Triết gia Trung Quốc cổ đại Tuân Tử

09:43 CH @ Thứ Bảy - 31 Tháng Bảy, 2021

Triết gia Trung Quốc cổ đại TUÂN TỬ (313 trước CN - 238 trước CN)

  • "Không sùng bái quá khứ, không đau khổ về tương lai, không đam mê các suy nghĩ mông lung! Khi thời điểm thích hợp tới, cần phải hành động..."
    (Tuân Tử)
  • "Con người xét về bản tính của mình là ác... Con người sinh ra vốn sẵn có lòng hám lợi... Con người sinh ra vốn sẵn có lòng đố kỵ... Khi con người lễ độ và nhún nhường, điều đó trái ngược với bản tính của nó"
    (Tuân Tử)
  • "Tôi thử suy nghĩ cả ngày, nhưng không nhận được điều, mà thậm chí một học thuyết tạm thời nào đem lại. Tôi thử nhìn về phương xa, cố kiễng chân lên, song không nhìn thấy khoảng không mà thấy rõ nếu đứng ở trên cao. Khi đứng trên cao và vẫy tay gọi ai, thì tay không dài hơn, nhưng từ xa có thể nhìn thấy nó. Khi sinh ra, bậc hiền nhân không khác gì những người khác. Bậc hiền nhân khác với những người còn lại ở chỗ biết dựa vào các vật"
    (Tuân Tử)
  • "Bậc hiền nhân thích sống ở nơi tốt đẹp, chỉ kết bạn với những người có học. Ông ta làm điều đó để tránh được sự giả dối và đểu cáng, để gần gũi với những người trung thực, thẳng thắn"
    (Tuân Tử)

 HỌC THUYẾT

- Trồng cây cho nhiều, tiêu dùng cho điều độ thì Trời không thể làm cho người đói. 

- Người ta hỏi: "Khi con người cầu mưa và mưa rơi, có nghĩa gì?". Tôi đáp: không có nghĩa gì. Điều đó cũng có nghĩa khi đó có mưa mà người ta không đòi hỏi về bản chất của nó trong lúc cầu nguyện. Con người cố thoát khỏi nhật thực và nguyệt thực khi chúng xảy ra, cầu mưa khi hạn và quyết định các vấn đề quan trọng sau khi bói toán - tất cả những điều đó hoàn toàn không chứng tỏ thực sự có thể đạt tới mục đích nhờ cầu nguyện và bói toán! Đó chỉ là sự tô vẽ bề ngoài cho công việc của vua chúa. Do vậy, người quân tử coi đó là sự tô vẽ, còn người tiểu nhân coi đó là điều "thần thánh". Khi coi đó là sự tô vẽ, nó đem lại hạnh phúc, khi thần thánh hóa nó, nó dẫn tới những bất hạnh. Người ta thường tin vào sự tồn tại của ma quỷ khi tư tưởng của họ rối loạn và trong mắt có cảm tưởng như là có gì đó. Chính vào thời điểm ấy, con người coi cái không tồn tại là cái tồn tại...

- Trong số mọi vật thể và sinh vật tự nhiên thì con người có năng lực nhận thức và ý thức bổn phận, do vậy nó là quý giá nhất trên trần gian.

- Con người yếu hơn con trâu, chạy chậm hơn con ngựa, song nó lại bắt con trâu và con ngựa phục vụ mình. Tại sao lại thế? Tôi trả lời: nhờ năng lực sống cùng nhau của con người, trong khi đó thì trâu và ngựa không có năng lực ấy. Nhờ cái gì mà con người có thể sống cùng nhau? Tôi đáp: nhờ việc phân chia nghĩa vụ. Nhờ cái gì mà lại có sự phân chia ấy? Tôi đáp: nhờ có ý thức bổn phận.

- Nếu con người tuân theo đạo tự nhiên và không mắc phải sai lầm, thì Trời cũng không thể gây ra tai họa cho con người. Các vật sinh ra thông qua sự hài hòa của âm và dương.

