Việc học & việc đời

Giáo sư Đại học Paris - Pháp
10:05 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Chín, 2016

Dĩ nhiên, cần có học để có thể vào đời đó là một sự hiển nhiên, như tôi có dịp nhắc đi nhắc lại nhiều lần (thí dụ như trong bài báo "Góp ý kiến về việc học", tôi viết chung với GS Phan Đình Diệu và đăng trên báo Nhân Dân (ngày 27/12/1987), trong đó có đề cập đến mục tiêu của việc học như sau:

Mục tiêu thứ nhất là tạo lập một cơ sở tri thức văn hoá cho con người và xã hội:
- "Học" là một đòi hỏi của xã hội, bởi vì một xã hội tiến bộ chỉ có thể là tập hợp của những con người có trình độ hiểu biết cao.
- "Học " là một nhu cầu tri thức của mỗi cá nhân: nhu cầu đó cần được đáp ứng vì nó dựa trên quyền hiểu biết của mỗi người.

Mục tiêu thứ nhì là việc đào tạo chuyên môn nghề nghiệp:
- Đào tạo chuyên môn nghề nghiệp nghiệp đế đáp ứng cho các khu vực sản xuất, kinh tế, hành chính và cho các hoạt động xã hội khác của đất nước.
- Cho mỗi cá nhân một (hay những) chuyên môn nghề nghiệp đề thực hiện vai trò của mình trong chỗ đứng của mình trong xã hội. Hai mục tiêu đó tạm gọi tắt là mục tiêu "kiến thức " và mục tiêu "nghề nghiệp " quan hệ với nhau, những phải được phân biệt, và không nên xem là đồng nhất.

Nhưng ngược lại, việc đời cũng gắn liền với việc học.

Theo sách "Liệt nữ truyện", Mạnh Tử - (tên tục là Mạnh Khả, nhà triết học Nho giáo Trung Quốc, có nguồn ghi là sống vào khoảng 372-289 trước Công Nguyên, sớm mồ côi cha, do mẹ nuôi dạy) - thuở nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa, thấy người ta đào, chôn lăn khóc, về nhà cũng bắt chước đào chôn, lăn khóc. Bà mẹ thấy thế nói: " Chỗ này không phải là chỗ con ta ở được , Rồi dọn nhà ra gần chợ. Mạnh Tử ở gần chợ, thấy người ta buôn bán giả dối, lừa đảo, về nhà cũng bắt chước chơi đùa giả buôn bán lừa đảo. Bà mẹ thấy thế, lại nói: "Chỗ này không phải chỗ con ta ở được ". Bà lại dọn nhà đến ở cạnh trường học. Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, đọc sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, đọc sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Tất nhiên, chuyện "nhà ở gần... " chỉ mang tính ngụ ngôn cũng như người xưa thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

Ngày nay, nhiều bất cập trong Giáo dục Đào tạo đã được phanh phui, một số đang trên đà được sửa, mặc dù kết quả rất mỏng manh; báo chí đã nói đến, chắc chẳng cân nhắc lại. Tôi chỉ thử nêu vài trường hợp cụ thể việc học dính tới việc đời, để làm thí dụ:

Nếu như xã hội mà dung túng việc "có bằng cấp mà không có trình độ tương xứng", thì đương nhiên mục tiêu của việc học sẽ bị lái đi (dù cho được bưng bít bằng những mỹ từ): người ta sẽ tìm cách có bằng cấp bằng bất cứ giá nào, để chiếm được một địa vị xã hội, ăn trên ngồi trốc, mà chẳng cần có khả năng thực sự. Khi người có quyền chức vì có bằng cấp bằng những biện pháp bất chính, thì dẹp loạn bên dưới sao nổi trong khi loạn to bên trên? Lại thêm, không thiếu những trường hợp tôn vinh những người giả mạo bằng cấp, hay tiếm xưng, đôi khi thô thiển đến mức kỳ dị: Một vài vị "viện sĩ” trong nước quá biết mình không phải là viện sĩ thực mà chỉ vì đã trả tiền ghi tên vào một hội tư trong tên gọi mang chữ academy.

