Thể chế và nguồn lực con người

05:29 CH @ Chủ Nhật - 06 Tháng Hai, 2022

Qua mỗi vụ scandal, lòng tin trong xã hội vào sự trung thực, sự tử tế và cái thiện lại giảm thêm một mức...

Chẳng cần phải nói nhiều về vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển đi lên, thịnh vượng hay lụn bại, suy tàn của một quốc gia. Thế giới ngày nay cũng như trong lịch sử đầy những tấm gương về sự thành công của những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng giàu có về nguồn lực con người, và biết cách sử dụng nguồn lực quý giá đó để tạo ra những thành tựu đáng kinh ngạc; ngược lại thế giới cũng cho ta những bài học về sự thất bại đau đớn của những quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại phải rước lấy “lời nguyền tài nguyên” khiến đất nước sa lầy trong đói nghèo và bất ổn triền miên.

Nguồn lực con người thay vì được phát huy giúp đất nước đi lên thì đã bị hủy hoại trầm trọng bởi nạn tham nhũng, lợi ích nhóm, xâu xé, cướp đoạt của chung, vì thể chế không thuận lợi cho sự phát triển của nguồn lực con người có phẩm chất và tài năng đích thực.

Câu chuyện dài, mang tính tiêu biểu của ngành y (nhưng không phải chỉ riêng ngành y) năm qua ở ta với hàng loạt quan chức, từ thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng đến giám đốc bệnh viện (trong đó có những bệnh viện lớn, tiếng tăm như Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Mắt TP.HCM), giám đốc trung tâm phòng chống bệnh tật (CDC) một số tỉnh thành bị khởi tố, bị bắt giam vì nhiều tội danh khác nhau nói lên nhiều điều cơ chế vận hành trong ngành và về môi trường thể chế.

Phẩm chất của nguồn lực con người mới là động lực đưa quốc gia phát triển. Ảnh: Kiếng Cận

Bởi câu chuyện không còn dừng ở những tiêu cực, tham nhũng của một số cá nhân riêng lẻ mà với từng ấy cán bộ từ cao đến thấp bị khởi tố, bắt giam, nó đã mang tính chất của một ung nhọt khá phổ biến trong ngành. Đến mức có người, được dư luận coi là bác sĩ, chuyên gia giỏi trong một chuyên ngành “hot” như tim mạch, có thể sống đàng hoàng bằng thu nhập chính đáng của một chuyên gia danh tiếng, cũng không thoát khỏi được cái cơ chế vận hành sản sinh ra tệ nạn, dẫn con người ta đến tiêu cực, dù có thể họ đã có sẵn vấn đề về phẩm chất. Trong một cơ chế hợp lý, lành mạnh, xu hướng tiêu cực sẽ bị khống chế, và ngược lại.

Đó là cái cơ chế vận hành nhập nhằng giữa công và tư, bệnh viện công nhưng dưới cái vỏ “xã hội hóa” lại cho tư nhân đặt máy móc trang thiết bị trong bệnh viện công với cái giá được “thổi” lên gấp nhiều lần để tư nhân và lãnh đạo bệnh viện chia chác nhau lợi nhuận trên nỗi khổ đau của người bệnh; là tệ nạn đấu thầu cung cấp trang thiết bị cũng với kiểu cách lách luật, “thổi” giá để ăn chia; là thực trạng mua bán chức vụ được không ít người có tâm huyết trong ngành tiết lộ, mà một khi đã bỏ tiền mua, đầu tư thì người ta phải thu lại bằng mọi giá, cả vốn lẫn lời. Với cơ chế vận hành đó, người tốt, người công chính dù có tài cũng khó mà chen vào hay trụ lại được, mà nếu có trụ lại được cũng sẽ dần dần phải thỏa hiệp, biến chất.

Một thể chế không rạch ròi công và tư, một thể chế thiếu minh bạch trong tuyển dụng và đề bạt, một thể chế không khuyến khích sự liêm chính và trách nhiệm giải trình… thể chế đó sẽ dẫn tới nạn tiêu cực, tham nhũng lan tràn, và sự phung phí, lụn bại các tài năng.

Nhưng cơ chế vận hành từ đâu ra? Nó bắt nguồn từ thể chế. Một thể chế không rạch ròi công và tư, một thể chế thiếu minh bạch trong tuyển dụng và đề bạt, một thể chế không khuyến khích sự liêm chính và trách nhiệm giải trình… thể chế đó sẽ dẫn tới nạn tiêu cực, tham nhũng lan tràn, và sự phung phí, lụn bại các tài năng. Cái giá phải trả cho sự kéo lùi sự phát triển của đất nước là không thể đong đếm hết.  

Nếu không xây dựng được một thể chế biết ủng hộ, sử dụng và phát huy những tài năng đích thực và chính trực thì xã hội sẽ chỉ “hớt váng” được những thứ gọi là “phát triển” không thực chất và để bị dẫn dụ bởi những kẻ lẻo mép, giả đạo đức luôn nói những điều tốt đẹp, nhân nghĩa cốt để thỏa mãn lòng khát khao, mong đợi của người dân về thành tựu của đất nước nhưng lại đâm sau lưng người dân bằng những thủ đoạn lừa dối, gian manh.

Trong kinh doanh, một Khải Silk trước đây hay một Việt Á vừa xảy ra đã mang lại cho chúng ta bài học về việc một số kẻ khéo dối lừa công chúng bằng chiêu ve vuốt lòng “tự hào dân tộc” của người dân với những sản phẩm dán nhãn “made in Vietnam” để thu lợi bất chính ra sao, cho đến khi sự thật được phơi bày.

Trong giáo dục, văn hóa, một “nhà máy sản xuất bằng giả” như Đại học Đông Đô đã đánh lừa cả xã hội và nhà nước bằng cách giúp những kẻ bất tài mua bằng giả để ngoi lên trong quan trường, gây mất lòng tin trầm trọng vào tri thức, vào nền giáo dục, vào bộ máy nhà nước, gieo rắc sự hoài nghi đối với trí thức và sự thiện lương của con người nói chung như thế nào, tưởng cũng không cần phải nhắc lại.

Qua mỗi vụ scandal như thế, lòng tin trong xã hội vào sự trung thực, sự tử tế và cái thiện lại giảm thêm một mức. Nếu thể chế không kịp thời sửa đổi, tạo điều kiện cho những con người có phẩm chất và tài năng thật sự được phát huy sở trường của họ, thúc đẩy xã hội đi lên thì có thể thấy trước là sẽ có ngày lòng tin đó của xã hội hoàn toàn cạn kiệt và xã hội lúc ấy sẽ rơi vào tình cảnh nào, thật khó đoán. 

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Con người - Tiền đề của sự phát triển

    08/04/2020Nguyễn Trần BạtTrước khi nói về vai trò của nguồn lực con người trong một nền kinh tế, ta phải nói đến tính năng động của nền kinh tế. Tính năng động vô cùng quan trọng như thế nào trong điều kiện kinh tế thị trường, có lẽ không cần nhắc lại...
  • Để trở thành thượng lưu: doanh nhân Việt còn bao xa?

    12/06/2016Bùi Quang MinhVậy thế nào là người thuộc giới thượng lưu và doanh nhân cần những điều kiện gì để nằm trong tầng lớp thượng lưu của xã hội?
  • Việt Nam! Mong ước hùng cường

    03/05/2016Thiện ĐạoCó lẽ Nhân dân Việt Nam về khát vọng, tính lãng mạn , thông minh và sự cần lao không thua kém bất cứ các Dân tộc nào khác trên Thế giới ! Đất nước Việt tươi đẹp hơn nhiều nơi khác trên Địa Cầu ! Lịch sử của chúng ta cùng nền văn hiến thuộc loại dài và dày nhất ...những gần 4000 năm.... Nhưng chưa bao giờ chúng ta trăn trở mạnh mẽ như hôm nay : bao giờ Quốc gia Việt Nam hùng cường ???!!!
  • Tư tưởng của Phan Bội Châu về nội lực

    08/10/2015Nguyễn Văn HòaTư tưởng về nội lực luôn xuyên suốt trong đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu. Để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt Nam, chúng ta phải có một nguồn lực mạnh. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến với một nền kinh tế tự cung, tự cấp lại phải đối mặt với một nước đế quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, theo Phan Bội Châu...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • ‘Thể chế chính trị’ - sự tương tác giữa giới Lãnh đạo và Nhân dân

    23/03/2015Nguyễn Tất ThịnhGiới Lãnh đạo xưa nay, đâu cũng vậy, có tâm lý định hướng tư tưởng là : cho Nhân dân nhận thức khác đi / lệch hướng sao có lợi cho việc lãnh đạo của họ, rất ngại khi để Nhân dân hướng chú ý vào chính trị, lại càng không thích can dự vào thể chế chính trị…
  • “Không thể yêu nước trong sự vô minh”

    27/03/2014GS. Nguyễn Xuân XanhNgười Nhật nổi tiếng trong lịch sử là dân tộc đọc sách vào bậc nhất thế giới. Quyển Self-help (Tự lo) của Samuel Smiles từng là best-seller tại Anh, Mỹ, bán được 250.000 quyển cuối thế kỷ 19, nhưng khi được dịch sang tiếng Nhật đầu thời Minh Trị (1868) bán đến 1 triệu bản!
  • Xây dựng thể chế cho phát triển

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thể chế lạc hậu chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển. Thế giới thứ ba với thể chế chính trị lạc hậu đang phải đối mặt với bài toán xây dựng thể chế. Vậy thể chế nào là tối ưu cho sự phát triển của thế giới thứ ba?
  • Để năng lực cá nhân được phát huy

    27/06/2007Phạm Đức RụcSự nghiệp lớn của quốc gia dân tộc nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước mạnh, giàu. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ "biết làm" - là nguồn nhân lực. Con người nằm trong nguồn ấy tài năng đến đâu, đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho quốc gia dân tộc...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • xem toàn bộ