Ước nguyện cuối đời của Steve Jobs
Trước khi chết, Steve Jobs đã trao chỉ thị đặc biệt cho những người quản lí Apple về điều ông muốn làm. Một trong những điều mà ông ấy muốn đạt tới là cung cấp sách giáo khoa cho toàn thế giới. Ông nói: “Giáo dục là việc trao cho sinh viên công cụ họ cần để họ có thể làm những điều họ muốn. Công nghệ không có nghĩa gì nếu nó không phục vụ cho con người. Điều quan trọng là phải tin tưởng vào con người rằng họ rất thông minh, và nếu cho họ công cụ, họ sẽ làm được những điều kì diệu.”
.
Để làm điều đó, Steve Jobs tạo ra “iBooks” nơi hàng triệu sách giáo khoa được lưu trữ và bán với “giá phải chăng” cũng như điều ông ấy đã làm với “iTunes” để bán âm nhạc. Steve Jobs cũng đã tạo ra “Đại học iTunes” nơi hàng nghìn môn học được dạy trực tuyến cho bất kì ai muốn học. Ông ấy phàn nàn với Walter Isaacson, người viết tiểu sử cho ông ấy: “Sách giáo khoa hiện nay đã bị biến chất và thương mại hóa, giá sách quá cao và người nghèo không thể đảm đương được. Nhưng nếu chúng ta làm cho sách giáo khoa rẻ hay không mất tiền trong iPad, thì nhiều người sẽ có cơ hội truy nhập vào những kiến thức mà họ cần.”
.
.
.
Water Isaacson giải thích: “Steve Jobs cho rằng sách giáo khoa có thể trở thành kinh doanh tiếp cho Apple. Ông ấy thuê người viết sách giáo khoa để phát triển chúng thành một tính năng của iPad để nhiều người có thể truy nhập vào những sách này.” Tất nhiên những nhà xuất bản sách giáo khoa và những người buôn bán sách chỉ trích Jobs rất nặng: “Đó chỉ là chiến thuật “láu lỉnh” để bán iPads cho Apple.” Một người chủ hiệu sách nói với báo chí: “Chiến lược sách giáo khoa của Apple được gắn thẳng với iPad. Dùng chiến lược này, Apple sẽ cạnh tranh với các công ti xuất bản sách giáo khoa và xoá bỏ các hiệu sách. Mục đích của Steve là gắn liền việc mua sách giáo khoa với việc mua iPad. Đó chỉ là một chiến lược kinh doanh không liên quan gì tới giáo dục. Ông ấy nói muốn giúp người nghèo và mang kiến thức đến tất cả mọi người NHƯNG thật ra họ phải mua iPads. Người nghèo không mua iPads được.”
.
Đối thủ cạnh tranh của Apple, Amazon cũng bán sách giáo khoa trực tuyến qua Kindle. Các máy tính bảng khác như Notes của Samsung, Surface của Microsoft và các máy tính bảng của Google cũng cho tải xuống các sách giáo khoa trên dạng e-books cho nên Apple không phải là chỗ duy nhất để mua sách giáo khoa. Một nhà phân tích kinh doanh bình luận: “Steve Jobs quan tâm tới kinh nghiệm của người dùng Apple. ông không thích người khác đọc sách giáo khoa trên máy tính Android hay Kindle. Ông ấy muốn mọi người dùng sản phẩm của Apple và đó là bản chất cạnh tranh của ông ấy.”
.
Nhưng với những người quen biết Steve Jobs, tất cả đều nói rằng ông ấy có đam mê lớn về giáo dục và chỉ muốn mọi người, đặc biệt là người nghèo ở các nước đang phát triển, nhiều cơ hội truy nhập vào giáo dục tốt để họ có thể vươn lên như những người khác. Một người bạn thân nói: “Steve Jobs không cần sách giáo khoa để bán iPads. Khắp nơi mọi người đều xếp hàng để mua sản phẩm của Apple. Ông ấy chỉ muốn sách giáo khoa có giá hợp lí cho người nghèo để cho họ có cơ hội bình đẳng với người khác. Steve Jobs khác với Bill Gates bỏ nhiều tiền để giúp cho người nghèo. Ông ấy không cho tiền nhưng cho họ giá trị khác, ông muốn họ tự giúp chính họ qua việc tự học, tự phấn đấu, và tự vươn lên quá kiến thức của sách giáo khoa. Nói một cách khác, ông ấy không cho họ đồ ăn nhưng dạy họ tự trồng trọt lấy đồ ăn để tự túc. Đó là một cái nhìn hoàn toàn khác cách làm từ thiện của mọi gười.”