Hoặc như Việt kiều cũ về trong nước , tiếp tục xưng mình là cựu giáo sư đại học ở Pháp, trong khi không có bằng cấp tương xứng để làm ứng viên vào loại chức vụ đó, dù đã là nhà nghiên cứu có cống hiến đáng kể về văn hóa (bằng cấp và sắc lệnh tổng thống Pháp bổ nhiệm giáo sư đại học đều có thể kiểm tra). Thiết tưởng khi người ta đã có danh vọng khoa học thực sự, thì cần gì phải tự phủ cho mình một lớp phấn son giả tạo như vậy. Tôi đã cố thử "giảm khinh,, bằng cách nêu lý do vụ việc này là tại "những kỷ niệm sai" - theo tạp chí Sciencet Vie số 1089 (tháng 6/2008): hiện nay, các khoa học về nhận thức - hiểu biết cho phép ước tính là khoảng 30% cá nhân ghi trong trí nhớ những quan niệm sai" (nguyên văn câu tiếng Pháp là "Aujourd'hui, les sciences cognitives permettent d'estimer que 30% dés individus se remémorent des faux souvenirs") - tôi diễn dịch là "có những người có những ước mơ thuở trẻ không thực hiện được, về già vô tình tự tạo cho mình một quá khứ hoành tráng ảo mà ngỡ là có thật? Dù sao, sự việc ngoài đời mà như vậy thì khó mà đem làm gương, khuyến khích được sự lương thiện trong Giáo lý Đào tạo, trong giới trẻ muốn có Lịch sử đào tạo cao.

Để tồn tại việc lương nhà giáo không đủ sống và nuôi gia đình, trả các phí cao cho con cái, buộc họ phải “giải pháp bên lề, thì lời hô hào yêu nghề", "có lương tâm nghề nghiệp", khó thể có hiệu quả, trong khi ngân quỹ nhà nước (cũng chính tiền của dân) dành cho Giáo dục đào tạo không phải là ít, và trong khi gom đời đầy rẫy những chi tiêu lăng nhăng phí phạm.

Tôi nhớ thuở nhỏ đi học, có bài uẩn lý (trong cuốn "Quốc văn Giáo khoa thị lớp sơ đẳng): "Thấy người hoạn nạn thì thương; thấy người tàn tật lại càng trông nom; thấy người già yếu ốm mòn, thuốc thang cứu giúp cháo cơm đỡ đần… ". Không hết cái luận lý đó, hiện còn giá trị không, trong khi cái triết lý lợi nhuận trên hết" đang được uốn éo diễn tả uy thế đạo đức của nó, và trên cụ thể đang có những người dửng dưng trước những cảnh chênh lệch, giàu nghèo quá đáng (thí dụ như đua nhập hàng ngoại thật sang vào chơi, trong khi hàng loạt học sinh nghèo phải bỏ học hay thiếu ăn...).

Nhà trường là nơi Giáo dục Đào tạo nên con người, nhưng ngược lại, nếu không có đạo đức ngoài đời, thì cũng khó có được đạo đức nơi nhà trường, dù là tiểu, trung hay đại học. Nếu xã hội mà không chấn hưng, thì e rằng Giáo dục Đào tạo khó chấn hưng được một mình, và những triết lý, những văn bản về Giáo dục Đào tạo sẽ chỉ là những "amphigouri" (Amphigouri là một từ tiếng Pháp hình như không có tương đương trong tiếng Việt; nó được định nghĩa là một bài viết hay diễn văn với nội dung lộn xộn để "không thể hiểu được" vì nó vô nghĩa, đồng thời đôi khi mang tính hài hước lố lăng).

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Cần thay đổi triết lý đánh giá chỉ qua văn bằng!

    30/05/2007Hoạt động kiểm tra, đánh giá gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo, vừa mang tính định lượng lại mang cả tính định tính. Đổi mới việc kiểm tra - đánh giá có thể trị tận gốc căn bệnh “thành tích”; thay đổi triết lý đánh giá trình độ con người chỉ qua văn bằng...