Tại sao trình độ ở VN thấp hơn ở các nước khác?
1) Học thuộc lòng. Giáo Sư Toán Hoàng Tụy nói "Truyền Thống Từ Chương, Đường Trường Đuối Sức". Khi mình dùng trí óc để nhớ thì không còn chỗ cho nhiều thứ khác nữa. Càng đi đường xa càng kém so với sinh viên ngoại quốc. Các học sinh VN làm toán, lý hoá ở bậc trung học rất nhanh và thi quốc tế đoạt nhiều giải. Được bao nhiêu người VN phát minh ra cái mới về toán học mặc dù có rất nhiều người đoạt giải quốc tế? Khi đi làm có ai cấm ta mở sách coi các công thức không? Cái quan trọng là phải biết xài công thức nào trường hợp nào, v.v.
2) Dùng người sai. Tại sao phải dùng những người có bằng Thạc Sĩ hoặc Tiến Sĩ để dậy Trung Học Chuyên Nghiệp hoặc Trung học phổ thông? Những người dạy THCN chỉ cần những người thợ có tay nghề giỏi. Những kỷ sư đã ra ngoài hãng tư làm rồi. Người có bằng Tiến Sĩ chỉ dạy trình độ Cao Học trở lên và phần giờ còn lại hướng dẫn sinh viên sắp ra trường Cao Học và nghiên cứu. Vì khi đã ra Tiến Sĩ (Tiến Sĩ có chất lượng thật sự) họ đã qua nhiều năm học cách nghiên cứu và đã đọc sách rất nhiều nên họ biết rất nhiều. "Giết gà không cần dao mổ trâu".
3) Lối giáo dục hơi cổ. Ở Tây Phương thông thường thầy dạy ở Đại Học là do sách tự thầy viết hoặc sách ngoại quốc mà thầy nghĩ là thích hợp cho sinh viên. Có một vài cuốn sách chuyên môn Đại Học ở VN do dịch ra từ sách ngoại quốc ra sai bét vì người dịch không phải là người chuyên môn hoặc trình độ còn thấp nên không hiểu ý nghĩa (dịch quá sát từ mà không dịch theo ý nghĩa của nó).
4) Nhiều người có bằng Tiến Sĩ ở VN viết sách cho bậc Trung Học hoặc dạy ở trung học mặc dù họ dư sức tìm được việc làm ở ĐH. Tại Sao vậy? Lãng phí vô ích. Ở Tây Phương thì phải coi xin được việc làm ở đâu vì Tiến Sĩ cũng nhiều nên đôi khi dạy thấp hơn Cao Học nhưng cũng không dạy THCN hoặc TH phổ thông.
5) Nhiều người VN có một sai lầm lớn là những người làm ở trường ĐH mới là người giỏi. Người giỏi là những người đã có bằng cao và đã ra ngoài hãng tư làm việc. Có nghĩa là vừa Lý Thuyết vừa Thực Hành. Họ phải biết ở ngoài đời sẽ giải quyết vấn đó như thế nào thì mới dạy tốt được. Vẽ một hình tròn trên giấy dễ hơn cắt một miếng sắt hình tròn.
6) Ở VN có rất nhiều Tiến Sĩ về Xã Hội và Nông Nghiệp, nhưng thấy ít người có bằng Tiến Sĩ về Khoa Học Tự Nhiên thí dụ như Xây Dựng, Cơ Khí, Hoá Học, v.v. VN không thể tiến bộ vì thiếu người về KHTN.
7) Khi mình học thì mình phải nghĩ mình học cái đó để làm gì? Vì VN ít thầy đã ra ngoài làm nên đôi khi cũng không biết ứng dụng như thế nào. Đến nỗi kỷ sư ra trường vẫn không biết viết một bài ra trường như thế nào. Ở Tây Phương thì họ đã tập cho sinh viên từ ngay năm đầu. Học sinh đã tập từ Trung Học rồi. Nó không khác gì bài luận văn tiếng Việt nhưng đây là về chuyên môn.
8) Mặc dù có bằng cao nhưng khi ra ngoài cũng cần phải học hỏi những người thợ đã làm lâu năm, vì họ có rất nhiều kinh nghiệm. Được bao nhiêu người VN làm được điều này?
Hy vọng chúng ta rút được ít nhiều kinh nghiệm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập