Thoát Trung là thoát cái gì?
Bài viếtTHÓAT TRUNG LUẬN của ông GVD khá hay, nhưng như nhiều bạn đọc đã phân tích, rất tiếc bài viết chỉ dừng lại ở việc nêu lên hiện tượng, thiếu mất khâu phân tích nguyên nhân và đề đạt giải pháp cho những vấn đề đã nêu. (không trách gì tác giả cả, đây là đặc điểm chung của những bài phân tích xã hội học hiện nay, ngại đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm). Nhiều dẫn chứng được nêu mang tính chất phiến diện, cảm tính, thiếu tính thuyết phục.
Tác giả muốn bao quát tất cả những vấn đề văn hoá, kinh tế, chính trị của VN đang phụ thuộc vào TQ, nên bài viết có chiều rộng nhưng thiếu mất chiều sâu. Tác giả cũng chưa đưa ra được đâu là những yếu tố chính khiến cho đất nước ta phải cứ mãi loay hoay trong vòng kiềm toả của TQ. Một phương trình phát triển mà ta nhồi vào trong đó quá nhiều tham số bất định, thì nó thành trò đánh bạc và rất khó tìm ra được đáp số.
Nếu ngày mai, dân chúng VN không xem phim tàu nữa thì nền văn hoá VN sẽ khác tàu chăng?. Không biết khi Nhật Bản và Hàn Quốc hoá rồng, họ có thực hiện việc bảo hộ mậu dịch, tẩy chay hàng hoá của TQ? Nước Mỹ hiện đang dùng hơn 80% hàng TQ, như thế họ có “Chẩu Trung” không?
Hãy nhìn vào một ví dụ thực tế hơn, những năm 60, Lý Quang Diệu tiếp nhận Singapore, với nền tảng 70% dân số gốc Hoa, 30% còn lại gồm đủ thứ tạp phí lù, gồm người hồi, ấn, indo … và cả kiều dân các loại. Về mặt bằng chung, chất lượng dân cư của Sing chẳng khác gì dân cư sống tại Tàu Khựa. Nhưng tại sao chỉ sau có 30 năm, giờ Singapore đã đạt đến tiêu chuẩn của một quốc gia hàng đầu thế giới, chất lượng chủng tộc cái giống dân sống ở Sing ấy, hơn gì cái đám người Hoa sống tại TQ?
Nếu vậy thì GVD nói: “Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái” thì nên nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho người.
Vậy thì THOÁT TRUNG là cần thoát cái gì? Sự thật là trên hết, không nói ra thì ai cũng biết muốn THOÁT TRUNG thì việc quan trọng nhất là cải tổ mô hình chính trị.
Tự đức vào thế kỷ 19, chạy theo Trung quốc với chính sách bế quan tỏa cảng, cuối cùng mất nước. Việt nam đi theo chủ nghĩa cộng sản với siêu cường Liên xô vĩ đại dẫn dắt, cũng đi vào ngõ cụt. Tại sao không chọn con đường sáng sủa, mà chỉ chọn toàn con đường khó khăn, phiêu lưu, mạo hiểm.
Nhiều ý kiến cho rằng kinh tế TQ đang phát triển rất tốt. Vậy thì tại sao chúng ta không thể bắt chước TQ được?. Việt Nam đã và đang đi theo Trung quốc để đạt được những phát triển về kinh tế như đã thấy hiện nay, tuy nhiên, Việt Nam không phải là Trung quốc. Trung quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân – một thị trường lao động và tiêu thụ hấp dẫn cho bất cứ nhà đầu tư nào. TQ có một tư thế chính trị hoàn toàn khác với Việt Nam. Việt Nam phải chịu một sức ép khổng lồ mà Trung quốc không có, đó là chính bản thân quốc gia láng giềng Trung quốc.
Tuy nhiên, Thí nghiệm Trung quốc chưa đi hết chu kỳ của nó, chưa biết kết quả chờ đợi ở phía trước là cái gì. Hãy khoan vội tin vào. Nhiều ý kiến cho rằng nếu TQ không chuyển sang xã hội dân chủ thì sẽ không tránh sự đổ vở trong tương lai không xa.
Nhân đã nói đến mô hình, thì tại sao không chọn mô hình bền vững: dân chủ Anh 600 năm, dân chủ Mỹ, Pháp hơn 200 năm, dân chủ Nhật 150 năm. Rồi Đại hàn, Đài loan cũng 60, 70 năm nay.
