Nóng nảy - lưỡi dao vô hình

11:19 SA @ Thứ Sáu - 08 Tháng Mười Một, 2013

Con người ta có hàng trăm tính xấu vậy mà Sành điệu chỉ cho chọn một tính duy nhất để vứt đi nên tôi băn khoăn quá. Tôi thì tôi muốn vứt đi nhiều thứ lắm. Từ những thứ đã thành bản chất đáng sợ như thói đạo đức giả, sự phản trắc đến những tính xấu vặt trong sinh hoạt như lười biếng, trăng hoa đều đáng quẳng đi để cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng vì chỉ có một "hạt dẻ" nên tôi quyết định chọn một tính xấu, tuy không bị lên án nhiều nhưng lại khá phổ biến. Nó chẳng khác gì lưỡi dao vô hình lơ lửng ngay trên đầu người sở hữu nó. Vâng, tôi muốn nói đến tính nóng nảy.

Nhiều người thường dùng cụm từ "đôi lúc còn nóng nảy" để nói về nhược điểm của mình (khi làm kiểm điểm cá nhân) với quan niệm đây là một tính xấu nhưng không đáng kể, để thông cảm và mặt khác còn thể hiện được mình là người trực tính, không lát léo. Nhưng trên thực tế sự nóng nảy lại vô cùng tai hại. Ông bà ta đa có câu "Một điều nhịn chín điều lành" mà những người nóng tính thì không biết nhẫn nhịn.. Vợ chồng mà không nhẫn nhịn thì gia đình dễ tan nát, con cái vơ. Bạn bè mà không nhẫn nhịn thì tình nghĩa dễ phai mờ, láng giềng mà không nhẫn nhịn thì cuộc sống luôn ngột ngạt. Nhịn được cái tức một chút còn tránh được cái lo về lâu về dài bởi nhiều khi chỉ vì một câu nói cho hả giận mà người nóng nảy có thể bị kẻ tiểu nhân thù oán suốt đời và tận dụng mọi cơ hội để rửa hận.

Không phải ngẫu nhiên mà ngoài các chữ Tâm, Phúc, Lộc... ngày nay nhiều người còn treo chữ Nhẫntrong nhà mình. ChữNhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới. Tâm (tức trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao (tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bàng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên. Vậy thì còn chần chứ gì nữa mà không vứt quách cái tính nóng nảy đi phải không bạn? Nhưng nói thì dễ, thực hiện mới khó làm sao. Là người có trái tim cũng ưa... cục cựa, xin cảm ơn Sành Điệu đã giúp tôi thêm một lần nữa được ngẫm ngợi về chữ Nhẫn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả

    24/09/2015Vương Trí NhànNgười nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi...
  • Hai cách giao tiếp khi học

    20/09/2014Nguyễn Ngọc BíchKhi một người thầy dạy dỗ học trò thì có ba quá trình diễn ra: (1) thầy giảng cho trò hiểu những kiến thức nào đó; (2) học sinh hiểu và biết áp dụng để sau này đỗ đạt và khấm khá; (3) khi thành đạt, trò sẽ nhớ ơn thầy và đền đáp bằng một cách nào đó. Đó là cách giao tiếp trong giáo dục và ta có thể diễn tả ba quá trình kia bằng một hình một tam giác...
  • Tổ chức giao tiếp như một phương thức kích thích lao động trong các doanh nghiệp

    02/05/2006Nguyễn Đông...kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng để doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung có thể phát triển nhanh và có hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm

    12/04/2006Nguyễn Vĩnh GiangNhững hiểu biết về kỹ năng phối hợp các cá nhân trong nhóm có rất nhiều, đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo được quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng khuyến khích người khác nỗ lực làm việc, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác...
  • Khuyến khích nhân viên thông qua giao tiếp

    08/04/2006Nguyễn Hữu Thiết (Giám đốc nhân lực, Dutch Lady Việt Nam)Chia sẻ quan điểm của Công ty với người lao động sẽ giúp họ thêm tin tưởng và nhận thức rõ để cùng phấn đấu theo mục tiêu của Công ty...
  • 5 Kỹ năng giao tiếp thiết yếu đối với các chủ doanh nghiệp

    28/03/2006Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Bản chất quá trình giao tiếp

    07/07/2005Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá trình này. Điều này tạo nên những rối loạn không cần thiết và giảm hiệu quả. Thực tế thì một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người gửi và người nhận điều lĩnh hội nó theo cùng một cách.
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp

    28/01/2004Một nghiên cứu mới được tiến hành ở Mỹ đối với 20.000 người phỏng vấn cho thấy: lý do số 1 làm cho người ta rời bỏ công việc chính là "cách đối xử không tốt của ông chủ". Nói cách khác, đó là vì họ đã gặp phải những ông chủ tồi...
  • Giao tiếp - phẩm chất của người kinh doanh

    11/11/2003Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này.
  • xem toàn bộ