Sếp chúng ta giỏi thật

12:04 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Tư, 2014

Sếp, là một loại người mà ai cũng có. Khi nhắc đến làm chúng ta ngưỡng mộ, làm chúng ta tự hào, làm chúng ta luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và học hỏi nếu như trong trường hợp sếp có mặt, hay người thân hoặc ai đó lân cận của sếp đang đứng gần ta. Sếp có thể thế này hay thế nọ, có thể đẹp hoặc không đẹp lắm, có thể nhu mì, hay nóng tính nhưng tất cả điều đó đều là ưu điểm, nếu như một ngày oái oăm nào đó sếp bỗng cao hứng gọi bạn nói chuyện và đề nghị bạn hãy nhận xét về sếp của mình.


Ôi, nếu rơi vào hoàn cảnh đó bạn phải dồn hết khả năng thông minh, khả năng ứng xử, và pha thêm hương vị thật thà thì bạn mới có khả năng tồn lại trong tương lai. Lúc đó bạn sẽ nghĩ ngay đến nền giáo dục của chúng ta thật thiếu sót khi đầy rẫy các loại văn mẫu về trường em, cô giáo em, bố mẹ em hoặc ... con mèo yêu quý của em mà lại thiếu một bài văn mẫu đại loại như "Sếp của em như thế nào” . Thiệt tình là nếu có bài văn mẫu như vậy thì chắc đời chúng ta đã khá nhiều rồi. Nhưng tiếc thay mấy ông chuyên viết các bài văn mẫu lại giấu nghề, để dành độc chiêu đó cho nên mình, chứ không thì làm sao mà mấy ông còn tồn tại để sản xuất các kiểu văn mẫu để bán cho người ta.

Trở lại với chuyện nếu như sếp nhờ bạn đánh giá về sếp thì bạn sẽ làm sao?Sẽ thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng sếp của bạn cần vài lời khuyên từ một nhân viên quèn như bạn, cũng thật bất cẩn khi suy nghĩ cần phải tâng bốc sếp một cách quá đà và sai sự thật. Nói nhỏ với các bạn một câu là sếp không hề ngây thơ, vì sếp chúng ta phải giỏi lắm mới được làm sếp. Và hiển nhiên sếp chúng ta cũng có sếp, nên bạn cứ yên tâm một đều là "nếu nói về sếp" thì sếp chắc chắn tinh tế và thấu đáo lắm chứ không làm sao trở thành sếp chúng ta được. Vì vậy theo kinh nghiệm của DUKU chúng ta cần các tiêu chí như vậy để nói về sếp nè.


Chúng ta phải biết những ưu điểm của sếp mà xoáy vào, nếu ít thì chúng ta có thể nâng cấp lên, nếu nhỏ thì chúng ta phải hơi khuếch đại lên. Tuy nhiên chúng ta không thể nào nói về một người mà toàn ưu điểm như vậy, hương vị sẽ lạc cái mùi thật thà và đầy sáo rỗng. Khả năng lộ tẩy sẽ rất cao, dễ bị xem thường và chỉ tự biến mình thành trò mua vui cho sếp hoặc đôi khi lại làm cho sếp lấy bạn ra dằn mặt các loại nhân viên khác. Tóm lại là có rất nhiều trường hợp sẽ xảy ra ngoài mong muốn của bạn nếu như chỉ cần lòi cái đuôi nịnh bợ mọt cách thô thiển. Vì vậy để tăng cái mùi thật thà trong cái nồi lẩu ca ngợi sếp thì bạn nên biết vài khuyết điểm của sếp. Cái giỏi của người đầu bếp là gì? Họ biến những hương vị tuy hơi nồng, hơi shock thành cái hương vị đặc trưng của món ăn. Tức là họ biến những thứ có vẻ như khuyết điểm trở thành ưu điểm. Bạn phải chỉ ra những khuyết điểm làm cho sếp choáng, ngay sau đó bạn phải xoay chuyển tình thế thành sự độc đáo của sếp và làm cho sếp phải tự hào về cái độc đáo đó. Nói dông đài, thật ra nên có một vài ví dụ.


Sếp là một người nóng tính. Nhưng mà làm sếp thì phải vậy, phải cương quyết, quyết đoán thì nhâm viên mới sợ, công việc mới trôi chảy. Với lại sếp phải lo toan nhiều việc quá nên nóng tính cũng phải , em mà như sếp chắc em phải phát điên. Tuy tụi em sợ sếp nhưng lại rất quý sếp vì sếp là người thẳng tính, có gì nói nấy, nhờ la tụi em nhiều vậy mà bây giờ nhân viên đứa nào cũng nhanh nhẹn... Đó, kiểu như vậy. Nếu ai có khả năng văn chương mượt mà thì nên chấp bút thêm vào. Còn nếu sếp của bạn có cái tật hay nhậu nhẹt thì bạn cũng ăn có và lời khuyên kiểu như sếp cần phải giữ sức khỏe cho em thấy sếp uống nhiều quá, không tốt cho sức khỏe đâu . Nói vậy thôi chứ sếp có bao nhiêu mối quan hệ làm sao từ chối được cũng nhờ vậy mà sếp quen biết rộng, giải quyết được bao nhiêu việc. Mà sếp hơn hẳn người khác là vì sếp rất gần gũi với nhân viên, chứ mấy người khác dễ gì mà ngồi nhậu chung bàn với nhân viên, nhiều khi nhờ vậy mà sếp hiểu tụi em hết. Sếp bình dân thân thiện không như người khác cứ ra vẻ đạo mạo.. .


