"/>"/>

Vị đại tướng mê âm nhạc và làm thơ

04:46 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Bảy, 2011
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người anh cả thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" và đại thắng mùa xuân năm 1975. Đại tướng có tài văn, võ, trí, dũng song toàn, giàu tình thương với binh sĩ và dồi dào chủ nghĩa nhân văn.

Chuyện kể rằng: Sau chiến thắng biên giới (1950) trên chặng đường từ Đông Khê về Cao Bằng, đêm ấy, lần đầu kể từ ngày đi chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bỗng cảm thấy mệt, đầu óc nặng trĩu. Trước đó, Đại tướng đã từng thức trắng 11 đêm không ngủ (nhiều đêm ngồi trên lưng ngựa) để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch tập trung trí tuệ, mưu lược, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược. Bất chợt, Đại tướng nghe từ một bản nhỏ bên đường vẳng ra tiếng đàn ghi-ta, khiến: "Tôi ngỡ ngàng cứ như lần đầu nghe thấy những âm thanh này. Những âm thanh thật kỳ lạ. Những mệt mỏi tiêu tan, đầu óc trở nên sáng suốt. Nó giống như một lần leo lên sườn dốc đứng ngột ngạt từ Khuôn Chu lên tới đỉnh Tam Đảo, bỗng được tắm mình trong hơi sương mát lạnh và luồng gió lành đầy sinh khí nơi non cao. Cũng từ đó tôi yêu âm nhạc. Hình như Pythagore, một nhà hiền triết Hy Lạp ở thế kỷ V trước Công nguyên đã nói âm nhạc có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, thậm chí tác động tới tất cả những bệnh tật trong cơ thể con người". Thế là Đại tướng cho dừng ngựa, rồi bàn với các chiến sĩ đi theo vào bản tìm nhà dân để nghỉ lại đêm nay, sáng mai dậy sớm đi tiếp và dặn cố tìm bằng được người vừa đánh đàn. May quá, chẳng bao lâu anh em đã tìm được người chiến sĩ trẻ yêu văn nghệ ấy. Anh ôm cây đàn ghi-ta bước vào lán, chào mọi người rồi cất lên tiếng đàn du dương để Đại tướng và các chiến sĩ cùng thưởng thức. Tiếng đàn đã mang lại niềm vui và sự thư giãn thoải mái cho các tướng sĩ sau những ngày chiến đấu căng thẳng, quyết liệt sống mái với quân thù ở các mặt trận Thất Khê, Đông Khê vừa qua.

Có lẽ chính vì niềm say mê âm nhạc ấy mà sau này, dù bận trăm công ngàn việc Đại tướng đã có lúc dành được thời gian để tập chơi đàn piano và thưởng thức những bản nhạc tuyệt vời của thế giới.



Điều đáng chú ý nữa là trong cuộc đời binh nghiệp của mình, đã có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp ứng khẩu làm thơ.

Lần ấy vào khoảng giữa năm 1948, sau khi về làm việc xong với các vị lãnh đạo Liên khu 10, Đại tướng đi thẳng đến huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) để gặp gỡ các cán bộ, chiến sĩ thuộc các ban Tuyên truyền xung phong vừa mới được thành lập để chuẩn bị tiến vào 4 tỉnh Tây Bắc nhằm xây dựng cơ sở lập chỗ đứng chân, mở rộng căn cứ Tây Bắc, mở đường quốc tế sang Lào, chuẩn bị sau này để tiến vào Nam. Nhìn những cán bộ, chiến sĩ trẻ măng đang hăng hái, sẵn sàng lên đường vào vùng địch tạm chiếm, gương mặt rạng rỡ của mọi người ánh lên niềm tin tưởng ở thắng lợi, Đại tướng suy nghĩ rất lung. Gian khổ, hiểm nghèo, bệnh tật, đói rét đang chờ họ. Đại tướng đã nói chuyện, tiếp thêm cho anh em sức mạnh mới, trước khi "qua miền Tây Bắc" giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách đọa đày dưới gót giày xâm lược, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ xây dựng tốt cơ sở quần chúng, cắm bằng được lá cờ đỏ sao vàng trên đất Điện Biên Phủ.

Chính trong không khí của buổi chia tay, lưu luyến tiễn đưa anh em lên đường vào nơi xa xôi, nguy hiểm ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động làm mấy câu thơ sau đây tặng các chiến sĩ:

Sông Đà, sông Mã uốn dòng
Ghềnh rêu, thác bạc ghi công anh hào
Con vàn(*)tung cánh bay cao
Ngọn cờ chỉ hướng, ngôi sao dẫn đường

Tâm hồn một vị tướng tài ba thật quả là dạt dào, phong phú...



(*)
Tên loài chim như con vạc.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thời sinh viên sôi nổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    05/10/2013Đoan TrangNăm 2011 này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Đã có quá nhiều sách báo cả trong và ngoài nước viết về ông – nhà quân sự tài ba, người xây dựng và dẫn dắt quan đội Việt Nam, vị tướng huyền thoại của Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng danh tòan cầu… Nhưng không hẳn ai cũng biết tường tận về tuổi trẻ, về thời học sinh – sinh viên của tướng Giáp. Và đó cũng là những “bí ẩn” hấp dẫn mà rất nhiều người muốn tìm hiểu...
  • Người trí thức - Võ Nguyên Giáp

    05/10/2013Lê Tùng - Phương NguyễnVà trong những năm tháng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn như ngọn hải đăng của những người trí thức trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Ông đã sống trọn cuộc đời bằng nhân cách của một người trí thức biết gánh vác vận mệnh của đất nước trong cả thời chiến lẫn thời bình.
  • Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm

    10/12/2010Tường VyNhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào tuổi 100, Nhà xuất bản Trẻ vừa chính thức ra mắt bạn đọc cả nước cuốn sách mới nhất về Đại tướng với nhan đề “Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm” của tác giả Trần Thái Bình...
  • Mừng sinh nhật lần thứ 100 Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    18/08/2010Người xưa bảo: “Người thọ bảy mươixưa nay hiếm”. Vì thế, niềm vui của gia đình và đồng bào, đồng chí khi
    được mừng sinh nhật lần thứ 100 của vị Đại tướng - từng trải hai cuộc
    chiến lớn và 35 năm tái thiết đất nước - càng nhân lên gấp bội...
  • Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự

    15/07/2010Hồ Ngọc SơnNăm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt, trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống...
  • Đọc hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    25/08/2009Bùi Duy Tâm (California)Bốn tập Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một pho lịch sử chiến tranh rất hấp dẫn và rất thuyết phục với nhiều tài liệu đối chiếu của hai bên. Mọi chiến dịch đều được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng về địa dư, nhân văn, hậu cần, tâm lý, tinh thần của địch và ta. Đọc Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng say mê như đọc Tam quốc. Cũng như Khổng Minh, Võ Nguyên Giáp rất thận trọng việc bày binh bố trận, đồng thời chăm sóc đến cả việc ăn ở của binh sĩ.
  • xem toàn bộ