- Cái đã xảy ra một nghìn năm trước, tất yếu sẽ quay lại. 

- Khi vẻ bề ngoài của một vật thay đổi, xét về nội dung hiện thực của mình thì vật đó vẫn là như trước, không sinh ra vật mới khác với nó, điều đó được gọi là biến đổi, nhưng cần phải nói về cùng một vật.

- Con người không nhìn thấy cái diễn ra ở bên trong, mà chỉ nhìn thấy kết quả của nó. Con người chỉ biết cái mà các vật đạt tới khi đã trở nên hoàn hảo, nhưng không hình dung được bản thân những biến đổi không nhìn thấy được ấy.

- Bắt đầu là kết thúc, kết thúc là bắt đầu, điều đó giống với vòng tròn không có đầu và cuối. Nếu loại bỏ điều đó thì trần gian sẽ bị thủ tiêu.

- Năng lực nhận thức các sự vật là đặc tính bẩm sinh của con người; khả năng được nhận thức là quy luật của các sự vật. 

- Có năng lực nhận thức các sự vật tức là biết phân biệt chúng. Đạo của con người là ở chỗ nó không thể không phân biệt các sự vật.

- Nếu cố gắng nhận thức các quy luật của mọi vật mà có thể nhận thức được và hoàn toàn không giới hạn ý muốn đó, thì cả đời vẫn không thể hiểu biết được mọi thứ! Thậm chí một người nào đó nhận thức được các quy luật của vô số vật, thì người đó vẫn không thể hiểu biết được các quy luật của mọi vật và mọi biến đổi của chúng, rốt cuộc hóa ra giống như một kẻ ngu xuẩn.

- Người nông dân tập trung mọi nỗ lực của mình cho công việc đồng áng, song họ không thể trở thành người cai quản các cánh đồng; thương gia tập trung mọi nỗ lực cho công việc buôn bán, song họ không thể trở thành người cai quản thị trường; thợ thủ công tập trung mọi nỗ lực của mình vào công việc sản xuất công cụ, song họ không thể trở thành người cai quản sản xuất. Có những người khác: họ không có thói quen của ba người ấy, nhưng có thể cho phép họ cai quản cả nông dân, cả thương gia, lẫn thợ thủ công. Điều đó xảy ra là vì họ tập trung được mọi nỗ lực của mình vào đạo, chứ không phải vào các vật. Kẻ chỉ quan tâm tới các vật, thì chỉ cai quản được một loại vật, người chỉ tập trung vào đạo, có khả năng cai quản mọi loại vật. Do vậy, người quân tử hoàn toàn tập trung vào đạo và nghiên cứu các vật theo con đường đó. Tai, mắt, mũi, mồm và da của con người cho phép nó tiếp xúc với các vật, thêm vào đó là mỗi giác quan đều có giới hạn tiếp xúc của mình, và chúng không thể thay thế lẫn nhau.

-  Con người nhận thức đạo như thế nào? Tôi trả lời: nhờ tâm. Khi tâm cho phép phân biệt chân lý với sai lầm bằng cảm giác tự nhiên, điều đó được gọi là suy tư.

- Con người thường đau khổ do những sai lầm sinh ra bởi sự xem xét phiến diện về các sự vật, khi họ không có quan niệm đầy đủ về bản chất của chúng. Nếu loại bỏ tính phiến diện, thì lại có thể đi theo con đường đúng đắn quen thuộc.

- Tâm là chủ nhân của thể xác và là kẻ sai khiến sự sáng suốt. Nó ra lệnh cho thể xác, nhưng không nhận lệnh ở đâu cả. 

