Rủi ro... cũng có định luật
Cho đến nay, chúng ta đều thấy, dường như định luật Murphy chi phối mọi hoạt động của con người: trong nhiều phương án tối ưu phát triển một hoạt động nào đó, nếu trong đó có một phương án không tối ưu, khi triển khai, người điều hành sẽ thực hiện theo phương án đó!...
Minh chứng định luật Murphy chi phối trong hoạt động kinh doanh ở mọi nơi, mọi chốn chắc hẳn có nhiều, đối với những doanh nghiệp tên tuổi trên thế giới, phải kể đến tập đoàn Deawoo. Vào những năm 90 thế kỷ 20, Tập đoàn Deawoo tiến vào thị trường mới và quyết định gác sang một bên công nghệ chế tạo ôtô có truyền thống được thị trường thế giới ưa dùng. Khi chuyển đổi họ gặp rất nhiều khó khăn: mò mẫm công nghệ mới, sản phẩm truyền thống giảm đáng kể, doanh lợi tụt. Khi gặp khủng hoảng tài chính toàn cầu (1997), Tập đoàn Deawoo sa sút nghiêm trọng, phải bán lại công ty, phá sản.
Định luật Murphy xuất hiện vào năm 1949, có nguồn gốc từ một nghiên cứu của không quân Mỹ về tác động của các quá trình giảm tốc nhanh đối với phi công lái máy bay phản lực. Công việc thử nghiệm đã được chuẩn bị hết sức kỹ càng, cẩn thận tưởng như không có sai sót; nhưng sau thử nghiệm, E. Murphy không ghi được số liệu nào. Thì ra, một điện cực bị mắc sai (lắp ngược!). Sai lầm hi hữu này khiến Murphy phải thốt lên: "Nếu trong nhiều cách có một cách sai - sẽ có người thực hiện cách sai đó!”. Sau này người ta thu hẹp định luật Murphy: Nếu một bộ phận có thể lắp ngược, thì nó sẽ bị lắp ngược. |
Sự mất ngôi vua trong làng giày thể thao của hãng giày Adidasnổi tiếng thế giới một thời (từ 1950-1990) cũng do điều hành kinh doanh của hãng theo "Murphy" đưa đến. Có một thời, Adidas vang dội toàn cầu, Adidas trở thành tượng trưng cho thành công và đẳng cấp trong các thế vận hội thể thao quốc tế. Năm 1976, tại Thế vận hội Olympic Montreal, 82,6% người đoạt cúp vàng trong các môn thi đấu đều mặc trang phục và đi giày thể thao Adidas! Nhưng chỉ trong mấy năm của thập kỷ 70, ngôi vua giày đã dâng cho một hậu sinh trên thị trường thể thao nước Mỹ là Công ty dụng cụ thể thao Nike chỉ vì hãng này đã nhanh chóng đón bắt như cầu giày vải nhẹ chạy bộ. Trong khi đó hãng Adidas lại cho rằng đó là chuyện lông bông, không thể tồn tại lâu dài, không thèm để ý tới.Công ty giày Nike do vận động viên chạy dai sức hạng trung nước Mỹ là Fel Nakd cùng huấn luyện viên của ông ta là Biel Portman thành lập. Giày sản xuất ra đặt tên Nike với nghĩa "Thần thắng lợi" trong thần thoại Hi Lạp. Công ty này đã cải tiến giày thể thao truyền thống phù hợp với mục đích rèn luyện và càng nhẹ nhàng thoải mái hơn, bán rất chạy. Thành lập năm 1972, doanh thunăm này đã đạt 2 triệu USD, đến năm 1976 con số này đã lên tới 16 triệu USD. Từ đó trở đi , doanh thu năm nào cũng gấp đôi năm trước. Chỉ sau 10 năm, đã nhảy lên hàng đầu thị trường giày thể thao nước Mỹ, thay thế quán quân Adidas. Đến năm 1982, Nike chiếm hơn 50% thị trường giày thể thao Adidas mới tìm cách đánh trả thì đã muộn.
Những cái đầu của hãng Adidas thừa hiểu rằng, trong thế giới thương nghiệp không ngừng biến đổi, hoặc là sáng tạo cái mới, hoặc là diệt vong. Song họ đã bị "Murphy"chi phối nên mất thị trường ngay trên sân nhà!
Sự phá sản của tập đoàn lưu thông Nhật Bản Yaoko vào tháng 9 năm 1997 do sai lầm về quy hoạch chiến lược và quản lý kinh doanh cũng thấy bóng dáng của định luật Murphy.Tính đến thời điểm này, công ty đã mang nợ tới 161,3 tỷ Yên Nhật. Yaoko áp dụng chiến lược phát triển cấp tiến, muốn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường nhanh, như chủ tịch tập đoàn Yaoko, ông Nigita Kazuo nói : "Có nguy hiểm mới có thu lợi, hiểm nguy càng lớn thì lợi ích càng lớn". Và họ đã đầu tư kinh doanh không chỉ ở Nhật, còn mở rộng thị trường ở nước ngoài. Tập đoàn Yaoko do 4 doanh nghiệp lớn kết thành , có tới 389 chi nhánh ở 16 nước trên thế giới. Họ đã từng làm ăn phát đạt, đã là công ty kiểu Nhật lớn nhất Hồng Kông; đã đầu tư 10 tỷ Yên để lập hãng Yaoko đầu tiên ở Thượng Hải. Với trí tuệ của người chủ tịch tập đoàn, ngài Kazuo thừa biết rằng, hiểm nguy và lợi ích không tỷ lệ thuận với nhau; nếu phán đoán sai lệch với thực tế, từ đó đưa ra quyết sách thiếu chính xác, sai lầm trong quản lý đều tạo ra những tổn thất cực kỳ to lớn. Biết như vậy, nhưng Yaoko lại đầu tư tuỳ tiện, như lập một cửa hàng bách hoá ở địa phương nhỏ là huyện Aichi tới 20 tỷ Yên, gấp đôi số tiền vào hãng buôn Tân thế kỷ của tập đoàn ở Thượng Hải. Yaoko còn đầu tư tràn lan vào các sạp hàng mà không tính đến tốc độ kinh doanh của các nơi đó sôi động hay trầm lắng. Sau 10 năm đầu tư và phát triển ở Thượng Hải, Yaoko đã lập ra 9 siêu thị quy mô lớn, đấy là điều các công ty Nhật khác cùng ngành không làm. Các siêu thị bày ra càng lớn mà doanh số bán ra không cao, cuối cùng Yaoko phá sản.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình khi hoạt động kinh doanh bị định luật Murphy chi phối, một điều chắc chắn rằng, trên thực tế, hàng ngày còn nhiều doanh nhân có thể đang nằm trong tầm ảnh hưởng của định luật này. Vậy làm sao chúng ta không bị định luật Murphy chi phối? Một khi bị Murphy chi phối là do số phận hay ngẫu nhiên? Hay bị cái bệnh nhân quần là lòng tham quá lớn trong con người bỗng trỗi dậy một cách mạnh mẽ trong một khoảnh khắc mà làm mờ đi cái sáng suốt vốn có của chính mình?...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt