TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời..."/>TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời..."/>

Thuật ngữ và cuộc sống

11:57 SA @ Thứ Sáu - 16 Tháng Hai, 2007

“Phong thủy” được xem là một môn khoa học của người Á Đông, phát khởi từ TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời.

Muốn hiểu được Y lý phương Đông cũng như môn Phong thủy phải biết chấp nhận những yếuluận căn bản của triết lý phương Đông như âm dương, ngũ hành… Thôi thì nhường điều ấy lại cho các học giả, các triết gia và ...các thầy địa lý, chúng ta chỉ xem xét thuật Phong thủy trên góc độ hiệu dụng của nó đối với cuộc sống.

Tháng 9/1999, Tạp chí Voguecủa Mỹ đăng bài phóng sự của nhà báo KristinaZimbalist cho biết rất nhiều nghệ sĩ, doanh nhân ở Mỹ và ChâuÂu tin tưởng và mê tín thuật Phong thủy. Bài báo hướng dẫn trường hợp của Steven Klein - nhà nhiếp ảnh thời trang chuyên chụp người mẫu cho các Tạp chí nổi tiếng như Vogue,Cosmo, Elle...dạo mùa thu năm 1998 tự dưng ế ẩm. Một người bạn bảo anh thử đến hỏi DavidRaney một người có nhiều năm nghiên cứu thuật Phong thủy của người A Đông và có tiếng là từng giúp nhiều người được hạnh phúc và thành công nhờ thuật Phong thủy của mình. DavidRaney đến nhà và phòng chụp (studio) của StevenKlein. Mỗi nơi, ông thay đổi vị trí của một số vật dụng, thêm đèn, chậu hoa, thay kính cửa… mà công việc của anh ta tốt hẳn lên. Bài báo còn tiết lộ rằng ngay cả tỉ phú Donal Trump khi xây khách sạn TrumpTower khổng lồ cũng đến hỏi ý kiến DavidRaney. Ngoài ra, tỉ phú Kenvin Han nhà tài chính Randolph Duke, các nhà thiết kế nổi tiếng Joyce Ma, Vivienne Tam Shanghat Tany, công chúa Christine của Bỉ, kỹ sư tin học nổi tiếng Wendy Lee, Nicole Kidman, Tom Cruise, Cindy Crawford ... đều là khách hàng thân thiết của David Raney.

Còn ý kiến của DavidRaney thì thế nào?DavidRaney hiện đang ở California, ông cho biết đã nghiên cứu thuật Phong thủy hoàn toàn tà khoa học chứ không là mê tín như người ta nghĩ. Chẳng qua đây giới trí thức Á Đông muốn thần bí hóa sự việc nên không muốn giải thích dài dòng với quần chúng, tạo nên nét huyễn hoặc cho vấn đề này. Theo ông, thuật Phong thủy chỉlà khoa học về môi trường. Sắp xếp thế nào để môi trường sống trong nhà được nhiều ánh sáng, nhiều khí trời, có gió thông thoáng, có nước, có lửa, có khoảng cách để di chuyển thoải mái, cửa sổ, cửa ra vào thông thoáng, có màu xanh cây cối, có không gian để tiếp xúc với mọi người, tránh va chạm nhau, tránh lan truyền bệnh tật… Nếu sống trong môi trường hợp lý người ta sẽ khỏe mạnh, vui vẻ, làm ăn phát đạt còn nếu sống trong môi trường luộm thuộm, thiếu hòa hợp, con người sẽ trở nên cáu gắt khó chịu, làm ăn sẽ thất bại, hỏng việc… thuật Phong thủy thật ra chỉ làkhoa học kiến trúc cộng với khoa học môi trường ở dạng thực nghiệm phổ thông. Vậy thôi!

DavidRaney còn phát biểu rằng thuật Phong thủy ai cũng học và ứng dụng được nhưng cũng như những ngành nghề khác trong xã hội, sẽ có một số người chuyên chúvà trở thành "ThầyPhong thủy”. Các ông "ThầyPhong thủy" cố giữ bí mật nghề nghiệp để làm ăn chứ không có gì là kỳ bí, siêu nhiên cả. Ngày nay, các ông thầy Phong thủy thực chất là một chuyên gia trang trí nội thất hiểu biết được mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. Nếu thiết lập thật tốt quan hệ này thì con người sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu trong ngôi nhà của mình. Do đó sức khỏe sẽ tăng lên, làm ăn dễ thành công, bạn bè khách hàng thích lui tới, cuộc đời "lên hương” thế là có "tình yêu & hạnh phúc” ngay thôi!

Vậy đối với chúng ta, Phong thủy có phải là mê tín, nhảm nhí hay không? Thôi thì... ông bà mình đã nói "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu vì tin vào Phong thủy mà phải đập tan cả cái nhà thì xin đừng, nhưng nếu tốn kém chút ít mà căn nhà đẹp ra, cuộc sống thoải mái hơn thì cũng nên tin đấy chứ. Nhung điều đáng nói là ngày nay thuật Phong thủy đã có trong chương trình đào tạo của Đại học Kiến kiến và ngay cả những chuyên viên địa ốc cũng được trang bị kiến thức cơ bản về môn học lý thú này. Tây phương gọi môn học mới mẻ này là “Thuật tạo hạnh phúc gia đình và làm ăn phát đạt”. Có lẽ hơi một chút cường điệu, nhưng một chút cường điệu tăng thêm niềm tin cho cuộc sống. Tại sao không nên nhỉ?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?

    14/12/2017Thảo HươngTrong cuộc sống hàng ngày, việc cư xử với nhau sao cho khéo léo, tế nhị là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những người lại “cư xử” quá khéo léo , đến mức trở thành “nghệ thuật”.
  • Thuyết âm dương - sự vận dụng trong cuộc sống

    10/11/2015Thuyết âm dương là cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ. Theo cách nói của triết học Tây phương thì thái cực chính là mâu thuẫn, nó là sự hợp nhất của hai mặt đối lập: dương và âm. Sự đấu tranh của hai mặt dương âm này làm cho vũ trụ phát triển không ngừng...
  • Quản lý thông tin hay Nghệ thuật chắt lọc giá trị từ những nguồn thông tin khổng lồ!

    22/09/2015Nguyễn Tuyết Mai (tổng hợp)Hàng ngày, có biết bao luồng thông tin mạnh mẽ và dồn dập đưa vô vàn các dữ liệu vào máy tính, điện thoại và bàn làm việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khối lượng thông tin khổng lồ đó có thể chứa đựng những bí quyết giúp đem lại ưu thế cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng có thể đem lại những bước đi sai lầm nếu sa đà vào những dữ liệu chẳng có liên quan mà đánh mất đi những chi tiết quý giá...
  • Sự thật về thuật phong thủy?

    07/01/2007Đỗ Hoàng GiangKhổ lắm, nói mãi, nhàm tai... nhưng có vẻ như chẳng mấy ai biết rõ cái bí mật này, mà có biết vẫn... dịđoan mới lạ!Rõ ràng là quan điểm gió- nước của người xưa nặng về mê tín dị đoan, xây dựng theo trí tưởng tượng để tự an ủi về những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt và tai hại mà tri thức thời ấy không thể giải thích nổi...
  • Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

    26/06/2006Trần Thị HuyềnHọc thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này...
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử

    21/07/2005Đỗ Kiên CườngTháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • xem toàn bộ