- Tâm con người giống như bát nước, giữ cho yên và không làm cho động thì vẩn đục lắng xuống dưới, còn nước trong nằm ở bên trên, như vậy, có thể nhìn thấy râu và ria trong nước đó, thậm chí có thể nhìn thấy nếp nhăn trên da! Nhưng một cơn gió nhẹ thổi qua, làm cho vẩn đục ở bên dưới dao động và nước trong ở bên trên trở nên lờ lờ. Không thể phân biệt được hình dạng chính xác của các vật trong nước. Tâm con người cũng như thế. Nếu không dẫn dắt nó bằng các nguyên lý, giáo dục nó nhờ yên tĩnh, thì không thể kéo nó ra khỏi con đường sai trái. Trong trường hợp như vậy thì tâm của người có thể xác định được phải trái.

- Nếu tâm rối loạn và bất an thì miếng thịt thú, gia cầm nhà nuôi ở trong mồm mà không thấy ngon, tai nghe thấy tiếng
nhạc mà không thấy cái hay của nó, mắt nhìn thấy váy đẹp mà không biết cái đẹp của nó... khi tâm con người bình thản và vui mừng thì dù màu sắc không rực rỡ cũng làm vui mắt con người, tiếng vang chưa rõ cũng làm vui tai con người.

- Tên gọi của vật được con người thỏa thuận đặt cho. Tên tự nó không có một nội dung hiện thực từ trước.

- Cái mà con người vấp phải, được gọi là số phận của nó. Mạnh Tử nói: "Con người có bản tính thiện". Tôi nói điều đó là không đúng.
* Đề tài cái ác và tính vốn có của nó ở con người không những là đề tài chung mà còn là một vấn đề đối với các nhà triết học. Vì lý do nào đó mà người ta đã và đang coi rằng không phải quan niệm của ai đó về hiện tượng này hay khác được gọi là cái ác, mà ngược lại, cái ác hiện tồn lại bị che đậy bởi một quan niệm "triết học" nào đó.

- Nhưng sẽ đơn giản và đúng hơn nhiều nếu thừa nhận rằng con người không tốt cũng không xấu, không thiện cũng không ác. Họ là thế nào thì trong giao tiếp là như vậy. Giống như bình thủy tinh vừa dễ vỡ (nếu tiếp xúc với sắt), vừa cứng (nếu tiếp xúc với nước). Còn tự nó thì sao? - không sao cả. Đặc trưng của sự vật chỉ là và hoàn toàn là kết quả của tương tác.
Vấn đề ở đây là công thức sai lầm về sự khải hoàn của cái ác.

Khi thực thể hóa cái ác, hóa trang thành sự thông thái, các nhà tư tưởng hỏi dồn: tại sao cái ác chiến thắng, còn những người chân thực và hảo tâm lại sống gian khổ và bị truy nã một cách bất công?

Có thể phản bác lại như sau: tại sao mọi người thấy việc trượt xuống theo mặt phẳng nằm nghiêng là một công việc đơn giản, còn trượt ngược lên lại đòi hỏi phải tốn sức lực và cố gắng.

Vậy có cái gì can thiệp?

Thứ nhất, sự trượt xuống không phải bao giờ cũng đem lại niềm vui: có thể trượt sai đích. 
Thứ hai, cần phải tính tới một điều là để trượt xuống thì mọi "cái trượt" phải nằm ở trên đỉnh cao, do vậy cần phải "trượt lên" đã, và tính dễ dàng của trượt xuống là cách nói khác về những nỗ lực để trước hết trượt lên đã mà ít ai nhận thấy.
Hóa ra, bất kỳ đức hạnh nào cũng là kết quả của tội ác thực hiện trước đó! Để có cơn mưa tốt lành thì cần phải có cơn dông khủng khiếp.

Cái mà truyền thống gọi là "cái ác" trên thực tế là công việc bảo đảm sự sáng tạo. Để người bệnh sắp chết cất tiếng cười, người thầy thuốc phải làm nó chảy máu, làm nó đau đớn, mổ xẻ nó, làm cho bị cúm, mổ xẻ các cơ quan. Nỗi đau sinh nở là dấu hiệu của bản thân sự ra đời. Mọi thứ đều phải "trượt lên" một cách gian khổ, trước khi dễ dàng "trượt xuống". Trượt xuống là một bộ phận cấu thành của trượt lên. Đừng ghen tỵ việc dễ dàng chi tiêu đồng tiền, hơn nữa đầu tiên phải kiếm ra tiên.
Nền tảng của cái thiện không phải là cái thiện: quả táo sinh ra từ cây táo, song nó không phải là cây táo. Cơ sở của hiện tượng không phải là hiện tượng: nấm độc mọc ra từ cây ăn quả.

