Thanh niên cầm biển ‘tôi từng ăn cắp' phản đối làm nhục nữ sinh
"Hơn 10 năm trước, tôi từng ăn cắp sách tại đây và bị bắt... hãy vị tha và đối xử nhân văn với lỗi lầm của trẻ nhỏ" - chàng trai in lên tấm biển cầm trước ngực.
Chàng thanh niên đã đứng khá lâu với tấm biển này tại khu vực nhà sách ở quận 1, TP HCM khiến rất nhiều người đi đường tò mò.
Anh tâm sự 10 năm trước, anh cũng đã từng ăn cắp sách tại đây và bị bắt, nhưng không có ai trói và bắt anh đeo tấm biển như nữ sinh bị treo biển "tôi là người ăn cắp".
Trước đó, ngày 10/4, một nữ sinh trung học cơ sở đã bị trói hai tay và đeo tấm biển "Tôi là người ăn trộm". Nữ sinh này bị cho là đã ăn cắp 2 cuốn sách trong một siêu thị ở Gia Lai. Tấm ảnh chụp lại vụ việc sau khi được đăng trên Facebook đã khiến cộng đồng phẫn nộ.
Người thanh niên với tấm biển trên tay.
Hành động của anh rất được chú ý.
Trên trang cá nhân của mình, chàng trai chia sẻ: “Tôi chỉ muốn cảm ơn những người hơn 10 năm trước đây đã hành xử hết sức rộng lượng và nhân văn đối với một tên trộm.”
Xuất phát từ vụ việc cô học sinh Liên - học lớp 7 cùng bạn học một trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tới siêu thị Vĩ Yên (huyện Chư Sê) trộm hai cuốn sách truyện mà cô yêu thích về Trạng Quỳnh có giá trị 10.000 đồng/ cuốn đã bị các nữ nhân viên siêu thị bắt giữ. Hai em 13 tuổi đã bị dán băng keo chặt vào lan can cửa chính, ngực dán tờ giấy in chữ "Tôi là người ăn trộm". Nhân viên siêu thị còn chụp ảnh và đưa lên Facebook.
Hai cuốn sách mà bé Liên đã lấy trộm
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn cho rằng đây là hình phạt mang tính nhục mạ không có tính nhân văn và không thể chấp nhận được. Hình phạt này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm hồn trẻ.
Ở góc độ một người làm công tác giáo dục, theo tiến sĩ Quỳnh Dao, đối với một học sinh lớp 7, các bé đang trong quá trình hình thành giá trị chuẩn mực chứ chưa phát triển ổn định. Việc trót phạm phải sai lầm ở độ tuổi này không phải là lạ, chính vì thế khi trẻ phạm sai lầm, người lớn nên xem xét kỹ và có hướng nhắc nhở hơn là trừng phạt theo kiểu "một lần ăn cắp một lần chặt tay".
Theo bà Dao, càng nguy hiểm hơn khi áp dụng hình thức làm nhục trẻ trước nhiều người. Cách làm của siêu thị là vì lợi ích trước mắt, muốn răn đe người xung quanh theo kiểu "ai ăn trộm sẽ bị thế này", hơn là răn đe bé Liên. Giảng viên tâm lý khẳng định kiểu hình phạt làm nhục hoàn toàn không thể áp dụng cho đứa trẻ ở độ tuổi này.
"Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của bé. Nó khiến các em nghĩ mình khó có thể lấy lại danh dự, rằng mình sẽ bị mọi người nhìn như kẻ xấu suốt đời", Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn nói.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân