Năm câu hỏi lớn với Đức Phật Tổ

11:02 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Bảy, 2016

Sau rất nhiều học tập, suy nghĩ và trải nghiệm tôi tạm thời tự tổng kết viết lại nhận thức của mình dưới dạng 'Năm câu hỏi lớn với Đức Phật Tổ" (dựa trên nghiên cứu hành trình tự giác ngộ và giáo hoá của Ngài)...

.
Môn đệ hỏi:
- Thưa, thày dạy: Ta đi tìm sự 'thoát khổ' , và chúng con đi theo Thày lâu nay cứ thấy khổ thêm là sao, và con đường đi tiếp thực ra là dẫn đến đâu ạ?

Phật Tổ đáp:
- Mỗi chúng ta đã xuất phát từ nơi 'rất khổ' tại đời sống và trong ý thức của chính mình, gặp, đi cùng nhau với mong muốn 'thoát khổ' và hôm nay : ở đây ! Nếu giờ thấy 'khổ thêm' không muốn đi nữa thì hãy quay về nơi xuất phát mà còn yên vui rằng 'nơi đó chưa phải là nơi khổ lắm' ! Coi như con đã tìm thấy 'sự thoát khổ' cho mình ! Còn ai đi tiếp thì nếu có 'khổ thêm' mà vẫn vui đi tiếp được, thì thực ra đã biết tự 'thoát khổ' đó ! Còn dẫn đến đâu ư ? Ai đi tiếp được thế thì mỗi chặng đường mới sẽ truyền được cảm hứng cho 'kẻ khổ' gặp trên đường về lẽ hoá giải 'sự khổ' là như thế nào !

Con đường ta đi không phải là 'đến đâu' mà là 'tự giải thoát' !
Môn đệ hỏi:
- Thưa Thày, thực tế là chúng ta đang rất đói và lạnh, sao lại phải nhường nhịn chỗ lều chật chội này và chút oản quả ít ỏi cho những người mới đến này mà trông họ chẳng hề khổ hơn chúng ta ?

Phật Tổ đáp :
- Khi các con nhường nhịn được cho ai đó nghĩa là Tâm các con đã rộng ra, vui vì còn có 'điều giá trị' để cho người khác đang khó, nên nhận thấy chính mình không còn quá thiếu thốn hay đói mệt bởi nhu cầu vị kỷ bản năng . Các con trông bên ngoài họ như không khổ, thực ra lúc này họ đang rất cần chỗ trú mưa đêm, cần vài miếng ăn lót lòng hơn là vẻ bề ngoài không giúp được họ chỗ trú ngụ, không làm họ đỡ cồn cào ruột gan ! Nhường nhịn được khiến Tâm các con bừng lên năng lượng át đi được thiếu thốn, khai mở được sự chật chội, thay thế được cảm giác dằn vặt.... Nghĩ xa hơn : nếu đám người họ chẳng được chia sẻ gì lúc này (khi ở hoàn cảnh chẳng có gì khác hơn cho họ) thì e các con không ngủ nổi ở đây đến sáng mai vì chính Tâm mình không thấy yên ổn bởi những suy diễn tự ám ảnh rằng : cùng đêm tối sẽ xảy ra phản ứng xấu của họ với sự ích kỷ của các con!
Môn đệ hỏi :
- Con nghe Thày dạy: 'nên biết sống vì điều gì' , nhưng con về hỏi cha mẹ sinh thành : đẻ ra con - một sự sống - để làm gì , thì cả hai người đều không thể trả lời?
Phật Tổ đáp:
- Cha mẹ đã sinh ra con họ không bị ai ép phải trả lời 'đẻ ra con để làm gì?' ! Họ đã thực hiện lẽ của Tạo Hoá, hơn thế tìm thấy niềm hạnh phúc của họ ! Vì thế họ cũng không cần nhận thức về tính mục đích của việc 'đẻ ra con' - nếu có chăng cũng là một trong những biểu hiện 'tham sân si' vừa vị kỷ vừa chủ quan mà thôi! Họ không trả lời được là còn trong sáng và thanh thoát, và cũng nhẹ nhàng cho bổn phận của con đấy! Còn 'sống vì điều gì' thì đúng là chính con phải tự tìm câu trả lời! Nếu không thấy, có lẽ sự sinh thành ra con có lẽ cũng uổng - vơi tư cách một sinh linh hữu ích ! Con đã hỏi cha mẹ thế là con thiếu tự tin bản thân, có phần hỗn láo! Nên nhớ : đặt câu hỏi để phản tỉnh chứ không nên là nghi oán.