Cái gọi là những người có đức hạnh không tốt hơn những người độc ác bị họ lên án. Họ là những người chỉ muốn "trượt xuống" mà không phải bỏ sức "trượt lên". Do vậy cái chiến thắng không phải là cái ác, mà là năng lực thích nghi sống cao, là sự linh hoạt xã hội và sự mềm dẻo trong từng tình huống. Đó cũng là lao động, nỗ lực, nghệ thuật thích nghi...
Đời sống xã hội xác đáng hơn những lời khuyên của đạo lý. Không thích ư? Hãy khắc phục - đó là mệnh lệnh của nó. Tuân Tử không có khẳng định về ẩn ý của sự "rơi nước mắt". Với tư cách nhà khoa học, ông khẳng định một thực tế hiển nhiên.

* Trong con người có các cơ sở để bảo đảm cưỡng bức người khác phải tán thành sự tự hiện thực hóa của mình.

- Người ta hỏi: nếu con người sinh ra vốn đã ác, thì lễ và nghĩa xuất hiện như thế nào? Tôi trả lời: mọi quy tắc lễ và nghĩa xuất hiện là kết quả hoạt động của bậc hiền nhân, chứ không phải sinh ra từ các đặc điểm bẩm sinh của con người... Sau những suy ngẫm lâu dài và nghiên cứu hành vi của con người, các bậc hiền nhân đã áp dụng các quy tắc lễ và khái niệm nghĩa, đã tạo ra hệ thống pháp luật... Các bậc hiên nhân đã cải biến bản tính con người của mình và là những người đầu tiên tiến hành hoạt động thực tiễn; sau khi hoạt động thực tiễn xuất hiện, lễ và nghĩa ra đời, luật pháp được soạn thảo. Như vậy, lễ, nghĩa, luật pháp hoàn toàn là kết quả hoạt động của bậc hiền nhân.

- Thời xa xưa, khi nhận thấy con người có bản tính ác, các bậc hiền nhân vì vậy đã tạo ra quyền lực của nhà vua để theo dõi mọi người; đã giải thích rõ các cơ sở của lễ và nghĩa để giáo dục mọi người.

- Nếu phân chia bằng nhau thì không đủ cho mọi người, nếu cào bằng quyền lực thì không thể có sự thống nhất; nếu mọi người ngang hàng thì không bắt ai làm việc được. Giống như có Trời và đất, cũng có sự khác biệt giữa người trên và kẻ dưới.

- Phải điều tiết địa vị của những người cao hơn nhà khoa học và các nhà khoa học bằng lễ và nhạc. Có thể cai trị dân thường bằng luật pháp.

- Các bậc đế vương hiểu rằng, những người đứng trên mọi người, cai trị mọi người, mà không đẹp và không ăn mặc đẹp, thì họ không thể hợp nhất được thần dân.

- Nếu người đứng trên mọi người, mà không giàu có và hào phóng thì không thể quản lý được những người bên dưới.

- Muốn xem ngàn năm về trước thì phải xem mấy ngày gần đây; muốn phân biệt ức vạn thì xem một hai; muốn biết đời
thượng cổ thì xét rõ cái Đạo nhà Chu; muốn biết Đạo nhà Chu thì xét rõ ông vua người ta lấy làm quý. 

- Có bốn loại đạo lý:
1. ĐẠO LÝ CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ: nhanh nhẹn, nhanh trí, sắc sảo và sáng suốt trong lời nói, nhưng không nhất quán; có năng lực xây dựng học thuyết, song không ai cần, không muốn tính đến sự thật và giả dối.
2. ĐẠO LÝ CỦA TIỀN NHÂN: lời nói giả dối, hành vi trái với nghĩa, việc làm sai trái.
3. ĐẠO LÝ CỦA NGƯỜI HIỀN ĐƯỢC GIÁO DỤC: có năng lực nói ít, nhưng thẳng thắn và ngắn gọn, có năng lực trình bày nhất quán các tư tưởng của mình, biết kiềm chế.
4. ĐẠO LÝ CỦA THÁNH NHÂN: trình bày nhất quán, có năng lực cả ngày thảo luận các nguyên nhân của hiện tượng này hay khác, xem xét chúng từ mọi phương diện và đồng thời vẫn giữ lại một sự nhất quán.

- Tốt hơn hết lúc đầu hãy tạo cho thần dân khả năng nhận được lợi lộc và chỉ sau đó mới tước đoạt một phần của nó, sau nữa hoàn toàn không tạo cho thân dân khả năng được lợi lộc.

-Người ta hỏi: cai quản nhà nước như thế nào? Tôi trả lời: cần phải đề bạt những người sáng suốt và có năng lực không phụ thuộc vào tình cảnh và nguồn gốc của họ; phải ngay lập tức cách chức những kẻ lười biếng và không có năng lực,

- Dễ dàng bắt thần dân phải có cùng ý hướng, nếu sử dụng con đường đúng đắn để làm điều đó, nhưng không nên giải thích cho họ biết tính cần thiết của việc làm ấy.

- Lễ đã xuất hiện như thế nào? Tôi đáp: con người sinh ra đã có các ham muốn, khi các ham muốn đó không được đáp ứng, tất yếu sẽ nảy sinh kỳ vọng đáp ứng chúng; khi có kỳ vọng ấy mà con người không biết tới giới hạn của nó thì tất yếu sẽ nảy sinh sự tranh giành. Khi xuất hiện sự tranh giành thì nó sẽ dẫn tới sự rối loạn, từ sự rối loạn dẫn tới sự bần cùng. Mọi đế vương rất ghét sự rối loạn, do vậy họ tạo ra các chuẩn mực lễ và nghĩa để phù hợp với chúng mà phân chia mọi người và đáp ứng ham muốn, kỳ vọng của họ. Để những ham muốn không vượt quá khả năng của các vật đáp ứng chúng, còn các vật luôn đủ để đáp ứng chúng, khi đó ham muốn và các vật phù hợp với nhau và cùng nhau phát triển - đó là nguyên nhân xuất hiện của lễ.

- Nếu chúng ta lấy tay ấn vào mắt thì nhìn một vật thành hai. Nếu lấy tay bịt tai thì im lặng có cảm tưởng là ầm ĩ. Điều đó xảy ra vì con người đã phá hủy hoạt động của các giác quan bằng hành động của mình.

Do vậy, nếu đứng từ trên núi mà nhìn con bò ở chân núi thì có cảm tưởng nó là con cừu, song người đi tìm con cừu sẽ không đi tới chân núi để dắt con bò đi. Vì người ấy hiểu rằng khoảng cách đã bóp méo độ lớn của các vật. Tương tự nếu từ chân núi nhìn ngược lên, cái cây cổ thụ mọc ở đỉnh núi chỉ tựa như ngọn cỏ, cây cao 10 thước có cảm tưởng là dài bằng cái đũa ăn cơm, nhưng người đi tìm đũa ăn cơm không leo lên núi để chặt cái cây đó. Điều đó diễn ra vì người ấy hiểu rằng độ cao có thể bóp méo độ dài của cây! 

Nếu nước chảy thì hình ảnh trong nước cũng dao động, song con người hoàn toàn không dựa vào đó để phán xét về sắc đẹp của bản thân các vật. Điều đó diễn ra vì người ấy hiểu rằng nước có thể làm  mắc phải sai lầm. Ngẩng đầu lên, người mù cũng không nhìn thấy sao ở trên trời, nhưng người ấy không giải quyết vấn đề có hay không có sao bằng quan sát của mình. Vì người mù biết rằng mắt của mình bị mù chỉ có thể dẫn tới sai lầm. Nếu giả định rằng ai đó sẽ tìm thấy một người dám xác định các vật với những hoàn cảnh kể trên, thì đó sẽ là kẻ ngu xuẩn nhất. Khi xác định các vật, kẻ ngu xuẩn giải quyết vấn đề về các vật không chắc chắn, trong khi bản thân người đó lại bị giới hạn.

- Nếu hỏi: nếu con người có tính ác bẩm sinh, thì lễ và nghĩa đã xuất hiện như thế nào? Tôi đáp: mọi chuẩn mực lễ và nghĩa đều đã xuất hiện như là kết quả hoạt động của thánh nhân, chứ không phải sinh ra từ các phẩm chất bẩm sinh của con người. Thí dụ: người thợ đồ gốm làm ra đồ gốm từ đất sét nhờ khuôn, trong trường hợp đó thì đồ gốm là kết quả lao động của con người, chứ không phải là của các phẩm chất bẩm sinh của nó. Người thợ mộc xẻ gỗ và làm ra đồ gỗ trong trường hợp đó thì đồ gỗ là kết quả lao động của người thợ mộc, chứ không phải là của các phẩm chất bẩm sinh của nó. Sau những suy nghĩ kéo dài và sau khi nghiên cứu hoạt động của con người, các bậc thánh nhân đã áp dụng những chuẩn mực lễ và khái niệm "nghĩa", đã tạo ra hệ thống pháp luật... các bậc thánh nhân đã cải biến bản tính con người của mình và trở thành những người đầu tiên tiến hành hoạt động thực tiễn; sau khi hoạt động thực tiễn xuất hiện thì lễ và nghĩa cũng ra đời; sau khi lễ và nghĩa ra đời thì luật pháp cũng được soạn thảo. Như vậy, lễ, nghĩa, luật pháp đều là kết quả [hoạt động của các bậc thánh nhân! Do vậy các bậc thánh nhân khác với người khác không phải ở bản tính của mình mà là ở hoạt động của mình.


II. TƯ TƯỞNG

1. Trẻ khóc chào đời giống nhau ở khắp mọi nơi. Khi lớn lên, chúng có thói quen khác nhau. Đó là do kết quả của giáo dục. 

2. Nếu hành động quá tàn ác thì sẽ bị thất bại, nếu hành động quá nhu nhược thì tự mình trở thành nô lệ.

3. Con người đôi khi tự làm hại mình vì cái mồm.

4. Người hiền thận trọng khi lựa chọn địa vị của mình. 

5. Ai không hoàn toàn hiến mình cho công việc thì không có kết quả tuyệt mỹ.

6. Cần phải học cả đời, đến hơi thở cuối cùng. Ai từ bỏ học hỏi, thì người đó là thú vật. 

7. Khi đặt ra câu hỏi bất nhã thì không cần phải trả lời.

8. Không nên tranh chấp với kẻ thích tranh cãi.

9. Khi chỉ quan tâm tới cái lợi của mình và quên cái nghĩa - đó là sự đểu cáng nhất.

10. Truyền thuyết nói: "Có thể so sánh nhà vua với chiếc thuyền, dân so với nước: nước chở thuyền, cũng có thể lật thuyền". 

11. Người sáng suốt cũng như kẻ ngu dốt đều coi cái gì đó là đúng. Nhưng cái đúng này khác với cái đúng kia. Đó là sự khác nhau giữa người sáng suốt và kẻ ngu dốt.

12. Làm việc là điều con người căm ghét; công lao và quyền lực là cái con người yêu thích.

13. Cái chết đến một lần, con người không quay trở lại.

14. Cùng một số đồ vật, có người yêu và có người ghét, nhưng có nhiều người muốn, mà đồ vật lại có ít.

15. Có khi các biện pháp cai trị là tuyệt vời nhưng nước vẫn loạn, song chưa bao giờ nước loạn khi có nhà vua hiền. 

16. Vạn vật đều hướng tới những vật giống với mình.

17. Vì lời nói của mình mà đôi khi con người tự làm hại mình 

18. Trong học tập không có phương thức nào thuận lợi hơn là trực tiếp giao tiếp với thày giáo.

19. Nhạc và âm thanh thâm nhập sâu vào ý thức con người, nhanh chóng làm thay đổi nó; do vậy các đế vương đã thận trọng làm cho nhạc trở nên mỹ miều. Khi nhạc hài hòa và êm tai thì sự nhất trí và đoan chính ngự trị trong dân.

20. Người quân tử có thái độ thận trọng đối với những lời nói không thể kiểm tra được, những việc làm chưa từng có, những ý đồ chưa ai từng nghe thấy.

21. Người cầm quyền làm thế nào có thể dễ dàng đạt được sự hùng mạnh, sự bình yên trong nước và sự vinh quang, né tránh được sự yếu kém, nguy hiểm và nhục nhã? Tôi đáp: không có con đường nào dễ hơn là chọn cho mình một vị tể tướng xứng đáng!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 36 kế sách chinh chiến

    24/06/2018Bùi Quang MinhTập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách...
  • Lời dạy của Đức Khổng Tử

    02/04/2018Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý,
    hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người.
    Hình hài của mẹ của cha
    Trí khôn đời dạy, đói no tự mình...
  • Cảm tư Lão Tử

    28/11/2015Nguyễn Tất ThịnhÔng hàng xóm để ý thấy Lão Tử hàng ngày chỉ đập đay ( giúp vợ xe chỉ dệt vải thô ) có đến trưa thì thôi. Trong khi mình lam làm ngoài đồng ruộng đến quá hoàng hôn. Vừa lạ vừa tức nghĩ nên một buổi trưa vén rào sang gọi là thăm mà đem cảm nghĩ của mình ra hỏi :...chiều làm việc tiếp có hơn không?
  • 19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống

    21/08/2015Bruce Phan, theo Awaken"Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình" là một trong những câu nói để đời của Lão Tử, đáng để người đời suy ngẫm...
  • Chiêu hồn Khổng Tử!

    24/06/2014Huỳnh HoaVới hy vọng “văn hóa cổ truyền” sẽ giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp hơn, nhân bản hơn thay vì chỉ cắm cúi kiếm tiền và tìm mọi cơ hội để tham nhũng. Và để làm gương, ông Tập đã đi về quê hương Khổng Tử, tại đó ông đã triệu tập các học giả bàn cách nghiên cứu và vận dụng lời truyền dạy của Khổng Tử về luân lý đạo đức, điều hành xã hội và xây dựng cuộc sống đoan chính...
  • Mạnh Tử quan niệm về nhân, nghĩa

    20/12/2006Hoàng Ngọc YếnGiáo sư Francois Jullienđặc biệt chú ý những công trình: xác lập cơ sở cho đạo đức, đối thoại của Mạnh Tử với một triết gia khai sáng (Grasset, 1995)… làm nổi bật vai trò cơ bản của triết học trong đối thoại giữa những nền văn hóa, đưa ra một phương pháp luận so sánh văn hóa Đông - Tây mới mẻ...
  • Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử

    27/11/2006Nguyễn Thị Kim ChungBốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập.
  • Tôn Tử binh pháp trong quản lý

    01/01/1900Lê Phú CườngMặt trận ngoại giao cũng là một nơi để vận dụng mưu lược. Ngoại giao khéo có thể chuyển bại thành thắng, tận dụng được ưu thế của mình và khai thác được điềm mạnh của đối tác đểmang lợi ích về cho đơn vị mình. Một nhà ngoại giao giỏi chính là một vị tướng không đánh mà thắng.
  • Lý học và tượng số của Nho - Lão - Phật giáo

    23/08/2006Đ.H.LTừ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi...Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạohọc và đứchọc, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học...
  • xem toàn bộ