The Lost Symbol - Ra mắt cuốn sách thứ 5 của Dan Brown
Xem thêm:
- Dòng sách best seller của Dan Brown
- Giải mã “Mật mã DaVinci”
- Vài phân tích nội dung cuốn Mật mã Da Vinci
- Thiên thần và ác quỷ
- Sự thật về thiên thần, ác quỷ và phản vật chất
- Pháo đài số
- Điểm dối lừa
The Lost Symbol (Biểu tượng bị mất - đã từng được biết đến dưới cái tên Chìa khóa của Solomon dự kiến ra mắt từ năm 2007) là cuốn sách thứ 5 của Dan Brown vừa phát hành ngày 15.09.2009 trên toàn nước Mỹ được mong đợi như 1 tác phẩm bom tấn khác của Dan Brown sau Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci) được bán 81 triệu bản trên toàn thế giới và Angels and Demons (Thiên thần và Ác quỷ).
Sau khi The Da Vinci Code ra mắt, các tiểu thuyết trước đó của ông Brown - 'Angels and Demons' (Thiên thần và Ác quỷ), 'Deception Point' (Điểm dối lừa) và 'Digital Fortress' (Pháo đài số) - đều trở thành sách bán chạy trên thị trường quốc tế.
The Lost Symbol của Dan Brown dội bom tấn lên thị trường xuất bản
Theo báo New York Times, Hãng xuất bản Doubleday cho biết sẽ tung ra thị trường 5 triệu cuốn The Lost Symbol. Giám đốc hãng bán lẻ trên mạng Amazon.com Jeffrey P. Bezos mô tả cuộc ra mắt của The Lost Symbol là "một trong những sự kiện xuất bản được mong đợi nhất trong lịch sử". The Lost Symbol sẽ được dịch ra 50 thứ tiếng.
Tại Mỹ, Anh và Canada, rất nhiều hiệu sách mở cửa từ ngày 14-9 cho đến nửa đêm để độc giả thiếu kiên nhẫn có thể mua cuốn tiểu thuyết lúc 0g 1 phút ngày 15-9. Số lượng người đặt mua trước The Lost Symbol tại hãng bán lẻ sách lớn nhất nước Mỹ Barnes & Noble trong mấy ngày qua tăng vọt, vượt qua mọi đầu sách khác. Trên Amazon.com, từ tuần trước đã có hơn 70.000 cuốn được đặt mua.
Từ nhiều tháng qua, trên các mạng xã hội như Facebook hay Twitter, người đọc đã háo hức dự báo và thảo luận về nội dung và những bí mật trong The Lost Symbol.
Trên báo New York Times, nhà phê bình Janet Maslin mô tả cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đến mức "không ai có thể rời mắt khỏi các trang sách khi chưa đọc xong", và cho rằng tác giả Dan Brown "đã đem lại sự hấp dẫn cho một thể loại truyện đã bị bỏ rơi". Nhà phê bình không tiếc lời tán dương ngay khi nó còn chưa ra mắt là "một tác phẩm khiến bạn không thể đặt xuống, cho dù tác giả có đôi chút lạm dụng các biểu tượng, ký tự mà quên đi tính logic của câu chuyện".
Nguồn tin tạp chí Variety tiết lộ Hãng phim Columbia Pictures cũng đã mua bản quyền The Lost Symbolđể dựng thành phim.
Janine Cook, đại diện Waterstone - nơi có chi nhánh duy nhất ở London bán bản sách có chữ ký của tác giả, cho biết: "Gần như chắc chắn, đây sẽ là cuốn sách bán chạy nhất thập kỷ, vượt qua cả Harry Potter and the Deathly Hallows".
Tác giả Dan Brown đã hé lộ trên website của mình rằng: "Cuốn tiểu thuyết này là một hành trình lạ lùng và tuyệt vời. Dành ra 5 năm để nghiên cứu tài liệu và viết 12 tiếng mỗi ngày quả là một thử thách lớn. Cuộc đời Robert Langdon còn thay đổi nhanh hơn cả chính đời tôi".