Nếu cho rằng sự thành thật là trên hết, lý do chính để bám vào cái mô hình Trung quốc chẳng qua là vì lợi ích bảo vệ quyền lợi một nhóm nhỏ là ĐCSVN, chứ cũng chẳng phải hoàn toàn vì lợi ích quốc gia.
Sau những gì xảy ra ở Đông Âu, Liên Xô và các nước trong khối XHCN, rõ ràng rằng CNCS là một lý thuyết ảo tưởng, không (có thể là chưa) phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người hiện nay. Vì thế, Các cụ “cao cao bên cửa sổ” loay hoay thử nghiệm đẻ ra một lý thuyết chính trị cứu rỗi nào đó sao cho vừa phát triển xã hội vừa bảo vệ được quyền lợi độc tôn của mình.
Người ta bảo: nếu không có sức khoẻ thì phải khôn khéo mới được việc. Thực lực của xã hội VN dưới sự lãnh đạo của các cụ thì yếu như một đứa bé. Còn sự khôn khéo, trí tuệ, thì các cụ loay hoay mãi cũng không lấy đâu ra những bộ óc tiên tri vĩ đại (gốc Việt Nam) để nhìn ra một con đường khác hơn con đường đại lộ dân chủ mà cả thiên hạ đã đi một cách thành công hàng mấy trăm năm nay, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh nhưng vẫn giữ nguyên được quyền cai trị độc tôn của mình. Có nghĩa là, loay hoay tìm kiếm một giải pháp “Sói vẫn no, mà cừu vẫn còn nguyên vẹn”. Chuyện nghe tưởng như đùa!…
Các thành phần bảo thủ cực đoan trong đảng cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe doạ đến quyền lợi cai trị.
Giai cấp lãnh đạo VN có biết rằng ta cần phải học cách làm kinh tế của tây phương mới mong phát triển đất nước không? Các cụ không những biết mà còn biết rất rõ lắm chứ, nên lãnh đạo ta đã trả tiền thuê những nhóm nghiên cứu, những chuyên gia về kinh tế của đại học Harvard Mỹ giúp đở. Tuy nhiên, Các báo cáo về kinh tế của bọn này đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có những giải pháp nghịch nhĩ lãnh đạo. Tây nó đồn rằng nhóm này “được” yêu cầu không được động đến một số thứ khi đề xuất trong các báo cáo. Đương nhiên là không thể có thứ phân tích, tích “phân” như thế từ Harvard, vì thế mà bọn nó chán không làm nữa.
Vậy thì VN có thể THOÁT TRUNG không? Nước Anh để phát triển đến hàng đầu thế giới cần tới quá trình 300 năm. Nước Mỹ quật khởi sau đó chỉ cần tới 100 năm. Khi Nhật Bản vươn mình dậy từ đống đổ nát chiến tranh, nó mất 30 năm để đạt đến vị thế siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới. Đài Loan, Hàn Quốc, hoá rồng với thời gian còn ngắn hơn nhiều, chỉ ngót nghét 25 năm. Một nửa VN từ 1954-1975 cũng đã THOÁT TRUNG đã từng có “hòn ngọc viễn đông”. Không có điều gì là không thể, ngoại trừ việc tìm đúng giải pháp và con đường cho nó.
Vấn đề ở đây là ” làm thế nào ” thôi! Làm thế nào để THOÁT TRUNG là một vấn đề mới cần mổ xẻ. Tôi không dám cho rằng mình biết câu trả lời. Tuy nhiên những ý kiến sau đây chỉ là đóng góp cho một cuộc động não chung:
Hãy lấy Sing là ví dụ. Sing bây giờ trực thuộc TQ, nhưng người Sing họ vẫn cho rằng họ ở một tầm vóc cao hơn dân lục địa TQ, Để vươn lên thành một trong những cường quốc thế giới, Sing có ba yếu tố:
1. Một nền pháp trị chuẩn mực, cái Sing được thừa hưởng từ Anh.
2. Một đội ngũ lãnh tụ có tầm nhìn, có tâm và thực sự sống với động cơ cống hiến cho quốc gia.
3. Biết trân trọng và phát triển nguồn lực con người, ở đây là hệ thống giáo dục và đạo tạo đội ngũ trí thức và chuyên viên có trình độ và tay nghề cao.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý