Nước Nga - vài cảm nhận
Dù thời gian rất ngắn, mọi điều tôi thấy cũng rất lớt phớt, nhưng phần nào tôi có thể tự lý giải về sức hút của nước Nga với nhiều người chỉ có thể bắt nguồn từ văn hóa, khiến cho người ta yêu, bất chấp mọi nghịch cảnh…
Văn học Nga là một điển hình, những tác phẩm cổ điển và những tác phẩm hiện đại thể hiện con người Nga hồn hậu, lãng mạn, trẻ thơ – đó là những gì thuộc về “bản năng” của con người mà đời sống làm nó mất đi, người ta lại luôn muốn tìm kiếm lại. Các bộ phim, hội họa cũng thế.
Nói về đời sống nông thôn Nga, theo tôi Chekhov, Turgenep, Tolstoy là những người chạm vào “đau nhất”. Nhiều nhân vật của các ông là tầng lớp điền chủ có học, họ thương xót và trăn trở thực sự với đời sống người nông dân, tri thức trong họ thể hiện thành trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng nhỏ là trang trại của họ. Những tác phẩm của nhiều văn hào Nga khác đã vẽ nên một tầng lớp điền chủ có tri thức mà trong đó nhiều người đã bước ra xã hội. Điều đó đã góp phần làm cho một đất nước rất đẹp, đầy thăng trầm như nước Nga có được một nền văn hóa nhân văn như thế.
Sau Pie đệ Nhất, nền văn hóa được phục sinh, nước Nga mới “bước ra” với thế giới. Với việc quy hoạch và xây dựng thành phố, nhà thờ, cung điện... nước Nga đều mời những kiến trúc sư giỏi của thế giới. Đấy chính là ứng xử văn hóa, tạo ra dấu ấn văn hóa. Ấn tượng lớn nhất với tôi là các nhà thờ Nga, mỗi nhà thờ là một câu chuyện về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, hội họa…được hồi sinh chỉ hơn 20 năm nay, cùng bao sử liệu liên quan đến nhà thờ, một thành tố văn hóa tôn giáo đậm chất Nga. Nguồn lực đều là của xã hội. Nhà nước cho khôi phục lại nhà thờ trên đất đai trước đây vì đó là một thành tố văn hóa quan trọng. Việc phục hồi đạo chính thống ở Nga cho thấy tôn giáo vẫn là yếu tố cực kỳ lớn của văn hóa nhân loại. Nước nào có một cơ sở văn hóa lâu bền từ tôn giáo sẽ là nhân tố tích cực làm cho xã hội ổn định dần dần.
Nói thêm. Nông thôn Việt Nam thiệt thòi lớn là mất hẳn tầng lớp điền chủ. Ngày xưa, các điền chủ Nam Bộ là tầng lớp biết gìn giữ nền tảng văn hóa Nam Bộ qua cách họ hiểu và tôn trọng tri thức, chuyện họ làm việc nghĩa với trách nhiệm của người có học có hiểu biết (dù có thể họ chưa từng đi học). Rất tiếc không ai nghiên cứu về gia thế điền chủ Nam Bộ. Cho người nghèo một đống tiền mà không cho họ tri thức thì có khi lại làm khổ chính họ. Tư duy coi nông thôn chỉ là nơi khai thác là sai lầm hoàn toàn, phải nuôi dưỡng nó cả về vật chất và tinh thần để nó có sức tồn tại và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp, không thể thành vùng trũng về văn hóa giáo dục như ở đồng bằng Nam Bộ hiện nay!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)