Nhưng với những người quen biết Steve Jobs, tất cả đều nói rằng ông ấy có đam mê lớn về giáo dục và chỉ muốn mọi người, đặc biệt là người nghèo ở các nước đang phát triển, nhiều cơ hội truy nhập vào giáo dục tốt để họ có thể vươn lên như những người khác. Một người bạn thân nói: “Steve Jobs không cần sách giáo khoa để bán iPads. Khắp nơi mọi người đều xếp hàng để mua sản phẩm của Apple. Ông ấy chỉ muốn sách giáo khoa có giá hợp lí cho người nghèo để cho họ có cơ hội bình đẳng với người khác. Steve Jobs khác với Bill Gates bỏ nhiều tiền để giúp cho người nghèo. Ông ấy không cho tiền nhưng cho họ giá trị khác, ông muốn họ tự giúp chính họ qua việc tự học, tự phấn đấu, và tự vươn lên quá kiến thức của sách giáo khoa. Nói một cách khác, ông ấy không cho họ đồ ăn nhưng dạy họ tự trồng trọt lấy đồ ăn để tự túc. Đó là một cái nhìn hoàn toàn khác cách làm từ thiện của mọi gười.”
.
Steve Jobs đã nói với sinh viên đại học: “Ngày nay hầu như mọi thứ quanh bạn đều được làm bởi những người “không” thông minh hơn bạn bao nhiêu . Và chính các bạn cũng có thể làm được nhiều điều hơn thế. Bạn có thể thay đổi thế giới, bạn có thể ảnh hưởng lên người khác, bạn có thể tạo ra các sản phẩm tuyệt vời mà mọi người có thể sử dụng. Giáo dục là công cụ mà mọi người có thể dùng để giúp người khác nhận ra ý tưởng của họ và ảnh hưởng tới thực tại của họ. Tại Apple, chúng tôi cố gắng phát triển các công cụ mà tất cả các thầy giáo trên thế giới đều có thể dùng trong việc đào tạo học sinh. Nhóm quản lí các môn học của “iTunes University” có thể giúp các thầy giáo chia sẻ bài giảng trực tiếp với học sinh của họ và với học sinh toàn thế giới.”
.
Thông qua iTunes U đã có hơn 1 tỷ lượt tải các kiến thức mở tính đến tháng 2/2013. iTunes U được phát hành vào năm 2007, cung cấp nội dung giáo dục miễn phí từ các trường đại học, thư viện, bảo tàng và các tổ chức từ hơn 30 quốc gia khác nhau, nhờ đó giáo viên để sản xuất các tư liệu cho các lớp và để phát cho sinh viên. Trong số các nhà cung cấp có uy tín nhất là Stanford, Yale, MIT, Oxford và Thư viện Quốc hội.
.
Ngày nay giấc mơ của ông ấy đang trở thành hiện thực khi Apple công bố mở rộng giải pháp “iBooks Textbooks” và “iTunes U Course Manager” cho thị trường châu Á, Nam Mĩ, châu Âu và châu Phi. Những công cụ này bây giờ sẵn có ở trên 50 quốc gia. Bộ quản lí môn học ITunes University Course manager giúp các thầy giáo tích hợp tài liệu môn học của họ vào một phần của giáo trình lớn nơi sinh viên có thể dễ dàng truy nhập. Có hàng trăm nghìn sách giáo khoa trên “iBooks Store,” trên 750,000 tài liệu môn học từ ITunesUniversity hiện có và hơn một triệu app của Apple để tải xuống. “iBooks Textbooks” bây giờ bao quát 100 phần trăm giáo trình trung học của Mĩ và giáo trình lõi GCSE ở Anh. Việc mở rộng dịch vụ này cho các nước sẽ giúp nhiều người, và tạo cơ hội cho bất kì ai muốn học.
.
Lời cuối của Steve Jobs: “Hi vọng của tôi là làm cho các kiến thức giáo dục sẵn có trong các sản phẩm công nghệ. Học sinh ngày nay sẽ làm được “những điều kì diệu”. Thế giới đang cần những điều kì diệu.”
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn