Vài câu chuyện nhỏ ngày Tết

02:06 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Hai, 2019

Chiều ngày 30 Tết đối với tôi có ý nghĩa cảm xúc man mang về giao hòa của thời gian, không gian Năm Cũ sắp qua và Năm Mới đã cận kề đến. Thường thì lúc này những gia đình có điều kiện kinh tế tốt đã tề tựu đông đủ trong gia đình của họ để chuẩn bị cho Lễ Tất Niên. Những ai còn nhiều bận bịu hay không được dư dả lắm sẽ ra chợ chiều để bán mua hòng mong sắm sửa thêm chút cho tạm đủ những nhu cầu thiết yếu của gia đình mình. Người như tôi nhàn rỗi ngày cuối năm thì đi bách bộ thư thả cho đến gần tối, quan sát lắng nghe được vài chuyện của người ta...


Chợ hoa ngày giáp Tết

.

1. Nơi dãy chợ bày Hoa và Cây Cảnh Tết, một phụ nữ khoảng ngoài 40 ‘trên mặc ấm dưới mặc rét’, đôn đáo đi hết hàng này đến quán khác. Một tay khệ nệ nặng những đồ Tết, dừng lại một góc gần cuối chợ, chị ngắm nghía một hồi sang trái ngoái phải, rồi dừng lại ở một hàng nhỏ, vươn tay ra cầm chắc nịch một cành Đào tầm vừa rất đẹp, mặt không ngẩng lên hỏi cậu thanh niên bán Hoa: - Cành này bao nhiêu? Cậu thanh niên: - Thưa chị 200 ngàn ạ !

Chị ta mặt vẫn không nhìn vào người thanh niên, cúi xuống cái xắc đeo bên người lấy 150 nghìn: - Đây trả cho mày, thế thôi, không bán bây giờ thì có ma mua.

Người thanh niên : - Chị ơi, hôm qua cành này là 500 nghìn ạ, nhưng bây giờ em cố bán thêm về đưa tiền cho mẹ thêm Tết, em không nỡ bán rẻ hơn thế được đâu ạ.

Có vài người xung quanh nhìn ngắm cành đào đó, như có ý đợi chị kia bỏ đi để họ đến mua. Chị kia: - Bọn chúng mày lúc nào chả có câu ấy cơ chứ, thôi cầm lấy trăm rưởi đi để sớm xong chợ. Nói thế, chị ta vẫn cầm chắc cành Đào vươn ra đàu sau lưng mình như giữ dịt không cho ai làm sao được nữa, và tự ý thả tiền vào mặt chiếc bàn nhỏ tạm kê làm giao dịch.

Người thanh niên tiến tới: - Xin chị đừng nói gì thêm và đặt ngay cành Đào xuống chỗ cũ và không được làm hỏng nó. Người như chị tham cả năm, trân tráo cả năm chưa đủ hay sao còn đợi lúc này ra đây làm trò đó.

Một người đàn ông như đã về hưu bước nhẹ tới: - Vậy tôi xin được mua của cậu 200 nghìn nhé.

Cậu thanh niên: - Vâng, cháu cảm ơn bác, để cháu chỉnh lại cho cẩn thận để bác mang về ạ.

Chị kia hứ lên một tiếng: - Gớm sĩ diện!Thân tuy đã quay bước nhưng mặt vẫn còn hướng lại, va ngã vào xe máy đang chạy !


Xin chữ ngày Tết

.

2. Ông bạn café cùng kể : năm ngoái một anh chàng làm việc lâu dài trên thành phố, có vẻ cũng gặt hái được một chút thành công. Cùng với đó là cách nghĩ, lối sống nhuốm màu nơi đô thị, của giới trẻ hội nhập. Cuối năm anh ta chuẩn bị mua nhiều loại đồ Tết kiểu thành phố, có một số bia rượu lạ, đặc biệt là tập tiền kiểu Trung Quốc mệnh giá cao in hình con Giáp chắc do người Tàu phát hành qua đường biên giới, chắc nỏm Tết mà lì xì cho ai thế này thì sành điệu và đem ại điều hên cho họ. Anh ta về quê triển khai quà cáp cho vợ con, mọi người hỉ hả. Đợi chiều 30 Tết cùng vợ con đến thăm bố mẹ và em nhỏ. Mọi người vốn quý nhớ anh nên cũng sửa soạn được mâm cơm Tất Niên chu đáo.