Còn tại Việt Nam, Công ty cổ phần xuất bản và truyền thông IPM đã mua bản quyền tác phẩm này, dự kiến phát hành bản tiếng Việt vào tháng 1-2010. Fahasa cũng đã mua 1.000 cuốn nguyên bản để phát hành trong dịp này, giá bán 554.000 đồng. Như vậy, bạn đọc Việt Nam sẽ có được tác phẩm này trong tay bằng tiếng Việt trong một ngày không xa.
Cốt truyện The Lost Symboll ("Biểu tượng bị mất")
Trong cuốn sách mới, Dan Brown tập trung vào những bí mật của Hội Tam Điểm (Freemason).
Một lần nữa bạn đọc sẽ được theo chân giáo sư biểu tượng học của Đại học Harvard Robert Langdon, từ châu Âu trở về Washington trải qua hành trình dài 12 tiếng giải mã những ký tự bí ẩn. Tại đây, Robert Langdon một lần nữa lại phải lao vào cuộc đua với những kẻ giết người thần bí nhằm tìm hiểu những mật mã bí ẩn trong đó chứa đựng những sức mạnh và bí mật của người cổ đại mà loài người chưa từng biết tới.
Nội dung cuốn sách vô cùng ly kỳ, nhiều mật mã hóc búa và những tình tiết lắt léo khiến cho người đọc bị cuốn hút từ đầu tới cuối. Phần lớn bối cảnh truyện là ở Washington nhưng là một Washington hoàn toàn khác với những gì người ta biết tới. Tất cả những thư viện của Quốc hội, tới Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, đài tưởng niệm Washington... đều là nơi chứa đựng những địa điểm bí mật đã tồn tại trước nước Mỹ mà chưa bao giờ được biết đến.
Câu chuyện mở đầu vào năm 1991, một văn kiện bí mật bị khóa kín trong két sắt giám đốc CIA. Nó vẫn nằm yên đó đến ngày nay...
Giáo sư Robert Langdon lại tiếp tục điều tra những chuyện thâm cung bí sử ở Washington liên quan đến CIA và Hội Tam Điểm Pháp mà những thành viên có công xây dựng phần lớn nhà cửa và đền đài ở Washington. Đặc biệt là cuộc truy tìm một kho báu chôn giấu ở ngay tại thủ đô - một khu vực có tên là Rosselyn và còn có liên quan đến hội "Những cha đẻ của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ" ( FFA - Founding Fathers of America).
... ... Chuyện xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa ở trung tâm thủ đô Washington, tâm điểm của câu chuyện là vềHội Tam Điểm.Langdon nhận được lời mời từ người bạn cũ - một cố vấn có tên Peter Salomon ( mang "cấp bậc 33"1) -Cấp Danh dự của Hội Tam Điểm) đến thỉnh giảng thay cho một diễn giả bỏ cuộc vào giờ chót tại National Statuary Hall (Sảnh vinh danh quốc gia thuộc Điện Capitol- Trụ sở của Quốc hội Hoa Kì). Tuy nhiên, thay vì trình bày bài nói chuyện của mình, kể từ đó, Langdon vướng vào một cuộc phiêu lưu hết sức gay cấn khi Langdon phát hiện ra trên tay phải của Peter Salomon có hình xăm lấy từ trong biểu tượng Bàn tay của sự bí ẩn và hình xăm ấy hướng lên phía trên bích họa Sự phong thánhcủa Washington trên mái vòm trong Điện Capitol. Sự phát hiện này đã dẫn đến một cuộc chơi "mèo vờn chuột" xuất hiện trong các bảo tàng và các viện kiến trúc của thành phố.
