Phi công anh hùng cụt một tay vẫn lái tiêm kích đánh trận

07:30 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Bảy, 2021

Ivan Antonovich Leonov (1923 - ) là một anh hùng huyền thoại Xô Viết, được ghi vào kỷ lục thế giới Guinness với tư cách là phi công lái máy bay chiến đấu duy nhất trên thế giới chỉ có một tay, ông đã 3 lần tưởng chết nhưng vẫn còn sống và sống cho đến ngày nay.

Lần thứ nhất tháng 4/1942 ở gần Moskva, ông thực hiện chuyến bay chiến đấu trên chiếc máy bay tiêm kích La GG-3. Trong trận này Leonov bắn rơi một máy bay Đức Ju-88, nhưng trên đường bay về được thông báo là máy bay bốc cháy do dính đạn cao xạ. Ông nhảy khỏi máy bay nhưng dù không mở. Chỉ khi cách mặt đất 300 m dù mới mở. Đơn vị đã cho là ông đã hy sinh vì dù không mở.

Lần thứ hai ngày 15/7/1943, ông làm nhiệm vụ chụp ảnh trinh sát sân bay địch trên đường trở về thì bị 4 chiếc máy bay Foker bao vây. Máy bay bị trúng đạn, bị ngọn lửa bao trùm, không biết sức mạnh nào đã đẩy ông bật khỏi ghế bay. Ông hồi tỉnh khi ở độ cao 1000m, địch bắn dù thủng lỗ chỗ. Ông hạ xuống một đầm phủ kín hoa súng mặc dù chiếc dù hoàn toàn không hãm độ rơi. Ông phải nằm viện và cắt cụt tay trái lên tới xương bả vai. Trong thời gian điều trị, ông hạ quyết tâm trở lại đội bay. Kết quả là ông trở lại lái chiếc PO-2, điều khiển cần bướm ga bằng vai, làm nhiệm vụ đưa báo chí ra tiền tuyến và chở thương binh, thực hiện các chuyến bay đến quân du kích ở hậu địch.

Lần thứ ba cuối năm 1944, trong khi từ vùng địch hậu trở trên một độ cao không lớn, Leonov đã lọt vào tầm bắn của những xạ thủ súng máy phát xít, một viên đạn đã xuyên đúng bụng chân trái làm vỡ mạch máu., ông đã cho máy bay hạ cánh xuống cánh đồng. Ở đơn vị ông coi ông đã hy sinh và ông được tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô.

Tới năm 1995, ông được phong danh hiệu anh hùng nước Nga, bởi thế ông là người duy nhất hai lần được phong danh hiệu anh hùng vì một chiến công.

Sau lần bị thương vào chân, Leonov vĩnh viễn giã từ đội bay. Trở về quê hương, ông tích cực tham gia công tác xã hội, viết hồi ký và truyện ngắn. Hai vợ chồng Leonov nhận nuôi thêm 5 trẻ mồ côi và cả 5 cháu đều trưởng thành, hiện là thẩm phán, giáo viên trung học..

.

Với câu hỏi: "Tại sao ông lại làm được cái không thể làm được?", Leonov đã thản nhiên trả lời: "Bằng cuộc đời mình, tôi muốn chứng minh rằng sự tàn phế thực sự - đó là sự tàn phế của tâm hồn. Còn những cái khác thì đều có thể khắc phục được".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet

    12/06/2018“Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz” là bộ phim tư liệu về cuộc đời của một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tự do thông tin: Aaron Swartz. Từ khi Swartz tham gia quá trình phát triển giao thức nền tảng RSS, và đồng sáng lập trang Reddit, dấu vết của Swartz có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet...
  • Chuyện về người Sài Gòn làm phi công trong thế chiến thứ nhất

    19/03/2018Sơn HòaLái máy bay chiến đấu trong quân đội Pháp tham gia Thế chiến thứ nhất, Đỗ Hữu Vị là người Việt Nam đầu tiên lái máy bay phục vụ trong quân đội Pháp hơn 100 năm trước...
  • Cervantes chàng hiệp sĩ Phục hưng

    05/11/2016Trần Mạnh HảoTìm lại những giá trị triết học, văn học, mỹ học… thời kỳ Phục Hưng, góp phần nhỏ vào việc khai phóng tinh thần tự do, xiển dương giá trị nhân văn của các tác gia Phục Hưng, trong đó có đại văn hào Tây Ban Nha Cervantes, thiết tưởng là việc làm hữu ích.
  • Cần có anh hùng?

    10/06/2016Bùi Văn Nam Sơn“Đối với người hoạt động tinh thần, lòng say mê chân lý là lòng say mê mạnh mẽ nhất (…) Thế nhưng, hãy thử hình dung cảnh tượng một vị lão trượng đáng kính, lừng danh vì suốt đời đã hiến mình cho việc duy nhất là nghiên cứu tự nhiên, phải quỳ gối thề bỏ những bằng chứng của chính lương tâm mình về chân lý mà mình đã chứng minh một cách thuyết phục” .
  • Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

    12/02/2016Trương Văn DânTrong bài này người viết muốn tìm hiểu do đâu mà (trước đây) nước Mỹ được xem là thiên đường và hiện nay đó là một thiên đường có súng và két sắt giữ tiền. Câu trả lời có thể nằm trong những con người vĩ đại và lý tưởng lớn giành lấy tự do và dân chủ từ thời lập quốc...
  • Hãy phong anh hùng lần thứ ba cho một người chăn bò!

    25/06/2015Nguyễn Quang ThiềuTôi gặp ông lần đầu tiên trong phần đọc của trích giảng văn học hồi còn ngồi ghế nhà trường. Đó là đoạn nhà văn Hồ Phương tả Hồ Giáo đi tìm con bò lạc trong đêm. Rồi sau này, tôi đã đọc nhiều trang sách viết về Hồ Giáo. Bây giờ ông đã 79 tuổi và đã hai lần được phong Anh hùng lao động. Nhưng ông vẫn vậy. Vẫn như ngày đầu tiên đến với đời sống của những con bò...
  • Nhân hậu & anh hùng

    20/02/2015Nguyên NgọcTôi quen anh Bùi Ngọc Tấn nhiều là từ khi đọc bản thảo Mộng du, tên ban đầu của Chuyện kể năm 2000, anh Tấn từ Hải Phòng gửi lên dự cuộc thi tiểu thuyết do nhà xuất bản Hà Nội tổ chức. Chị Hoàng Ngọc Hà , giám đốc nhà xuất bản, nhờ tôi đọc, đọc xong tôi nói với chị: “Nếu được làm trưởng ban giám khảo, tôi sẽ xin trao ngay giải nhất cuốn này không chút đắn đo…”.
  • Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển

    22/08/2014GS Trần Văn ThọMong rằng hai ba mươi năm nữa, những quan chức, những vị lãnh đạo đầu đã bạc sẽ ngồi ở quán cà phê bên Hồ Hoàn Kiếm trò chuyện mãi về những ngày mà thời trung niên của họ đã hết lòng vì nước vì dân, nên Việt Nam đã vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình, chen chân được vào hàng ngũ những nước giàu mạnh trên thế giới .
  • Người đàn ông anh hùng

    15/11/2010Nguyễn Tất ThịnhKhi tuổi thanh xuân, tôi thích sống anh hùng và đúng như ở cương vị chỉ huy rất trẻ tuổi của một Tiểu đoàn Tên lửa…Thời gian trôi đi, chất ‘anh hùng’ không nguội đi trong trái tim và ý chí của tôi, cho dù cuộc sống không phải là luôn cần đến những hành động anh hùng, bởi cách sống hòa bình và đi vào muôn ‘sự bình thường’ của nó. Nhưng Tôi lại biết thêm rằng: Người anh hùng… khó khăn hơn rất nhiều ở chỗ dám xả thân vì sứ mệnh từ trái tim và ý thức về bản thân với những điều có ý nghĩa…
  • Hoàng Diệu: Lẫm liệt soi mình với sông núi Thăng Long

    10/10/2010Hơn một thế kỷ đã trôi qua, Hà Nội đã có biết bao nhiêu đổi thay, đã lập nên bao nhiêu chiến công huy hoàng, ghi dấu những mốc son chói lòa trong lịch sử dân tộc. Nhưng hình ảnh vị Tổng Đốc Hoàng Diệu chiến đấu anh dũng và quyên sinh giữ thành Hà Nội sẽ không bao giờ phai mờ trong lịch sử thành phố anh hùng 1000 năm tuổi…
    ..
  • xem toàn bộ