Còn với sếp đạo mạo thì đây: Mới gặp sếp ai cũng nghĩ sếp là người khó gần, nhưng từ từ tụi em biết sếp nghiêm nghị vậy thôi, nhưng rất tình cảm, làm lâu mới biết sếp là dạng người kín đáo không nói mà quan tâm đến mọi chuyện của nhân viên, mấy đứa mới chưa hiểu thôi chứ làm vài bữa thì đứa nào cũng quý sếp. Vậy đo, bạn luôn luôn phải nhớ rang, sếp bạn cho dù là ai, cho dù thế nào, bạn muốn nói gì thì ý nghĩa mục đích cuối cùng là "Sếp chúng ta giỏi thật".


Nhưng tất cả mọi thứ viết trên chỉ là văn chương lời nói, nó chỉ có giá trị tinh thần thôi nhé, cái quan trọng. nhất vẫn là những giá trị nhìn thấy được và dùng được. Chắc ai cũng nhớ sắp đến Tết rồi , và cũng chẳng ai quên sèo vào những ngày lễ lạt như vầy để thể hiện tình cảm của một nhân viên quèn. Tuy nhiên vật chất là thứ quan trọng nhất khi gởi đến người khác nhưng tinh thần là thứ làm cho vật chất dễ trôi, dễ chấp nhận. Thật tuyệt vời khi hai thứ quyện vào nhau, tạo nên cảm giác tự nhiên từ ánh mắt đến trái tim, từ túi này qua túi nọ. Nhưng bạn cũng không nên trách móc nhiều về những ngày lễ lạt này đã hao phí tinh thần và vật chất của bạn vì sếp cũng chẳng sung sướng gì hơn bạn cả. Sếp của chúng ta còn có sếp , rồi sếp của sếp… nữa.-Và tất nhiên bạn phải biết, cái khoản nói về sếp thì sếp của bạn chắc chắn hơn bạn cho nên bạn phải nhớ rằng "Sếp của chúng ta giỏi thật" Tuy vậy, bạn đừng làm theo những lời khuyên này nhé.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sếp ơi!

    13/08/2014Chính Tâm, Đàm HuyVì đâu "nhất sếp nhì giời"
    Xem ra, sếp cũng là người như ai
    Tài thì... chưa hẳn đã tài
    Được trên cất nhắc, trong ngoài im re!
    Sếp sa vào cuộc hôn mê:
    Mê quyền, mê chức và mê bạc tiền...
  • Sếp tôi dùng chữ

    08/04/2014Nguyễn Văn TưngCó lẽ đã từng một thời sống ở khu tập thể cao su, xà phòng, thuốc lá gọi tắt là cao xà lá nên sếp tôi trở thành bậc thầy trong việc ghép tắt các từ, đại loại như điều nghiên… nhưng những cặp từ của sếp thuộc loại quái ngôn hơn nhiều...
  • Kinh nghiệm làm sếp trẻ

    07/05/2007Sài Gòn Tiếp thị“Mình không được nể trọng lắm”, đó là áp lực đầu tiên mà đa số các sếp trẻ thường vấp phải. Họ cho rằng, chỉ có thành tích mới giúp củng cố được hình ảnh của họ với nhân viên.Dưới đây là những lời khuyên cho những nhà lãnh đạo trẻ tuổi:
  • Những quy tắc “vàng” cho sếp và nhân viên

    04/11/2006Gia Nam (Theo Career24)Làm việc trong một môi trường đông người, tính cạnh tranh cao, nếu không “chịu khó” ứng xử theo quytắc, bạn sẽ rất dễ gây nên những mâu thuẫn với người xung quanh, khiến tinh thần làm việc căng thẳng ức chế...
  • Tạm biệt “Sếp ơi”!

    21/09/2006Nhân viênMục “Sếp ơi”! được mở ra với thiện ý có một kênh nào đó để nhân viên có thể góp ý với thủ trưởng của mình. Chuyện phê bình, góp ý với thủ trưởng ở đâu mà chả có, luôn có ấy chứ nhưng mấy khi có thực chất đâu. Chẳng thiếu gì những kẻ luôn đón ý sếp để có cơ hội tâng bốc, nịnh nọt. Còn những ai nói thẳng, nói thật thì thường khó nghe. Và số đông thì không dám nói, không dám bộc lộ ý nghĩ của mình. Đơn giản vì ngại, vì sợ. Vì miếng cơm manh áo cả thôi.
  • Giai thoại về sếp và thư ký

    19/02/2006Nguyễn XuânVào bất kỳ một trang Web việc làm nào, hai loại nghề luôn luôn đứng đầu bảng về số lượng là Kế toán và Thư ký - hành chính. Bởi vì có bao nhiêu ông Giám đốc cần có ít nhất bấy nhiêu Thư ký. Giám đốc có thể xuất chúng chứ Thư ký nhất định cần phải… có học hành tử tế...
  • 5 sai lầm lớn của sếp mới

    25/09/2005Sáng kiến, kỹ năng, và sự cống hiến có thể là những lý do mà bạn được thăng chức quản lý. Tuy nhiên, những phẩm chất đó chưa chắc đã đảm bảo rằng bạn sẽ là một nhà quản lý giỏi. Bất kỳ một nhà quản lý mới nào cũng có thể mắc phải một số sai lầm nhất định. Nicole Morgenstern, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Quản lý Mỹ, đã khẳng định như vậy trong một bài viết đăng trên tờ nhật báo Wall Street Journal (Mỹ)
  • Lời vàng của sếp

    06/08/2005Bây giờ ghế ít đít nhiều
    Chúng mày hãy nhớ những điều sau đây...
  • xem toàn bộ