... Langdon cùng với Katherine Solomon2) - em gái của Solomon, một tiến sĩ tâm lý bị đặt trong cuộc đấu trí với Mal'akh2) , một kẻ tự thiến, một tên tội phạm khét tiếng nguy hiểm với đầy hình xăm trên người, và là kẻ đang truy tìm một nguồn năng lượng cổ xưa. Mal'akh đã bắt Peter làm con tin, để chuộc mạng sống của Peter, Langdon phải giải mã những bí mật cổ xưa cho hắn. Cùng lúc, Trưởng phòng An ninh CIA Inoue Sato cũng yêu cầu Langdon giúp đỡ giải mã những bí ẩn bởi an ninh quốc gia bị đe dọa nếu tên tội phạm công bố video bí mật về một nhân vật quyền lực Washington và là kẻ có quyền năng trong hội kín Tam Điểm. Những khám phá và manh mối giúp giải đáp bài toán khó này đều dẫn đến Thư viện Quốc hội, Thư viện Viện Smithsonian, Nhà tưởng niệm Quốc gia George Washington, Quảng trường Tự do, Vườn thực vật Hoa Kỳ, và Nhà thờ Chính Washington. Một vài đoạn mật mã trong cuốn sách sử dụng những khối vuông ma thuật giống như trong tác phẩm Melencolia I năm 1514 và Trật tự bát giác do Benjamin Franklin tạo ra. Quá trình tiến hành thuật giả kim cũng đã hé lộ vài manh mối quan trọng để tìm ra câu trả lời.
Tại phòng thờ ở tầng trên cùng của Nhà thờ Washington (Trụ sở chính hội Tam điểm), Mal'akh tiết lộ rằng anh chính là người con trai tên là Zachary của Peter. Bất mãn với cách đối xử của cha mình, ông đã giả chết trong một nhà tù tại Thổ Nhĩ Kỳ và trải qua lễ hiển linh tôn giáo ở Ai cập, tìm ra sự cần thiết cầu nguyện, tuân theo giáo luật và hoàn thành chuyển đổi mình như một vị thánh.
Cố tái tạo những câu chuyện Kinh Thánh của Abraham Licoln về hy sinh của người con trai, Zachary cố gắng khiến cha mình giết mình bằng dao để hiến tế đặc biệt trước bàn thờ Hội Tam Điểm. Nhưng do Langdon đã giải mã được, bằng xung điện từ cực mạnh từ trực thăng, CIA đã vô hiệu hóa việc phát tán video qua laptop của Zachary và Mal'akh bị bắn chết bằng tên lửa từ trực thăng.
Peter sau đó đưa Langdon đến Đài tưởng niệm Washington, tiết lộ rằng những điều Mal'akh đã tìm được thực sự nằm trong sách Kinh Thánh, kinh Koran, và kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ giáo, và rằng chân lý mà Bí ẩn cổ đại tiết lộ đó là con người không phải là những thực thể của Chúa mà sự thực là, mỗi người đều có khả năng sở hữu vị thần trong chính mình. Một khi họ nhận ra điều này, họ sẽ mở được cửa ngõ đi tới tương lai huy hoàng.
Mọi tổ chức trong tiểu thuyết này như Hội kín Tam Điểm, Invisible College, Office of Security, SMSC, và Institute of Noetic Sciences hiện vẫn tồn tại.
Mọi chi tiết nghi thức, công nghệ, nghệ phẩm, tượng đài trong tác phẩm này đều có thật.
Sự trở lại của nhà văn sau 6 năm
Sau 6 năm kể từ khi để cho tác phẩm "The Da Vinci Code" làm mưa làm gió trên toàn thế giới, Dan Brown đã trở lại đầy tự tin: "Tôi tin chắc rằng "The Lost Symbol" sẽ hoàn mỹ tới 95%. Sau 6 năm, cuộc sống của tôi đã phong phú hơn rất nhiều, tôi đã gặp gỡ nhiều người, trao đổi nhiều câu chuyện và trau dồi khiến kinh nghiệm viết lách cũng trở nên tuyệt hơn". Dan Brown cho biết để hoàn thành tác phẩm, ông đã dành tới 5 năm để nghiên cứu tài liệu, các sách kinh thánh và viết 12 tiếng mỗi ngày, từ 4 giờ sáng tới khuya, ngay cả Giáng Sinh cũng không nghỉ".
Trả lời câu hỏi phóng viên The Wall Street Journal về việc tại sao nhà văn phải mất tới sáu năm sau Mật mã Da Vinci để viết quyển sách nối tiếp The Lost Symbol, Dan Brown nói do “các dữ kiện và ý tưởng khá phức tạp nên tôi phải mất nhiều thời gian để xử lý”. Tác giả The Lost Symbol nói sứ mệnh của nhà văn là viết quyển sách hay nhất mà ông có thể, và hi vọng những quyển sách của ông “sẽ là chất xúc tác nhắc mọi người đọc sách vui thú thế nào và tìm tới sách”.
