Quán sát nhưng không phán đoán

12:10 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Hai, 2020
Chúng ta ai cũng có những mẫu người đàn ông hoặc đàn bà lý tưởng. Chẳng hạn như người đàn ông lý tưởng thì phải can đảm và không bao giờ được run sợ. Người đàn bà lý tưởng thì phải luôn yêu thương và hiền thục; phải không bao giờ được ganh tỵ hay dữ dằn đối với con cái. Khi những lý tưởng ấy hiện lên trong tâm chúng ta hay tâm của người khác, chúng ta sẽ có những đánh giá: "Ồ, tôi không được phép nghĩ như thế " hay "Bà ta quả là một người kinh khủng, đầy ganh ghét và sân hận" hay "Ông ta là một kẻ hèn nhát, luôn lo bảo vệ bản thân mình."
.
Nền văn hóa của chúng ta khuyến khích và nuôi dưỡng trong chúng ta thói quen đánh giá, phán xét, và phê bình chính chúng ta và người khác. Nhưng con đường của Đức Phật là con đường không phán xét, không ức chế, không đè nén, không theo bên nầy hoặc bên kia, mà chỉ thuần ghi nhận. Đây là cách sống của một người có tâm tỉnh thức: Vị ấy chỉ quán sát và ghi nhận những gì đang xảy ra trong dòng sông tình cảm không ngừng trôi chảy nầy; Vị ấy có tình cảm và trí thông minh, có khả năng tư duy và trí nhớ. Và nhờ quán tưởng như thế, chúng ta có thể tha thứ, buông bỏ, và giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của cuộc sống và tất cả những đau khổ luôn đi kèm với những si mê và lầm lạc do tham ái và dính mắc mang lại.
.
.
Con người là chúng sanh có khả năng tỉnh giác và tỉnh thức trong giây phút hiện tại, có khả năng biết được cái đang xảy ra tại đây và ngay bây giờ. Khi có cái nhìn tỉnh thức về thực tại nầy, chúng ta sẽ không còn nhắm mục tiêu đi tìm một cái gì đặc biệt trong đời nữa. Vì làm như thế, chúng ta sẽ không còn tỉnh thức nữa; lúc đó, tâm chúng ta sẽ chỉ lo đi tìm một cái gì đó để hiểu biết. Tâm tỉnh giác là tâm có công năng tiếp thu và đón nhận, nhưng nó không thụ động và thiếu thông minh. Tâm tỉnh giác có cả hai, vừa thông minh hiểu biết, vừa có khả năng tiếp thu và đón nhận.
.
Là con người, ai cũng có trí thông minh. Nhưng chúng ta có khuynh hướng sử dụng trí thông minh một cách sai lạc vì chúng ta có thói quen chấp chặt vào những tư tưởng, quan điểm và ý kiến của chúng ta. Chúng ta có những ảo tưởng rất là thông minh và xuất chúng về chính chúng ta và về cái thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng khi chúng ta buông bỏ tất cả và sống với hiện tại, tâm chúng ta sẽ chỉ còn lại sự thấy biết sáng suốt, không bị bóp méo hoặc nhiễm ô bởi những tham ái và sợ hãi. Trí thông minh của chúng ta hoạt động một cách tối ưu, sáng suốt, và chiếu rọi. Đây chính là điều mà chúng ta muốn nói đến khi chúng ta nói chúng ta quy y Phật, một con người hoàn toàn tỉnh thức hay một Bậc Toàn Giác. Chúng ta sẽ hiểu bản chất thật sự của sự đau khổ. Chúng ta tu tập cách đi ra khỏi khổ đau, cách chấm dứt khổ đau, và để rồi cuối cùng, sẽ không còn dấu vết gì của khổ đau cả.
.
CHẤP NHẬN THỰC TẠI
.
Vì vô minh và thói quen suy nghĩ của tâm mê muội, chúng ta thường có ảo tưởng hay hiểu sai lạc về cuộc đời và đây chính là nguồn gốc của sự đau khổ. Vì thế, thay vì cứ tập trung trên những ảo tưởng nầy, chúng ta hảy nhìn vào thực tại, nhìn cái gì cũng được, và rồi chúng ta sẽ thấy đây chính là quy luật của cuộc sống, đây chính là "thực tại như nó đang xảy diễn." Qua pháp quán tưởng, chúng ta mang thực tại vào ý thức. Quán tưởng nhắc nhở chúng ta rằng đây chính là thực tại như nó đang xảy diễn. Chúng ta sẽ không nói thực tại nên xảy diễn hay không nên xảy diễn theo một cách đặc biệt nào đó. Ngay cả nếu thực tại đang diễn ra là hết sức khủng khiếp, chúng ta cũng không nên phán xét nó khủng khiếp như thế nào mà chỉ nên chấp nhận thực tại như nó đang xảy diễn.