Ăn uống no say cùng với những câu chuyện, ngôn từ xa lạ của con người mới, anh ta trịnh trọng lấy từ ví da đẹp những tập lì xì bao in sặc sỡ đã chuẩn bị ra, long trọng diễn giải và phát tặng từng người. Ai cũng đỡ bằng hai tay rất trên trọng với niềm cảm ơn lộ trên nét mặt tươi rạng. Rồi anh ra về, rồi mọi người mở bao lì xì ra…tất cả chết lặng…. Ý nghĩ trống hơ trống hoác... không chỉ vì những tờ đồng con Giáp kia thuần túy chỉ là những tờ giấy đèm đẹp mà không hề có giá trị của đồng tiền thực. Người mẹ và em thả rơi bao lì xì, nét mặt họ không thể tả nên lời….

.

3. Một chị trung niên giản dị , từ tốn đi dọc các gian hàng nhỏ, mua đặt vào chiếc xe đẩy xinh xinh vài thứ rau củ của vụ Đông. Chắc cũng tạm đủ, chị kéo xe ra khỏi khu cổng chợ. Tới bên ngoài có một tiếng bé gái cất lời trong veo: Bác ơi, bác mua chậu Hồng này cho cháu đi.

Chị quay lại nhìn: một cô bé con khoảng 10 tuổi gầy gò , ăn mặc đơn sơ nhưng đáng yêu, đang ôm trên hai tay một chậu Hồng nhỏ có hai bông đang nở. Chị cười thân thiện, cúi xuống cháu đáp: - Sao cháu không vào trong chợ mà bán và chỉ ôm theo một chậu Hồng nhỏ này?

Cô bé: - Thưa bác vào trong đó chỉ là người có nhiều hàng và phải đóng tiền chợ mới được bán, còn bố mẹ vẫn bận đi làm , bảo cháu mang chậu Hồng này đi bán là cho cháu tiền Tết.

Thế bố mẹ cháu có nói giá bao nhiêu không? Chị hỏi từ tốn.

Cô bé trả lời: - Dạ mẹ nói trên 60 nghìn là bán được, nhưng từ lúc mang đi chưa ai mua thế, bây giờ 50 nghìn cháu cũng bán bác ạ.

Chị nói: - Thế bác sẽ mua 60 nghìn được không?

Dạ cháu cảm ơn bác, bác về gần đây không thì cháu ôm theo cho bác.

Chị trả cháu 60 nghìn và lấy trong xắc ra một bao lì xì 200 nghìn nói : - Còn đây là bác mừng tuổi sớm cho cháu nhé. Bác sẽ đặt chậu Hồng lên xe và kéo theo được, còn cháu về nhà vui Tết nhé!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Một câu chuyện cảm động

    17/12/2018Câu chuyện dài làm, nó xảy ra cách đây đúng 20 năm. Bản thân tôi cũng bất ngờ về sự ra đời của ngôi trường Junko, huống hồ các anh...
  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Những câu chuyện cảm động

    03/04/2018Nguyễn Tất ThịnhThưa các Bạn, xưa nay Xấu nhiều, Tốt hiếm… nhưng Tốt luôn được ca tụng mà hướng tới, nhân bản. Xấu bị bài xích, lắm tai họa mà đi đến tự tuyệt… Xung quanh chúng ta là gì, nhiều điều Tốt không dễ nhìn thấy, cũng bởi hoàn cảnh xấu mà khó cảm để thông được…Nhưng nếu bước chân chúng ta đi tới, mở lòng mình ra, Thiện Tâm hơn…hóa ra điều Tốt vốn ngự trị trong mình mà rồi vì thế sẽ gặp được…
  • Câu chuyện nhân quả tại đại học Stanford

    15/08/2016Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
  • xem toàn bộ