Vài câu hỏi về đạo Phật

09:08 SA @ Thứ Tư - 10 Tháng Bảy, 2019
Bác sĩ Nguyễn Trí Hải, sinh năm 1945 (65 tuổi), tại huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, cư ngụ tại quận Ba Đình, Hà Nội hỏi một loạt 6 câu:
1- Trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật là trí tuệ gì?
2- Sao gọi là Đốn Giáo?
3- Sao gọi là Biệt Giáo?
4- Sao gọi là Thông Giáo?
5- Sao gọi là Tiểu thừa, Đại thừa?
6- Tu Tứ Niệm Xứ là tu làm sao?
.
.
Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời:
.
Câu 1.
- Trí huệ là hiểu biết chân thật.
- Bát Nhã là trùm khắp.
- Ba La Mật là bờ bên kia, tức bờ Thanh tịnh, cũng được gọi là bở giải thoát hay Niết bàn.
Xin giải thích thật rõ: Trí huệ là hiểu chân thật tất cả mọi sự, mọi vật. Cái hiểu biết này, bằng cách hiểu biết của Ý trong Phật tánh thanh tịnh. Không dùng cái học thức hiểu biết của thế giới vật lý này mà hiểu biết được.
Chúng tôi ví dụ bằng thực tế cho bác sĩ hiểu:
- Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật: ví dụ như ánh sáng của mặt trời
- Còn trí học hỏi nơi thế giới này: ví dụ như ánh sáng của ngọn đèn lớn hoặc nhỏ vậy.
Câu 2.
Đốn Giáo: Người nghe câu kinh của Đức Phật dạy chỗ chân thật liền hiểu đến chỗ sâu mầu, gọi là đốn giáo, tức ngộ sâu và nhanh.
Câu 3.
Biệt Giáo: Người nghe câu kinh nói đặc biệt về một pháp môn tu nào đó, nhận ra ý chân thật của pháp môn đó, gọi là biệt giáo, tức thì hiểu một pháp môn đó mà thôi.
Câu 4.
Thông Giáo: Người nghe câu kinh của Tiểu thừa, hiểu đến chỗ chân thật, cũng nhơn câu kinh đó lại hiểu đến Đại thừa, hoặc hiểu đến những pháp môn khác, hay ngược lại.
Câu 5.
Tiểu thừa, Đại thừa: Hiểu thông thường, Tiều là nhỏ, Đại là lớn, được lý giải 4 cách như sau:

1- Vì thừa là chở, cho nên hiểu bình thường là cỗ xe nhỏ là tiểu, còn cỗ xe lớn là đại.
2- Hiểu khá hơn, người tu chỉ biết tu để hưởng riêng một mình là tiểu; còn cố gắng tu để mình hiểu và giúp cho nhiều người khác cùng hiểu là đại.
3- Người cao hơn, tu các pháp thiền Quán để đạt được thiền nào đó là tiểu, còn tu để được giác ngộ cho mình và giúp cho nhiều người cùng giác ngộ như mình là đại.
4- Theo Thiều tông không phải như ba thứ trên: Tu theo Thiền tông có dụng công còn nằm trong lục đạo luân hồi là tiểu; còn tu trực nhận Phật tánh thanh tịnh của chính mình sống trong Phật tánh ấy; hoặc hành thiền biết "Lộ trình đến Phật tánh" sống trong Phật tánh ấy, gọi là đại.
5- Còn hiểu theo Thiền tông đúng nghĩa, Tiểu thừa và Đại thừa như sau:
a- Dùng tâm vật lý, dụng công tu để đạt những thành quả trong phòng nhỏ hẹp gọi là Tiểu thừa.
b- Dùng tâm vật lý, dụng công tu để đạt những thành quả lớn hay trùm khắp gọi là Đại thừa.
Câu 6.
Tứ Niệm Xứ: Tứ là bốn, Niệm là nhớ, Xứ là nơi.
Xin dẫn một trong nhiều thứ như sau:
1- Thân, 2- Khẩu, 3- Tâm, 4- Thức.
Người tu theo pháp môn này, là quán tận cùng của 4 thứ trên là gì? Khi quán biết tận cùng các thứ trên rồi, thấy không thật, là xong.
Còn giải đến chỗ sâu mầu của Tứ Niệm Xứ như sau:
- Tất cả các vật, các pháp, các tướng, của thế giới đều không thật, là tu đúng cốt lõi của Tứ Niệm Xứ. Nhưng sự hiểu biết như vậy còn nằm trong nhân quả, không thể nào trở về nguồn cội của chính mình được.
Pháp môn "Tứ Niệm Xứ" này, là pháp môn cực kỳ hay đối với những vị còn ham mê chứng đắc. Ví dụ như, họ Quán, Tưởng cái gì đó, tâm vật lý của họ nhìn vật gì đó tự nhiên được thanh tịnh họ liền mừng, rồi tưởng ra mình tìm ra được rồi. Vì thanh tựu được hai cái Tưởng và Tìm này, nên Đức Phật dạy, pháp môn này là "Thông giáo", tức nối từ Tiểu thừa lên Đại thừa.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật giúp gì cho tình yêu lứa đôi?

    29/11/2015Đào Văn BìnhTheo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)...
  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Từ đạo Phật nghĩ về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa

    13/05/2018Thái Nam ThắngKể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Nhà văn Leo Tolstoy và Đạo Phật

    25/05/2017Thích Nguyên TạngThời gian gần đây, có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa Đạo Phật và nhà văn Nga Leo Tolstoy. Vì họ phát hiện trong sách truyện của ông có nhiều quan điểm rất tương đồng với giáo lý nhà Phật...
  • Đề phòng khả năng tự suy thoái của đạo Phật

    31/01/2014Trần Văn ChánhHiện nay, trước tình trạng khủng hoảng môi sinh toàn cầu, thế giới cũng đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt. Phật giáo cũng chỉ là một thiết chế xã hội, không thể ngoại lệ. Giả định, đến một lúc nào đó thế giới quả thật bị hủy diệt, tức đến hồi mạt pháp, thì chuyện tu hành không còn, kinh sách cũng sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa...
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • xem toàn bộ