Tại sao Steve Jobs cấm con mình sử dụng iPad, iPhone?

09:44 CH @ Chủ Nhật - 26 Tháng Sáu, 2016

Trong một cuộc phỏng vấn, phóng viên Nick Bilton của The New York Times đã hỏi Jobs: “Có lẽ các con của ông rất say mê iPad?” Và nhà báo nhận được câu trả lời như sau: “Chúng không dùng iPad. Ở nhà chúng tôi thời gian sử dụng iPad bị kiểm soát “...

Chúng ta có thể thấy rõ ràng người đóng góp to lớn vào sự phát triển của công nghệ chắc chắn biết rõ tác hại của chúng với con trẻ. Và đó chính là điều chúng ta cần suy nghĩ.

Gia đình Steve Jobs

Câu trả lời của ông khiến nhà báo kinh ngạc. Có lẽ anh ta nghĩ rằng trong nhà của Jobs bốn phía là các màn hình cảm ứng khổng lổ và ông phân phát iPad cho các khách mời chứ không phải là bánh kẹo. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Thực tế là hầu hết các lãnh đạo của các công ty công nghệ và doanh nghiệp từ Thung lũng Silicon đều hạn chế thời gian trước màn hình của con cái, cho dù là máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Trong gia đình của Steve Jobs thậm chí đã có một lệnh cấm sử dụng các loại hình công nghệ này vào ban đêm và cuối tuần. Các bậc thầy khác của thế giới công nghệ cũng làm y như vậy với con mình.

Điều đó có vẻ như là kỳ quặc. Thế nhưng rõ ràng là ông trùm của IT biết điều gì đó mà có thể nhiều người bình thường không biết.

Chris Anderson, cựu biên tập viên của Wired, người giờ đây đã trở thành giám đốc điều hành của 3D Robotics, cũng áp đặt các quy định hạn chế sử dụng các tiện ích đối với các thành viên gia đình của mình. Thậm chí ông còn cài đặt chế độ đặc biệt để con cái không thể dùng chúng quá 2 giờ một ngày.“Các con tôi thường trách móc vợ chồng tôi rằng chúng tôi quá lo lắng tới ảnh hưởng của công nghệ. Chúng nói rằng bạn bè của chúng không bị cấm đoán như vậy” – ông kể.

Aderson có 5 con từ 6 tới 17 tuổi và quy định hạn chế này áp dụng cho tất cả.“Tôi làm thế bởi không ai rõ hơn tôi tác hại của việc quá say mê internet. Bởi chính tôi đã vấp phải những vấn đề này. Tôi không muốn các con tôi cũng sẽ bị như vậy” – ông giải thích.

Trong từ “tác hại” Anderson muốn nói về những nội dung không phù hợp và sự lệ thuộc vào công nghệ mới như nhiều người lớn đã mắc phải.
Một số nhà lãnh đạo khác thậm chí còn gay gắt hơn. Alex Constantinople, Giám đốc OutCast Agen, nói rằng cậu con trai năm tuổi của mình không được sử dụng các thiết bị công nghệ tiện ích vào mọi ngày thường trong tuần. Hai đứa con lên 10-13 tuổi của ông, có thể sử dụng máy tính bảng không quá 30 phút mỗi ngày.

Evan Williams, người sáng lập Blogger và Twitter, nói rằng hai con trai của ông cũng bị cấm như vậy. Trong nhà của ông có tới hàng trăm cuốn sách giấy, và những đứa trẻ có thể đọc chúng thoải mái. Nhưng với máy tính bảng và điện thoại thông minh thì hết sức khó khăn – chúng có thể sử dụng các thiết bị trên không quá một giờ mỗi ngày.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ con dưới 10 tuổi đặc biệt nhạy bén với các công nghệ mới và hoàn toàn có thể trở thành nô lệ của chúng. Steve Jobs đã làm đúng: các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ con không nên chơi máy tính bảng hơn nửa giờ một ngày, điện thoại thông minh – không hơn 2 giờ một ngày. Trẻ em 10 tới 14 tuổi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng chỉ sau khi làm xong các bài tập về nhà.

Nói tóm lại, phong trào cấm IT đang ngày một trở nên phổ biến trong gia đình người Mỹ. Một số gia đình cấm trẻ em sử dụng các mạng xã hội dành cho thanh thiếu niên (ví dụ Snapchat). Điều này giúp họ không phải lo lắng về những gì con cái của họ đưa lên Internet: những điều không được cân nhắc kỹ lưỡng trong thời thơ ấu có thể gây tổn hại cho tác giả của chúng trong cuộc sống trưởng thành.

Các nhà khoa học nói rằng việc hạn chế sử dụng các máy móc công nghệ có thể được dỡ bỏ khi trẻ đủ 14 tuổi. Nhưng Anderson vẫn cấm những đứa con 16 tuổi của mình không được sử dụng các loại màn hình trong phòng ngủ. Tất cả các loại – kể cả màn hình TV. Dick Costolo, CEO của Twitter, cho phép những đứa con tuổi teen của mình sử dụng các tiện ích trong phòng khách và không được phép mang chúng vào phòng ngủ.

Vậy những đứa trẻ đó sẽ giải trí bằng cái gì? Tác giả của cuốn sách về Steve Jobs nói rằng ông đã thay thế những sản phẩm mang tên ông bằng những cuộc trò chuyện, thảo luận với chúng về sách, lịch sử, về mọi thứ khác nữa. Và trong các cuộc trò chuyện đó, các con của ông chẳng bao giờ muốn lấy iPhone hay iPad ra làm gì.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở ĐH Stanford (2005)

    24/02/2012Steve JobsSteve Jobs - một tượng đài công nghệ của thế giới. Những điều ông nói, những gì ông làm vẫn luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và không thể phai mờ. Sau đây là toàn văn bài diễn văn mà Steve Jobs phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở ĐH Stanford, USA. Trong đó câu nói "Stay hungry. Stay foolish" có lẽ là câu nói nổi tiếng nhất của ông...