.
Sử dụng khả năng quán tưởng theo cách nầy sẽ rất hữu ích khi bản thân chúng ta lâm vào một hoàn cảnh khó khăn, hay khi chúng ta suy nghĩ và quan tâm về tình hình thế giới. Đây là thực tại như nó đang xảy diễn, phải không các bạn? Tôi không nói là chúng ta không nên quan tâm về những gì đang xảy ra. Tôi chỉ nói là chúng ta hãy nhấp nhận thực tại như nó đang xảy diễn để chúng ta có thể thật sự hiểu biết nó. Chúng ta không thể hiểu bất cứ một vật gì nếu chúng ta chỉ lo tìm cách bát bỏ hay không chấp nhận nó. Nếu muốn hiểu một cái gì đang thối rữa và hoại diệt, chúng ta phải chấp nhận sự thối rữa và hoại diệt của nó. Điều nầy không có nghĩa là chúng ta yêu thích nó; chúng ta không thể yêu thích cái hư thối, vì sự thối rữa là thật đáng ghê tởm; nhưng chúng ta có thể chấp nhận nó. Và khi đã chấp nhận sự thối rữa rồi, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được nó.
.
.
Hãy áp dụng cách quán tưởng vừa nêu trên vào những trạng thái tâm sinh khởi trong tâm bạn. Nếu bạn đánh giá trạng thái tâm suy đồi và xấu xa đang có trong bạn bằng cách nói, "Chao ôi, tôi là một người hết sức xấu xa, tôi không nên có tư tưởng như thế, tôi không nên có tình cảm như thế, con người tôi quả là hư đốn," và như thế là bạn đã không chấp nhận trạng thái tâm lúc ấy. Bạn đã đánh giá và phán đoán nó, và hoặc là bạn đổ lỗi cho một người nào đó, hoặc đổ lỗi cho chính bản thân bạn. Đó không phải là chấp nhận; đó chỉ là phản ứng và phán đoán.
.
Khi bạn càng phản ứng vì vô minh và lầm lạc, nói khác đi, khi bạn càng tìm cách bát bỏ và đè nén những gì bạn cho là xấu xa và đáng ghét, chính những cái xấu xa mà bạn tìm cách đè nén nầy lại càng bám sát theo bạn. Sự chống ghét và ức chế sẽ ám ảnh bạn như những bóng ma, và như thế, bạn sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc đau khổ do chính bạn tạo nên. Chấp nhận một sự vật không có nghĩa là đồng ý với nó hay yêu thích nó, mà là một thái độ thiện chí sẳn sàng chịu đựng những gì khó chịu, và một khả năng chịu đựng được sự xấu xa ghê tởm cùng với sự đau đớn đi kèm với nó. Qua sự chịu đựng, bạn sẽ thấy là điều kiện hay trạng thái tâm xấu xa đó có thể sẽ chấm dứt; và rồi bạn sẽ có thể buông bỏ nó. Bạn chỉ có thể buông bỏ những sự vật khi nào bạn chấp nhận nó. Nếu không, cuộc đời bạn sẽ chỉ là một chuỗi dài của những phản ứng -- phản ứng trốn tránh nếu đó là những gì xấu xa, và phản ứng chấp chặt, luyến ái nếu đó là cái gì tốt đẹp, thoải mái, và dễ chịu.
.
HÃY BUÔNG BỎ QUÁ KHỨ
.
Trong xã hội, chúng ta được huân tập để tin rằng ký ức hay trí nhớ là vật sở hữu thật sự của chúng ta, hay thuộc về chúng ta. Chúng ta thường quên đi những sự kiện tầm thường trong cuộc sống hàng ngày, và chỉ nhớ rất rỏ những sự kiện thật tốt đẹp trong đời như khi chúng ta được một giải thưởng nào đó hay đang đắm say trong một mối tình lãng mạn nào đó. Chúng ta cũng thường nhớ lại những điều xấu xa mà chúng ta đã làm hay người khác đã làm tổn thương đến chúng ta.
.
Sự chấp thủ và dính mắc sẽ xảy ra khi chúng ta cất giữ những ký ức rồi cho chúng trồi lên và tái diễn lại trong tâm, hay khi chúng ta tìm cách triệt tiêu và dẹp bỏ chúng; Đây là hai hình thức của sự dính mắc và chấp thủ. Điều nầy mới nghe có vẽ nghịch lý, nhưng sự thật là chúng ta đang bám chặt vào cái mà chúng ta đang tìm cách triệt tiêu và dẹp bỏ. Khi chúng ta càng muốn quên đi một cái gì đó, tâm chúng ta càng dính mắc vào vật đó. Chính vì thế mà những sự vật nầy được xem như là những bóng ma ám ảnh chúng ta, vì thật ra chúng ta đang bám chặt vào chúng.