Dệt sự kiện thật thành chuyện hư cấu * Ông phải kiểm tra các sự kiện nhiều như thế nào? - Cuộc nghiên cứu của tôi có nhiều tầng. Tôi sẽ phải tới nơi tôi muốn viết ít nhất là ba lần để đảm bảo những mô tả của mình là chính xác. Anh không thể nào biết chi tiết nào sẽ đưa vào truyện nếu chỉ tới đó hai lần. Và tôi sẽ trò chuyện với người quản lý tòa nhà hoặc chuyên gia ở đó để bảo đảm những gì tôi nắm bắt là chính xác. Không ai được đọc bản thảo trước khi nó được chuyển tới nhà xuất bản. Nhưng nhà xuất bản của tôi cũng có người kiểm tra sự kiện và vì vậy anh chịu sự soát xét khá kỹ. Như vậy có thể nói tôi đan dệt sự kiện thật thành câu chuyện hư cấu. * Sự giàu có có làm ông thay đổi? - Không, tôi vẫn phải dậy vào 4 giờ sáng mỗi ngày để viết. Và mỗi sáng tôi vẫn đối mặt với trang giấy trắng. Các nhân vật đâu quan tâm tới việc tôi kiếm được tiền. Tôi vẫn có những người bạn như đã từng có và vẫn cưới người phụ nữ tuyệt vời từng cưới. Tôi vẫn đi chiếc Lexus bốn năm tuổi. Tôi không nghĩ tới tiền. Tôi có nó nhưng không bị lôi cuốn vào quần áo đẹp hay du thuyền, xe hơi đặc biệt. * Tiêu chuẩn thành công của ông là gì? - Những giáo viên tốt nhất thường làm bạn tò mò. Nếu những quyển sách của tôi cũng làm được điều đó thì tôi sướng ngất ngây! (trích trả lời phỏng vấn của Dan Brown trên The Wall Street Journal) |
1)Hội Tam Điểm (Masons, hay Masonry, Freemasonry) là một giáo phái bí mật , một tổ chức bí mật. Bề mặt của tổ chức Tam Điểm được núp dưới hình thức một CLB, một hội tương trợ, từ thiện.
Nhưng ở cấp bậc cao thì rõ ràng là một tổ chức bí mật. Hội chia hội viên thành 32 cấp bậc: thông thường là Thợ tập sự (Apprenti), tới Thợ bạn (Compagnon) và Thợ cả(Maître). Cấp lãnh đạo được chọn trong các Thợ cả họp thành Ban Trung Ương (Centre). Phụ nữ được gia nhập như hội viên tán trợ.
Một thành viên khi lên tới cấp ‘master Mason' mang đẳng cấp cao (cấp 32 là cao nhất. Cấp 33 là cấp danh dự), họ phải tuyên thệ chối bỏ Thiên Chúa và nhận Lucifer làm Chúa của họ! Những 'đỉnh cao trí tuệ' này mới là những người vạch ra kế hoạch nhằm đầu độc con người, đánh phá Giáo Hội, quảng bá những tư tưởng sai lầm trên thế giới, qua các thành viên ở cấp thấp 'ngây thơ nhưng trung thành', là những người sống giữa lòng xã hội.
Hội viên mang trên tay một nhẫn bạc, trên mặt chạm hình tam giác, thêm mũi tên nếu là cấp lớn. Có nhiều chi hội. Mỗi chi hội do một huynh trưởng phụ trách. Họ thường họp ở một nơi gọi là đền thờ để nhắc lại các đền thờ của vua Salomon.
Tổ chức Tam Điểm xuất hiện vào thời trung cổ, khởi đầu là một tổ chức công đoàn thương mại của các thợ nề chuyên nghiệp xây cất các thánh đường, xuất phát ở Lombardia, thủ phủ là Milan (Italia), vào thế kỷ 18, rồi bành trướng khắp châu Âu (tk XI-XII). Vì các hội viên phải thề giữ bí mật nên nghiệp đoàn có tính cách một “hội kín” hay “thợ nề tự do”.Gọi là Tam điểm vì căn cứ vào chữ ký của mỗi hội viên đều có 3 chấm bên cạnh như mật hiệu để nhận nhau.. Dần dần chuyển thành một tổ chức tôn giáo bí mật.