Môn đệ hỏi:
- Thưa, các Sư Tăng theo học 'Bổn Đạo' của Thày thì chỉ có mình Thày thánh thăng lên 'Niết Bàn' và được suy tôn là 'Phật Tổ' , mà 'bể khổ' dường như chả vơi cạn nhỏ lại, thấy chúng sinh nhiều lên bơi trong đó?
Phật Tổ đáp:
- Các con thắc mắc thế nghĩa là Tâm Trí vẫn vướng trong vòng hiềm tỵ chăng ?! Ta đã nói : Phật tại chúng sinh, Niết Bàn xây trong Tâm Thế ! Đâu phải riêng ai và chỉ ai mới có ! Chữ 'Tổ' không phải là Ta mà là 'cội nguồn Đạo Lý' , chẳng qua trong đó, Ta công phu khiến Huệ Tuệ được khai nên mới cất được vài câu giác ngộ một số người ! Các con nhìn ra ngoài than thở thấy 'bể khổ trùng khơi' mà quên điều chí đức : tìm tại chính mình lẽ 'nhân quả' để tu cách 'thoát khổ' ! Điều đó giống như trong biển sóng nhờ biết bơi nên không chìm, lại vẫn tim được đến bến bờ vậy ! Chưa kể nhờ bơi được còn trợ giúp được những ai khác ! Ta không dạy các con 'lấp bể khổ' mà truyền thụ lẽ 'thoát khổ' và 'cứu khổ' là thế ! Hơn nữa 'bể khổ' như ý con nói thế giống cái nơi tụ lại những 'kẻ khổ không biết bơi' thôi !
Môn đệ hỏi :
- Huyền thoại về Thày nhiều lắm và siêu hình vô cùng : đầu thai, luân kiếp, cải tử, báo ứng, nhân kiếp... đến mức càng sau này dân gian càng nghĩ về Thày là không có thật?
Phật Tổ đáp:
- Một trong những đặc tính và sản phẩm tinh thần của Nhân Loại là thích nghĩ ra 'huyền thoại' ! Đã tất yếu thế thì cứ vui thuận với những lẽ gì khiến chúng sinh phản tỉnh, hướng thượng, đạt đức hơn mà thanh thoát thì Ta không cần có ý kiến ! Ta sinh ra, dù luân hồi thế nào....cũng không ban lời giải thích, chỉ giúp Nhân Loại chứng hành, chứng thực, chứng ngộ về Sinh Đạo... Ta hiểu và thông cảm rằng : nhân gian 'siêu hình hoá' Ta cũng như cốt nhờ Ta ( đủ quyền năng, thiêng liêng , công bằng ) chứng giám được nổi cho chúng sinh trên con đường 'Thiện hoá' ! Ai cảm thấy Ta không có thật thì không Huệ ( tri thức về Năng - Tinh thần ) ! Nghĩ ta là thật theo cách của họ thì không Tuệ (tri thức về không-thời gian) ! Bởi vậy họ mãi 'không là gì cả'!
...
Tôi viết theo tự giác ngộ của mình! Mong Tâm chứa đựng hơn thiện lành!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật giúp gì cho tình yêu lứa đôi?

    29/11/2015Đào Văn BìnhTheo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)...
  • Những hiểu lầm về đạo Phật

    10/02/2020Minh Đức Triều Tâm ẢnhĐạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian...
  • Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử

    22/12/2016GS André BareauĐây là một đề tài lý thú, nhưng quả thật là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trong giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, với thời gian, trên con đường phát triển, đạo Phật đã mang rất nhiều hình tướng khác nhau, hội nhập vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, do đó giữa những người Phật tử có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau...
  • Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

    21/05/2016Nguyễn Xuân ChiếnTrong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó...
  • Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu

    21/05/2016Nguyên SiMột trong những quyển sách đã có ảnh hưởng sâu đậm trên cách nhìn của tôi về cuộc đời có lẽ là quyển Alexis Zorba (Zorba con người hoan lạc) của Nikos Kazantzakis, một nhà văn hào Hy Lạp...
  • Đừng làm Phật khóc

    21/03/2016Giao HưởngViệc xào xáo vì đồng tiền diễn ra hằng ngày ngoài xã hội là sự thường, nhưng ở đây đồng tiền đã chen vào chốn đền chùa thiêng liêng, vào các di tích của đất nước...
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    14/02/2016Hằng NguyễnNày người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Lời Phật dạy về tình yêu và câu truyện hay nhất

    14/02/2016Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, có một người quỳ dưới chân Đức Phật nhờ Ngài dạy về chuyện tình yêu...
  • 25 bài học về cuộc đời Đức Phật

    12/08/2015Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Phật. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn...
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    20/03/2014Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Phật giáo và Chính trị

    11/12/2013Nhà văn Thùy LinhĐức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị...
  • xem toàn bộ