Về Trưng Cầu Dân Ý

08:52 SA @ Thứ Bảy - 14 Tháng Ba, 2015

Đây là quyền gốc của một Nhà nước dân chủ trực tiếp được Hiến định, để đảm bảo ý chí và nguyện vọng của toàn dân thuộc mọi giới trong xã hội là cao nhất. Vì vậy, quyền đó được thực hiện từ Nhân dân, không bị gây khó khăn từ các nhóm lợi ích hay ngăn trở bởi các thực thể quyền lực khác. Tuy nhiên phải được luật hóa, tổ chức đúng chặt chẽ, khách quan, chính xác...

Khi quyền đó lại được ‘định hướng’ bởi nhu cầu chính trị của một phe nhóm, một thế lực quyền chức nào, một đảng phái, hoặc được diễn màn ‘quân xanh/ quân đỏ’ giữa họ như là ‘mượn dân’ cho mưu đồ riêng mình…. thì rốt cuộc ‘ Trưng Cầu Dân Ý’ mang ý nghĩa giả hiệu, nhân dân lại chỉ là lực lượng bị lợi dụng, cùng với đó là một khoản chi phí lớn từ chính thuế thu của nhân dân phục vụ cho mưu cầu lợi ích không hẳn thuộc về nhân dân. Hoặc là tiến hành trưng câu dân ý mà lại được khơi lên bởi đánh giá, nhận định các vấn đề quốc kế dân sinh một cách cảm tính thì cũng là lạm dụng và gây lãng phí lớn cho xã hội.

Trên Thế giới gần đây, những ‘cuộc cách mạng Màu’ , rồi loạn xã hội đã từng ở một số nước, hoặc xảy ra những khủng hoảng quốc gia không đáng có ( như Ukraina ) ….không hề do ‘Trưng Cầu Dân Ý’ gây ra mà ngược lại : ở nơi đó người dân bị tước đoạt dân chủ, các chính khách xấu xa ích kỉ, các lực lượng chính trị cực đoan, các nhóm lợi ích thao túng….Nơi đó vì nhiều lý do không diễn ra được ‘Trưng Cầu Dân Ý’ một cách hợp hiến, công bằng, trật tự… Nước Nga với khoảng 150 triệu dân có máu tự tôn ‘đại Nga’ , tín nhiệm ông Putin ( gấu Nga ) khá cao nhưng cũng tự gây thêm khó cho mình cũng bởi không sử dụng ‘Trưng Cầu Dân Ý’ với những quyết định rất lớn như ‘sáp nhập C’rưm ), mà ủy phó, trao cả vào tay một nguyên thủ ( cho dù rất bản lĩnh và có tinh thần tuyệt đỉnh đi chăng nữa ) . Một biến dị về ‘Trưng Cầu Dân Ý’ ở C’rưm cũng như là ở miền đông Ukraina….chỉ với một bộ phận dân cư chứ không phải toàn bộ nhân dân, thực tế đó lại dẫn đến chiến tranh ‘huynh đệ tương tàn’.

Các chính khách hàng đầu Trung Quốc cũng tiến thoái lưỡng nan ( cả ở trong nước lẫn quan hệ quốc tế ) khi tự họ quyết định thực thi ‘chiến lược đường lưỡi bò 9 đoạn ở biển Đông’! Giá như vẫn đề lớn đến thế được tiến hành qua ‘Trưng Cầu Dân Ý’ thì họ không vướng víu mắc tóc khi muốn tiến hay cần thoái…

Thật ra các khía cạnh xã hội học, khoa học pháp lý, và cách thức kỹ thuật thực hiện đã được nghiên cứu cả…đề có thể tham khảo rộng rãi từ rất nhiều nước đã từng áp dụng. Vấn đề là giới chính khách trách nhiệm hàng đầu có thực tâm thực hiện điều này không mà thôi ! Nếu có được, thì vừa là nhận thức chính trị sáng ngời, vừa là ý chí chính trị cào vời !

Những ý kiến như là : - Sợ rằng sẽ có ‘thế lực xấu thù địch’ nào đó lợi dụng – Không khéo chính lãnh đạo lại tự xới tung lên vấn đề để rồi mắc tóc – hay chăng là nên chỉ lực chọn một số bộ phận hoặc vùng địa phương….. đều là di căn của cách nghĩ ‘đứng trên nhân dân’ / nghĩ mình luôn đúng, còn dân thường sai / tâm lý sợ hãi cảm tính / thái độ nửa vời với tiến trình ra Luật Trưng Cầu Dân Ý . Thật ra có thể căn nguyên ở chỗ : sợ Dân khác ý, sợ Dân không bằng mình…nhưng cần phải diễn một màn dân chủ: ít nhất là ta có bàn đến…nhưng từ từ….và đi trong lằn gianh của ta vẽ sẵn…