Đến khoảng năm 1717, tổ chức Tam Điểm được tổ chức khá hoàn bị, được gọi là tổ chức Tam Điểm mới (modern Masonry). Trong tuyên ngôn của tổ chức Tam Điểm: 'Hội Tam Điểm thực thi bác ái và lòng từ thiện, cùng cố gắng để phát triển phúc lợi xã hội. Khắp nơi trên thế giới, hội Tam Điểm chăm sóc cho những người anh em bần cùng, các cô nhi góa phụ; sửa sang nhà cửa; giúp đỡ đất nước của các thành viên đang bị chiến tranh tàn phá; hỗ trợ chương trình nghiên cứu y tế; môn y học người già; ngân hàng hiến máu; các chương trình cho giới trẻ và các cựu chiến binh; cấp học bổng; chuyên cần vun đắp nhân cách.'.
Nhiều danh nhân trên thế giới là hội viên Tam Điểm như các tổng thống Mỹ (Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson v.v...) , thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Chili Allende, các nhân vật trọng yếu trong cuộc cách mạng Pháp (đại tướng La Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thể gia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và những nhà lãnh đạo Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France, Gambetta v.v...), những nhà bác học (Alexandre Flemming, người phát minh ra thuốc Pénicilline; Lumière, ông tổ điện ảnh Laplacev.v...), những nhạc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle, tác giả bài quốc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác giả bài Quốc Tế Ca của các đảng Xã Hội và Cộng Sản v.v...), các văn sĩ và triết gia nổi tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Pouchkine, Stendhal v.v...) các phi hành gia lên mặt trăng (Gordon, Cooper, Aldrin, Gleen), các diễn viên điện ảnh (Clark Gable, John Waynev.v...)...
Tổ chức Tam Điểm tuyên bố họ không mời ai tham gia hội. Hội chỉ nhận những ai hiểu và tình nguyện tham gia. Tuy nhiên, có một ranh giới nhỏ ở đây (và cũng thật sắc bén), đó là tổ chức Tam Điểm nêu lên những lợi ích to lớn của một thành viên Tam Điểm, và góp ý rằng người đó nên tham gia! 'Người đệ đơn biết điều đó trước khi họ ký tên vào đơn xin nhập hội. Họ phải trả lời câu hỏi: Bạn có tin vào Chúa không, trước khi đơn xin được chấp nhận. Họ phải tuyên xưng niềm tin vào Đấng tối cao trước khi họ được làm lễ kết nạp. Điều này có thể làm cho nhiều người hài lòng. 'Nhưng lưu ý rằng, người ứng đơn không bao giờ bị hỏi : Chúa nào? Họ tin vào Chúa nào cũng được...hội Tam Điểm không quan tâm!'
Thực ra, ngay khi họ dùng danh từ Chúa, 'Hội Tam Điểm thường chỉ về Chúa của họ bằng một tên đặc biệt riêng : Great Architect of the Universe (G.A.O.T.U - Vị kiến trúc sư vũ trụ vĩ đại). Ở cấp thấp, 'Chúa' được hiểu theo nghĩa rộng rãi hơn: Thiên Chúa, G.A.O.T.U, Jehovah, Allah, Phật ,Brahma, Vishnu, Shiva, hay Great Geometer...
2) Giới phê bình chỉ ra, Katherine trong cuốn sách này khá giống với mối quan hệ giữa Langdon và Sophie Neveu trong Mật mã Da Vinci hay với Victoria Vetra trong Thiên thần và ác quỷ. Còn Mal'akh chỉ là dạng biến đổi của Hassasin từ Thiên thần và ác quỷ hay Silas từ Mật mã Da Vinci. Độc giả có thể thấy nhiều điểm lặp lại, hay cách đẩy tình huống đến độ căng thẳng na ná như các cuốn trước của Dan.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh