nhậnđược bài viết của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tiêu đề "Đổi mới có tínhcách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà". Trong bài viết hơn4.000 từ này, có nhiều vấn đề đã từng đặt ra từ trước tới nay; đồngthời nêu 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm "triển khai có kết quả côngcuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo.


Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệvà năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc ViệtNam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tếthắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội vàsự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đãcó một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sởvật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trìnhđộ dân trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vàocông cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồntại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáodục đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầygiáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý.

Chất lượng giáo dục và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nộidung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cáchdạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợphọc với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất vàđời sống. Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khảnăng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nướctrong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử,bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động“hai không”, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáodục và đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiệnở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng vàsử dụng nhân tài.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xahơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (1). Thực trạngnày đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết vàchủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua,chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyểnbiến rất chậm. Cho đến nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chítrái ngược nhau chưa được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phươngsách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thốnggiáo dục và đào tạo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinhtế, văn hóa và xã hội.

Nhìn lại tình hình đất nước, trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lốiđổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịchsử. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạngkém phát triển (2).

Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thìnhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đạicách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức.Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta vớicác nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, cóxu hướng ngày càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là dochất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất cậpcủa nguồn nhân lực (3).

Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quátrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đã trở thànhthành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộcđua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đua tranh về trí tuệ củacác quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cấp và tụt hậu của giáo dụcvà đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vữngcủa đất nước.

Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóngchưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trước những thách thức và yêucầu của thời đại mới - thời đại của sự phát triển dựa chủ yếu vào nguồnlực thông tin và tri thức với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhậpcủa mọi quốc gia, các nước trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thựchiện những thay đổi có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo.

Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách giáodục đã diễn ra trên thế giới, trước tiên là ở các nước công nghiệp pháttriển. Nước Mỹ đã đề ra chương trình cải cách giáo dục 10 điểm để chuẩnbị hành trang cho người Mỹ tiến vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷXXI, gần đây lại đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho kỷnguyên thông tin. Liên minh châu Âu gồm 29 nước đã thống nhất đổi mớihệ thống giáo dục, coi việc xây dựng không gian giáo dục và đại họcchâu Âu, không gian nghiên cứu châu Âu, không gian tri thức châu Âu lànền tảng cho sự tăng trưởng mới nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tếtri thức hiệu quả nhất trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa trongthế kỷ XXI…

Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở cuốiThế kỷ XX là chuyển hệ thống giáo dục và đào tạo cũ được xây dựng đểđáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một hệ thốnggiáo dục và đào tạo mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyên thôngtin và tri thức.

Ngay từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụcột của cải cách giáo dục đã đặc biệt nhấn mạnh: Thời đại mới đòi hỏicon người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹnăng mới của chính thời đại mình. Nói cụ thể hơn, con người mới đó phảicó khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìntoàn thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thíchứng với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bấtngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp táctrong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn cầu hóa.

Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người,tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học,biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền giáo dụcmở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thếgiới.

Nền giáo dục mới là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi côngnghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức vàtriển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linhhoạt nhằm nâng cao nền tảng văn hóa và tinh thần chung của xã hội, mởra những khả năng mới hỗ trợ cho quá trình học tập liên tục, học tậpsuốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ xa và đặc biệt là tự học củamọi người. Học trực tuyến và tương tác qua mạng Internet sẽ trở thànhmột hiện tượng toàn cầu…

Chúng ta cần nghiên cứu những quan điểm và bài học kinh nghiệm của cácnước về cải cách giáo dục và đào tạo để có thể vận dụng thích hợp vàohoàn cnh cụ thể của nước ta.

Mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinhtế tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế,sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới trong thế kỷ XXI mà Đạihội X của Đảng đã nêu ra, cũng cần được hiểu với một tầm nhìn mới, nhậnthức mới, bởi vì trong thế kỷ XXI, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt đượcnếu ta xây dựng được nước ta trở thành một nước độc lập, có năng lựcsáng tạo mạnh mẽ, góp phần tạo nên những thành tựu và cống hiến đặcsắc, độc đáo vào sự phát triển chung của một thế giới của nền kinh tếtri thức và xã hội tri thức toàn cầu hóa.

Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội đó phải là một nềngiáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người học, có trách nhiệmtạo điều kiện và môi trường cho mọi cá nhân người học được trang bị mộtnền học vấn vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại về trithức, khoa học và công nghệ,…

Mỗi con người mà nền giáo dục đó đào tạo phải có: 1. những hiểu biết vàcảm thụ sâu sắc đối với những tinh hoa của truyền thống văn hóa dântộc; 2. những kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại; 3. năng lực tưduy độc lập trên cơ sở kết hợp tư duy khoa học với phương pháp tư duyhệ thống, tư duy phức hợp, để có khả năng sống và hoạt động một cáchlinh hoạt, sáng tạo trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định vàđổi thay, đan xen những thách thức và cơ hội…

Trong lúc ấy, nền giáo dục của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên mô hìnhcũ. Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững,tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cầntiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cáchmạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Để thực hiện chủ trương này, cần tập hợp một số chuyên gia hàng đầu vềgiáo dục, khoa học và quản lý để giúp Đảng và Nhà nước nghiên cứu, kiểmđiểm, đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo một cách khách quan khoahọc với tinh thần nhìn thẳng và sự thật, làm rõ những kết quả đạt được,vạch rõ những yếu kém, bất cập, đặc biệt làm rõ những nguyên nhân vìsao mấy năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng tìm cách chấn chỉnh nhưngtình trạng yếu kém, bất cấp trong giáo dục vẫn tồn tại, chậm chuyểnbiến, để đi đến một nhận thức mới, một quyết tâm mới, một chương trìnhhành động mới làm chuyển biến căn bản nền giáo dục và đào tạo của nướcnhà.

Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đàotạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương phápgiáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chínhsách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyềnthống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại, đápứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tìnhhình mới.

Ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đốivới công cuộc đổi mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủtrương, chính sách về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghịquyết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xácđịnh một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nayđến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dụcvà đào tạo.

Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, cần thực hiện ngay một số vấn đề cơ bản và cấp bách:

Trước hết, cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia chongang tầm với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụtư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch địnhchính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô.Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết,những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thếgiới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả nhữngngười đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làmviệc. Chủ tịch Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụtrách. Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ,tôn trọng những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luậnvà đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dụcvà sách giáo khoa. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ổn định chương trìnhlàm cơ sở để sớm biên soạn xong sách giáo khoa chuẩn mực cho mọi bậchọc, mọi ngành học trong một vài năm. Thay đổi cách tổ chức biên soạnchương trình, sách giáo khoa, thực hiện dân chủ, công khai, tránh độcquyền, có hội đồng thẩm định nghiêm túc, tránh sửa đi sửa lại, biênsoạn kéo dài và thay đổi sách triền miên. Một số nhà khoa học nêu ýkiến có thể giải quyết vấn đề chương trình và sách giáo khoa chuẩn chocả phổ thông và đại học trong một năm với kinh phí 100 tỷ đồng. Những ýkiến như vậy nên được trao đổi, bàn bạc.

Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý.Sớm chấm dứt tình trạng “vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ”. Cấp đạihọc trước hết phải nâng cao chất lượng về mọi mặt, phấn đấu đến năm2020 có một số trường đại học trọng điểm đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ mởthêm trường đại học khi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Sớm khắcphục tình trạng đào tạo trên đại học tràn lan, không bảo đảm chấtlượng. Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và thực hiện tốt việcphân luồng ở cấp phổ thông. Phát triển mạnh hệ thống các trường dạynghề để đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực có kỹ năng chuyên môn cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu trong một thời gian ngắn nhất có thểđược, làm cho bằng cấp của nước ta, lao động kỹ thuật do ta đào tạo rađược thị trường quốc tế thừa nhận.

Hết sức coi trọng phương châm gắn học với hành. Trường đại học gắn vớiviện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế lớn. Trường dạy nghề gắn với cáccơ sở sản xuất. Trường phổ thông phải tổ chức hướng nghiệp, gắn với đờisống kinh tế xã hội ở địa phương.

Tiếp tục chống gian lận trong thi cử, chạy theo thành tích giả. Sớm chấm dứt mọi hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục.

Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhântài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cánbộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đạihọc, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chấtlượng cấp đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổthông và dạy nghề.

Đào tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề quyết định đểđổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Coi trọng việc lựa chọnđúng cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chức bộ trưởng, hiệu trưởng cáctrường đại học lớn và giám đốc các sở giáo dục. Những cán bộ ấy phải lànhững người có tâm và có tầm, có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ,năng động, sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy tín, có cách làmviệc tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi,hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân đối vềcơ cấu, trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng nhữngcán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe,có năng lực chuyên môn và có tâm huyết.

Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi trường thuậnlợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp củacác trường đại học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nướcngoài, đặc biệt là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham giagiảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và viện nghiên cứu củaViệt Nam.

Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý vàsử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầutư phải tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lựccho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư chogiáo dục và đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăngđáng kể.

Tuy nhiên, cần thấy rõ là mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo tính theođầu người của nước ta còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực vàtrên thế giới (4), vì vậy, cần tính toán các mặt để có một mức tăngđáng kể từ nay đến năm 2020 nhằm tạo nên một sự chuyển biến căn bản vềchất lượng và quy mô giáo dục và đào tạo. Đầu tư từ ngân sách nhà nướccó vai trò quan trọng, nhưng chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầungày càng tăng, bởi vậy, một nguồn lực quan trọng là cần xác định tráchnhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổchức kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Đồng thời,đặc biệt quan tâm việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn đầu tư chogiáo dục và đào tạo một cách đúng hướng, hợp lý và hiệu quả, tránh gâythất thoát, lãng phí.

Dành tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc nâng cấp, từng bước hiện đại hóakết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt lànguồn thông tin tư liệu, các trung tâm thử nghiệm, các cơ sở dạy nghềvà sản xuất thử, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học.

Cuối năm 2000, Trung ương đã có chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay,việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đào tạovẫn còn hạn chế, còn kém so với các nước trong khu vực. Để tạo được sựchuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, cần có chủ trương và chínhsách cụ thể tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh, sinh viên đượcdễ dàng sử dụng máy tính và Internet trong giảng dạy, nghiên cứu và họctập. Đồng thời, cần nghiên cứu thực hiện chủ trương phổ cập tiếng Anhđể nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính và Internet trong giáo dục và đàotạo, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động quản lý và kinhdoanh (5).

Sáu, nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dânchủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hếtphải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồidưỡng con người. Bác Hồ mong muốn “ai cũng được học hành”. Vì vậy, xuhướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đãbỏ học phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học.

Đất nước Cuba còn nhiều khó khăn vẫn kiên trì thực hiện học tập và chữabệnh miễn phí. Vì vậy, không lý gì ta lại chủ trương tăng học phí trànlan (6). Phải kiên quyết thực hiện không thu học phí đối với giáo dụcphổ cập theo đúng tinh thần của Hiến pháp.

Mặt khác, cần nghiên cứu kỹ chế độ học phí theo hướng không tăng màgiảm dần, tiến tới bỏ học phí ở cấp phổ thông rồi tiến đến bỏ học phí ởcấp đại học. Ở cấp mẫu giáo, mầm non, không nên hình thành một loạitrường cho các cháu con nhà giàu và một loại trường cho các cháu connhà nghèo.

Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, họctốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xuhướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh đểthu lợi nhuận dưới danh nghĩa “xã hội hóa giáo dục”, không đúng vớitinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nềngiáo dục của nhân dân, vì nhân dân.

*************

Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền GD-ĐT là mộtđiều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên conđường hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốcgia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa.

Chú thích:

(1)Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006: Giáo dục ViệtNam đang bị tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, chỉ có 2% dânsố được học trong thời gian trên 13 năm. Việt Nam xếp hàng chót trongkhu vực châu Á nếu xét trong độ tuổi từ 20 đến 24 chỉ có 10% học lêntới đại học (so với Trung Quốc 15%, Thái Lan 41%, Hàn Quốc 89%). Tỷ lệ167 sinh viên/1 vạn dân là rất thấp so với khu vực và các nước pháttriển.

(2)Một nước được coi là “kém phát triển” nếu GDP/người dưới 750USD/năm (theo Liên hiệp quốc) và dưới 1.000 USD/năm (theo phân loại vàxếp hạng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD); GDP/ngườicủa Việt Nam hiện nay khoảng trên dưới 600 USD/năm.

(3)Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), (năm 2005), chất lượng nguồnnhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát.

Báo cáo về phát triển con người của Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá:Việt Nam tụt hậu so với Trung Quốc 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm, Nhật Bản 40 năm.

Nếu tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay (GDP tăng 8% - 8,6% mỗi nămvà GDP/người cứ 10 năm tăng gấp đôi) thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn đisau Thái Lan 15 năm và GDP/người vẫn thấp hơn nhiều nước trong ASEAN.

(4)Hiện nay, mức đầu tư cho GD-ĐT tính theo đầu người của Việt Nam chỉbằng 1/8 của Thái Lan và chỉ bằng 1/20 mức trung bình của các nước pháttriển.

(5)Hiện nay, khoảng 90% nguồn thông tin, tri thức khoa học và công nghệ trên internet được viết bằng tiếng Anh.

(6)Hiện nay, tỷ lệ đóng góp giữa nhân dân và nhà nước ở ta là 50/50,trong khi tỷ lệ đóng góp cao nhất của người dân trên thế giới khoảng20% (Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%).


Đối với những vấn đề hệ trọng về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng... đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hết sức quan tâm và bày tỏ thái độ của mình đối với các quyết định của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Ví dụ như với việc phát triển bền vững Tây Nguyên, khai thác đúng đắn bauxite trong khu vực, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp gửi 03 thư, điện:

  • Ngày 05/01/2009 gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc Đánh giá lại Quy hoạch khai thác bô-xít trên Tây Nguyên đến năm 2025
  • Ngày 09/04/2009 đánh điện gửi các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học “Vai trò của công nghiệp khai thác bauxite - sản xuất alumina - nhôm đối với phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa khu vực” do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, Bộ Công thương phối hợp với Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức.
  • Ngày 20/05/2009 gửi thư cho Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ trình bày các kiến nghị và đề xuất, góp ý tránh ra quyết định sai lầm, gây tai họa lớn cho đất nước.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    25/08/2009Bùi Duy Tâm (California)Bốn tập Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một pho lịch sử chiến tranh rất hấp dẫn và rất thuyết phục với nhiều tài liệu đối chiếu của hai bên. Mọi chiến dịch đều được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng về địa dư, nhân văn, hậu cần, tâm lý, tinh thần của địch và ta. Đọc Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng say mê như đọc Tam quốc. Cũng như Khổng Minh, Võ Nguyên Giáp rất thận trọng việc bày binh bố trận, đồng thời chăm sóc đến cả việc ăn ở của binh sĩ.
  • Võ Nguyên Giáp (1911 - )

    11/07/2009Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã chỉ huy quân đội thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Ông được xem như một người có tài dẫn dắt một quân đội nhỏ đánh bại một cường quốc.