.
Lấy một thí dụ, khi một người nào đó làm một cái gì hết sức kinh khủng đối với bạn và bạn rất giận anh ta về việc nầy, nhưng bạn quyết định là thôi, bạn sẽ bỏ qua và không suy nghĩ về việc nầy. Bạn cứ thử đẩy sự kiện trên ra khỏi tâm bạn bằng cách cố gắng không nghĩ về nó nữa. Có thể bạn sẽ làm được như thế trong một giây phút nào đó, và rồi thình lình nó lại bùng dậy trong tâm bạn. Bạn lại muốn dẹp nó sang một bên, nhưng chính cái ý muốn dẹp bỏ đó sẽ làm sinh khởi tiến trình chấp thủ trong tâm bạn. Vì thế những gì bạn nên làm không phải là tìm cách đẩy sự sân hận ra khỏi tâm; bạn phải chấp nhận cơn giận.
.
Bạn sẽ tìm thấy sự an tịnh và lắng dịu qua việc chấp nhận sự đau đớn mà bạn đang chịu đựng và cuối cùng buông bỏ nó; sự lắng dịu và thoải mái không đến từ việc tìm cách bát bỏ sự đau khổ mà từ việc để cho sự đau khổ tự nó xảy diễn ra trong tâm bạn. Bất cứ cái gì mà bạn chấp nhận chịu đựng đến lúc nào đó, nó sẽ ngừng nghỉ, và sự ngừng nghỉ nầy sẽ mang lại một cảm giác thoải mái dễ chịu vì bạn đã để cho mọi sự vật trôi chảy và chuyển động theo đúng bản chất của nó. Lúc đó bạn đang sống một cách hài hòa và nhu thuận với cuộc đời, với thiên nhiên, và vạn pháp.
.
Quá khứ chỉ là ký ức được tái diễn trong tâm ngay trong phút giây hiện tại, phải không các bạn? Hiện tại, chỉ có hiện tại thôi; cho dù bạn ở đâu, cũng chỉ có giây phút hiện tại. Bất cứ cái gì mà bạn nhớ lại -- những gì bạn đã làm, hay những gì người khác đã làm -- chỉ là ký ức. Ký ức đến rồi đi trong tâm, ngay trong giây phút hiện tại. Hoàn toàn không có quá khứ và chỉ có những chúng sinh chưa giác ngộ mới tin có quá khứ mà thôi.
.
Chúng ta tin có quá khứ vì chúng ta có thể nhớ lại quá khứ. Tuy nhiên, tôi đề nghị bạn hãy nhìn quá khứ dưới một nhãn quan khác. Thay vì nhìn quá khứ như là "cái của bạn" và như là "một thực tại," bạn hãy nhìn quá khứ như là chính nó, như là cái gì đó đến rồi đi qua tâm trong giây phút hiện tại. Đó mới thật sự là cái gì đang xảy diễn. Thực tại là tất cả những gì bạn nhớ lại trong quá khứ đang đến rồi ra đi trong tâm bạn. Ký ức sẽ không sống lâu hoặc kéo dài nếu bạn không bám vào nó. Ký ức chỉ đến rồi ra đi, thế thôi.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật giúp gì cho tình yêu lứa đôi?

    29/11/2015Đào Văn BìnhTheo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)...
  • Những hiểu lầm về đạo Phật

    10/02/2020Minh Đức Triều Tâm ẢnhĐạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian...
  • Vài câu hỏi về đạo Phật

    10/07/2019Nguyễn NhânTrí tuệ Bát Nhã Ba La Mật là trí tuệ gì? Sao gọi là Tiểu thừa, Đại thừa?
  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Thói quen phán xét

    09/07/2015Khắc GiangKhi còn đi học ở nước ngoài, những người thầy của tôi hay ngồi lên bàn, gác chân lên ghế để thảo luận với sinh viên. Họ làm điều đó một cách tự nhiên, gần gũi và không một ai phán xét. Tất nhiên ở đây có vấn đề về tập quán văn hóa. Nhưng tôi cho rằng, xã hội nào cũng cần: thầy cô giáo để truyền dạy kiến thức và kỹ năng, kiến trúc sư biết thiết kế, và bác sĩ biết khám và chữa bệnh; chứ không phải những ma- nơ-canh để phán xét sự chuẩn mực...
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • xem toàn bộ