Còn những ý kiến dựa vào thống kê xã hội học rằng tỉ lệ người thông minh, có ý tưởng tốt, tinh thần khai phóng bao giờ cũng là thiểu số, cho nên khi biểu quyết dân chủ thì lá phiếu của từng người là giá trị ngang nhau. Cho nên nếu Trưng Cầu Dân Ý sẽ là bất cập ?! Nhưng hơn thế, chúng ta còn biết : 1. các tổ chức Vi mô còn tính hiệu quả nhất định khi dựa vào ý chí của một hay số ít người, nhưng nếu quy mô tổ chức lớn hơn thì điều đó chỉ có con đường dẫn đến độc tài ‘ lợi bất cấp hại’, khi đó thiểu số được xem là ‘thông minh’ chính là ‘nút thắt’ phát triển cho tổ chức / 2. ‘Số lớn’ luôn mang trong nó những ‘Lý lớn’ về tiềm năng, sức mạnh, động thái chung của cả một xã hội, nên nếu không được tính đến, không cho cơ hội thể hiện chính danh thì thành lực lượng hoặc bị phân rẽ tự phát, hoặc thằng ‘mặt trận’ chống đối nguy hiểm cho ổn định xã hội / 3. Các Cộng đồng / xã hội / quốc gia khác từ bên ngoài luôn có khuynh hướng tuyên bố ủng hộ một lưc lượng quyền lực nào khi họ được ủng hộ và dẫn dắt được ‘đám đông quần chúng’ của chính họ / 4. Trình độ dân trí nói chung theo thời gian càng ngày càng phát triển, và khi giới đại diện, đứng đầu xã hội có thể tạo được đồng thuận cao từ Trưng Câu Dân Ý thì đương nhiên họ đã rất có khả năng quản trị tốt xã hội, cùng với tính ‘chính danh’ không thể ‘đảo chính’ / 5. Đồng thời với việc Trưng Cầu Dân Ý được thực hiện theo những cách viết dưới đây (…) , khởi nguồn bởi những tầng lớp lãnh đạo thực tinh hoa, có ý thức trách nhiệm cao với quốc gia…thì sẽ loại bỏ những ‘băn khoăn’ kiểu ‘học giả’ nói trên….

Vậy Trưng Cầu Dân Ý nên như thế nào?

- NGUYÊN LÝ:

Trưng Cầu Dân Ý khi vấn đề, chủ đề được trưng cầu hầu hết các tầng lớn nhân dân, các giới trong xã hội đều có quan tâm sâu sắc, có động chạm đến lợi ích cơ bản và lâu dài của họ, có ảnh hưởng lớn đến vận hành tương lai của Quốc gia ! Vì thế Trưng Cầu Dân Ý nhất thiết phải được tiến hành rộng rãi đến toàn bộ những người có quyền đi bỏ phiếu


- NỘI DUNG:

  • Định hướng quốc kế dân sinh về những vấn đề lớn ( ví dụ như nền giáo dục cần phổ cập như thế nào…)
  • Quan điểm cải cách sâu rộng : phải chăng Đất nước nên tiến hành về đường lối cơ bản và dài hạn ( ví dụ có nên xóa bỏ dạng thức các doanh nghiệp Nha nước là trụ cột kinh tế không…)
  • Cách ứng xử Quốc gia trước những cơ hội và thách thức (chẳng hạn có tham gia liên minh chính trị - quân sự - kinh tế quốc tế không )
  • Xác định thể chế Nhà nước nên ra sao (ví dụ có giữ lại chế độ quân chủ hay không…)
  • Trọng tài cao nhất cho quyết định chính trị (ví dụ có phế truất tổng thống không vì lỗi, mà các bên chưa ngã ngũ….)

- TÌNH HUỐNG:

  • Khi cần tạo nên tính chính danh cao nhất
  • Khi cần ổn định sớm và hiệu lực tình hình Đất nước
  • Khi xác lập lựa chọn tương lai cho Quốc gia
  • Khi các lực lượng chính trị và tinh hoa chưa thống nhất
  • Khi các hình thức pháp lý hiện hành chưa cho cách giải quyết tối ưu


- CÁCH THỨC

  • Phải dựa vào các điều tra, đánh giá tin cậy, độc lập về vấn đề lớn của Quốc gia
  • Phải thực sự phát xuất từ nhân dân ( vì thế cần dựa vào quy định có bao nhiêu chữ ký yêu cầu…)
  • Số lượng nghị sĩ đồng thuận, đề xuất và bảo trợ về một chủ đề cần Trưng Cầu Dân Ý
  • Thường vụ Quốc hội phải có nghị quyết và phê chuẩn tiến hành
  • Có giám sát của các tổ chức minh bạch và dân chủ của Thế giới

Những thao tác còn lại như thế nào thì Quốc hội sẽ luật hóa, Hành Pháp sẽ thực thi. Không có chuyện như một ông nghị nói : ‘tuyệt đối không được Trưng Cầu Dân Ý với những điều trái với hiến pháp’ ! Nhân dân là tất cả, phải thực sự là nhà nước pháp quyền. Dù là Ai, đừng lấy cương vị cá nhân mình mà vẽ sẵn lằn gianh ‘điều được / không’ theo cách nghĩ của riêng mình, cho việc thể hiện ý chí của nhân dân. Xưa này kiến tạo, dựng xây đất nước, Quốc gia đề là nhân dân cả ! Hãy nhớ câu ‘Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân’ đã được các học giả Trung Hoa cổ đại nhấn mạnh, đã được các vị tổng thống Mĩ đầu tiên khẳng định và hiện thực cho đến sau này !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý

    23/01/2013TS. Quang ADự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được công bố từ ngày 2.1 để lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này...
  • Dân ý, dân quyền

    19/11/2012Trí Quân“Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được đồng nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia”. Cái “bây giờ” cách đây trên một thế kỷ rưỡi, với cái bây giờ thực tại, vẫn là bài học còn nguyên giá trị ...
  • Trưng cầu dân ý điều kiện cần có

    08/12/2010Lê Xuân MậuGần đây việc trưng cầu ý dân được nêu ra trên nhiều báo chí và được nói đến ở nhiều nơi. Hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng này dù đã được quy định ở các bản Hiến pháp nhưng vẫn còn xa lạ với đời sống chính trị - pháp lý ở nước ta. Đó là điều mà cuộc sống đang đòi hỏi và một văn bản pháp luật cụ thể cần được xây dựng và ban hành...