Thừa kế và phát triển
Đương nhiên, tự thân năm 2006 - Bính Tuất không phải sáng tạo mọi diễn biến, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà thừa kế những gì người Việt Nam chúng ta phấn đấu bền bỉ để vươn lên trong quá khứ, đặc biệt từ ngày Đổi mới đã được 20 năm rồi, nếu tính từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cái nền ấy, năm 2006 - Bính Tuất chứa bao nhiên là sự kiện dồn dập - không chỉ tính về số lượng mà chủ yếu về chất lượng. Bây giờ, chúng ta đã có thể tự tin vào tương lai ngày mỗi sáng sủa hơn và một tương lai như thế đo đếm bằng thời gian cụ thể. Trọng tâm của tất cả biến động nằm ở chỗ thoát dần số phận nghèo và lạc hậu, xét chung toàn quốc gia và xét riêng từng con người sống trong cộng đồng thuộc các tầng lớp và khu vực khác nhau. Tôi muốn nhấn mạnh đến động lực thúc đẩy tính khẩn trương nói trên: sự kiên trì bước đi cùng mục tiêu mà mọi người Việt Nam đều mong mỏi. Lợi ích toàn cục gắn chặt với lợi ích từng con người, nếu có một so le nào đó thì vẫn cho thấy triển vọng từ cái chung sẽ xử lý cái riêng một cách hiệu quả, bởi chúng ta không hề ảo tưởng về điều tốt lành sẽ đến trong nháy mắt. Trì trệ vẫn còn đó, trì trệ trong nếp nghĩ và cách làm từ bộ phận lãnh đạo và quản lý chung đến mỗi con người trong xã hội. Rất dễ hiểu, đường lên của đất nước và con người nằm trong quá trình đẩy lùi, thu hẹp những trì trệ và thắng lợi giành được trên cơ sở cái gì đúng quy luật thì cái đó sẽ đăng quang. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đi vào lịch sử vì nó là hiện tượng “Đổi mới của đổi mới”, tức nâng lên bình độ mới tư duy của Đại hội VI, phát huy nội lực đồng thời khai thác thời cơ, thực hiện một chính sách linh hoạt một cách kiên định, hoặc kiên định một cách linh hoạt. Bằng chứng dễ thấy nhất là sự bố trí nhân sự ở cơ quan lãnh đạo đầu não, một số đồng chí chủ chốt hàng đầu của Đảng và Nhà nước năng động kéo theo một loạt những thay đổi có chiều sâu, ít ra cũng dự báo khả năng thay đổi nhất thiết phải xảy ra. Tuy chưa thể nói rằng nước ta đã tạo được một sự hài hòa tốt đẹp giữa nghĩa vụ chung của quốc gia và lợi ích của những bộ phận công dân, kể cả số người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhưng hình ảnh đồng thuận của lãnh đạo với đông đảo người dân hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết, dù mọi thứ đều ở bước khởi động ban đầu. Lý luận hẳn còn cần bổ sung cho hoàn chỉnh hơn, song cái đáng quý là hành động đã bám sát thực tế - ví dụ đối phó với các trận bão liên tục như phong cách “làm ra làm” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 2007 Đinh Hợi chắc chắn không phải là một năm nhẹ nhàng trong cuộc hành trình lâu dài của dân tộc, những nó được năm tiền nhiệm trực tiếp 2006 Bính Tuất tháo gỡ một loạt vướng mắc, hành trình do đó sẽ thông thoáng hơn. Rồi đây thực tế sẽ chỉ ra cần chỉnh đốn chỗ nào và năm mới vừa thừa kế vừa phát triển thành quả cũ dứt khoát cho những tín hiệu lạc quan hơn...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường