Phật dạy con

11:08 SA @ Thứ Tư - 10 Tháng Năm, 2017

Phật tử thì ai chẳng là con Phật. Thế nhưng, La Hầu La là… con Phật lúc Phật còn là Thái tử. Một người con huyết thống. Trong cái đêm rời bỏ cung điện, “quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh” đó, Thái tử Tất-Đạt-Đa hẳn đã ít nhiều quyến luyến. Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-hầu- La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Tò mò coi Phật đã dạy La Hầu La những gì… để học lóm cũng hay!

Trước hết, Phật giao La Hầu La cho… ông “thầy dạy kèm” là Xá Lợi Phất. Sao lại Xá Lợi Phất mà không phải ai khác như Mục Kiền Liên chẳng hạn? Xá Lợi Phất thì mới đúng là một ông giáo, kiến thức uyên bác, đệ tử trí tuệ bậc nhất của Phật mà. Phật giao cậu bé La Hầu La cho Xá Lợi Phất dạy dỗ là muốn La Hầu La đi vào con đường tu tập bằng trí tuệ trước hết. Nếu Mục Kiền Liên mà làm thầy có khi La Hầu La mê… thần thông mất! Phật không trực tiếp dạy La Hầu La vì cha mà dạy con không dễ, nhứt là ông con có máu làm vua!

Và bài học đầu tiên Xá Lợi Phất dạy La Hầu La là thở. Tức là dạy kỹ năng đầu tiên của thiền định. Bởi đây cũng chính là con đường khai mở trí huệ. Có chánh định rồi mới mong có chánh kiến, chánh tư duy… chớ phải không? Thở là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngay từ lúc sinh ra thì đã phải thiết lập ngay hơi thở đầu tiên – tiếng khóc “chào đời”- nếu không thì không có sự sống.

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra

(Nguyễn Gia Thiều).

Mới sinh ra thì đà khóc chóe/ Trần có vui sao chẳng cười khì

(Nguyễn Công Trứ).

“Chào đời” bằng một tiếng khóc nên mới có “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”!

Cuộc sống càng căng thẳng, càng đam mê, càng nhiều tham sân si nghi mạn tà kiến… thì người ta càng dễ quên thở. Người ta chỉ thoi thóp thở, khò khè thở, hời hợt thở, cà giựt thở, cà hước thở cho qua ngày đoạn tháng! Cho nên phải dạy thở trước hết cho La Hầu La là đúng.

Nhưng thở không chỉ là thở. Thở để thấy một kiếp người. Thở để thấy vô thường, vô ngã. Thở để thấy duyên sinh, thấy thực tướng vô tướng. Dĩ nhiên, Xá Lợi Phật sẽ dạy La Hầu La một cách đúng sư phạm, không sợ “ tẩu hỏa nhập ma”!

Phật… vẫn phải theo dõi sát chuyện học hành của cậu bé La Hầu La. Khi thấy cậu đã biết thở, có chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần rồi thì Phật mới bắt đầu dạy… đạo đức, lối sống. Nào không được nói dối – nào phải nghĩ kỹ trước mỗi ý tưởng, cử chỉ, lời nói… xem điều nào nên hay không nên làm, điều nào có hại, xấu ác thì không được làm, điều nào hay phải, lợi mình, lợi người thì làm.

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.

Trong các yếu tố thân khẩu ý thì “khẩu” có lẽ là quan trọng nhất để tạo nghiệp mặc dù nó được dẫn dắt bởi ý (ý dẫn các pháp) nhưng ý không bộc lộ ra để dễ nhận biết, chỉ có khẩu mới ầm ỉ, náo nhiệt, là đầu mối sinh sự, gây chiến! “Khẩu” chính là kẻ tạo nghiệp số một vậy. Ngày nay “khẩu” không chỉ là lời nói trực tiếp mà còn là cả hệ truyền thông, cả những “status” trên mạng internet, lan truyền khắp thế giới trong nháy mắt. Cho nên Phật dạy La Hầu La rất kỹ về “khẩu nghiệp”, bắt đầu bằng sự không nói dối. “Thập thiện” dành tới 4 món cho riêng khẩu: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời hung ác…

Ở tuổi mới lớn, biết mình là con Phật, được mọi người vì nể, quý trọng, chắc không khỏi có lúc La Hầu La làm phiền nhiễu, buồn lòng người khác. Thậm chí, thỉnh thoảng có thể còn chạy vào méc (mách) Phật điều này điều khác… Phật sẽ mỉm cười xoa đầu dạy hạnh Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn…

Rồi khi La Hầu La lớn dần lên, Phật dạy những bước tiếp theo.

Hãy học hạnh của Đất. Hãy như đất. Đất ở khắp nơi. Đất trong ta. Đất trong vũ trụ. Không có đất, ta không nên hình nên dạng. Không có đất, nhựa nguyên không thành nhựa luyện. Điều quan trọng: đất không hề phân biệt. Ném một thỏi vàng hay một đống rác xuống đất, đất vẫn « như như bất động »…Chẳng mừng chẳng giận.

Hãy học hạnh của nước. Hãy như nước. Nước ở khắp nơi. Nước ở trong ta chiếm đến ba phần tư thể trọng. Cũng như biển cả sông ngòi chiếm ba phần tư mặt địa cầu. « Nước trôi ra biển lại tuôn về nguồn » (Tản Đà). Chẳng thêm chẳng bớt…

Hãy học hạnh của gió. Hãy như gió. Gió ở khắp nơi. Gió trong ta. Trong bầu khí quyển. « Gió không có nhà/ Gió đi muôn phương… ». Đâu cũng là nhà của gió. « Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi ! » (TCS).

Hãy học hạnh của lửa. Hãy như lửa. Lửa ở khắp nơi. Lửa trong ta. Lửa trong vũ trụ. Lửa ở mặt trời. Lửa giữa lòng đất. Lửa ở trong cây. Không có lửa sao cọ xát thì cây bốc lửa ? Lửa đốt cháy hết tham sân si. Lửa tam muội ngùn ngụt trong chánh định…

Tứ đại « đất, nước, gió, lửa », chính là những yếu tố cơ bản, Nitrogen (đất) Hydrogen (nước) Oxygen (gió), Carbon (lửa), những nguyên tố C, H, O, N tạo nên protein, chất liệu cuộc sống. Từ đó mà có vạn vật, từ đó mà có ngũ uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức…

Và dĩ nhiên Phật đã không quên nhắc đi nhắc lại với La hầu La: « không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta ».

Không phải của ta thì việc gì phải tham !

Không phải là ta thì việc gì phải sân!

Không phải là tự ngã của ta việc gì phải… si !

Vậy là đã đủ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm câu hỏi lớn với Đức Phật Tổ

    14/07/2016Thiện ĐạoSau rất nhiều học tập, suy nghĩ và trải nghiệm tôi tạm thời tự tổng kết viết lại nhận thức của mình dưới dạng 'Năm câu hỏi lớn với Đức Phật Tổ" (dựa trên nghiên cứu hành trình tự giác ngộ và giáo hoá của Ngài)...
  • Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

    21/05/2016Nguyễn Xuân ChiếnTrong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó...
  • Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu

    21/05/2016Nguyên SiMột trong những quyển sách đã có ảnh hưởng sâu đậm trên cách nhìn của tôi về cuộc đời có lẽ là quyển Alexis Zorba (Zorba con người hoan lạc) của Nikos Kazantzakis, một nhà văn hào Hy Lạp...
  • 25 bài học về cuộc đời Đức Phật

    12/08/2015Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Phật. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn...
  • Quan điểm của Đức Phật về việc ra quyết định

    16/07/2015Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda RahulaViệc đi đến một quyết định đã được thảo luận rộng rãi trong giáo lý của Đức Phật đối với hàng đệ tử tại gia. Ngài thường nói đến sự tai hại của việc ra quyết định sai và đưa ra các nguyên tắc giúp chúng ta có những quyết định khôn ngoan. Nhưng để đi đến được những quyết định hợp lý, Đức Phật dạy ta phải loại trừ cách lý luận sai lạc –có thể nói là sự diệt trừ những con vi-rút nội tâm...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • Xin đừng lạy Đức Phật

    14/10/2013Nguyễn Quốc BửuNgười Phật tử và không phải Phật Tử cần phải hiểu rõ con đường mà Đức Thích Ca đã đi, đã dạy để tránh sa vào thần quyền, những rườm rà bày vẽ bề ngoài. Xin hãy đừng lạy, đừng tán dương ngài ngoài miệng, xin hãy thực hiện những gì mà Đức Thích Ca đã làm. Đó mới chính là tu tập vậy.
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

    16/08/2013Trước khi nhập Niết bàn, Phật dạy: "Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số".
  • Đức Phật trong ba lô

    23/02/2012Tâm NhiênCùng
    với quá trình trưởng thành và thay đổi, tuổi trẻ cũng có thể là giai
    đoạn của những lo âu, mệt mỏi. Những người trẻ tuổi nhiều khi cảm thấy
    lúng túng, như thể họ bị bỏ lại một mình giữa một nơi hoang dã hay giữa
    một chiến trường. Họ có thể cảm thấy như không còn ai để mà tin tưởng,
    không ai quan tâm đến họ, rằng họ không có mục tiêu nào trong cuộc sống.
  • xem toàn bộ