Niềm tự hào mang tên Ngô Bảo Châu

09:08 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Tám, 2010
Những ngày này, ở đâu cũng xốn xang với cảm xúc tự hào, niềm vui khôn xiết về một con người đã, đang và sẽ tiếp tục làm rạng danh dân tộc Việt Nam: Người đặc biệt Ngô Bảo Châu!

Vào trang “google search” gõ từ khóa về GS. Ngô Bảo Châu, tất cả những gì tốt đẹp và phi thường, tự hào và hãnh diện về một người con đất Việt cứ liên tục hiện ra… Thật tuyệt vời!

Nhìn những hình ảnh từ năm 2004, GS Ngô Bảo Châu cùng đồng nghiệp nhận giải thưởng Clay đã minh chứng cho sự thành công xuất sắc của “Bổ đề cơ bản Langland” và năm 2009, công trình nghiên cứu dày hơn 200 trang chứng minh hoàn toàn bổ đề này đã được tạp chí Time bình chọn là 10 sự kiện khoa học nổi bật năm 2009. Càng xem càng thấy cảm phục về một con người kỳ lạ, thiên tài!

Với công trình này, việc GS Ngô Bảo Châu nhận giải Field (được xem như giải Nobel trong toán học) đã làm rạng danh đất nước và con người Việt Nam bởi ngay cả các nước phát triển và có duyên với giải thưởng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... đến thời điểm này, vẫn chưa có ai vinh dự nhận được giải thưởng cao quý này. Rất tự hào Việt Nam!


Tổng thống Ấn Độ Patil trao giải thưởng cho giáo sư Ngô Bảo Châu. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Đọc những dòng tâm sự, chia sẻ chân tình của độc giả trên các trang thông tin về sự kiện này thấy lòng cứ nao nao, bồn chồn vào thời khắc GS nhận giải thưởng. Và tấm lòng người dân đất Việt lại suy nghĩ: Việt Nam có bao nhiêu. GS Ngô Bảo Châu? Nhiều người rất muốn GS sẽ sớm về nước.

Có người lại khẳng định một điều rằng Việt Nam chúng ta không ít nhân tài nhưng làm sao để phát hiện và bồi dưỡng mới là điều đáng nói? Họ mong sao nhà nước và Bộ GD&ĐT sẽ làm điều gì đó để thu hút người tài và giữ được người tài? Và khi họ đã thành tài rồi, về nước họ sẽ như thế nào? Liệu có được phát huy hết năng lực và có được điều kiện tốt nhất để yên tâm cống hiến hay không?

Hãy đọc dòng tâm sự của GS Ngô Bảo Châu để cùng suy ngẫm: “Sinh viên cần được chọn lọc gắt gao, nhưng cũng cần tạo cho họ những điều kiện học tập tốt nhất có thể. Chất lượng nghiên cứu và giảng dạy phải đặt lên hàng đầu, chứ không phải số lượng. Quy chế tuyển chọn giáo sư dài hạn hay ngắn hạn là việc rất quan trọng”.

Cũng theo GS Ngô Bảo Châu, cần tìm cơ chế thích hợp để tuyển được người xứng đáng, trả lương cho xứng đáng, và tạo điều kiện làm việc đàng hoàng. “Việc mời được các giáo sư đầu ngành sang giảng dạy, và tiếp theo gửi học sinh theo học họ là điều kiện bắt buộc để từng bước xây dựng một nền khoa học Việt Nam hòa nhập với luồng chính của khoa học thế giới”. Ai cũng mong sao những ước muốn có ý nghĩa và rất thật này sớm được thực thi?

GS Ngô Bảo Châu nói: Tôi dự định sẽ dành số tiền giải thưởng để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài…

Một con người tuyệt vời! Niềm tự hào Việt Nam!.


Huy chương Fields do Nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập năm 1936, được trao bốn năm một lần cho các nhà toán học không quá 40 tuổi và có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Toán học thế giới. Huy chương Fields được xem là “Giải Nobel Toán học”.

Giáo sư Ngô Bảo Châu nổi tiếng với nhiều công trình khoa học ý nghĩa, trong đó có công trình Chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. Tạp chí Time của Mỹ năm 2009 bình chọn công trình này của Giáo sư Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu năm 2009.


Giáo sư Ngô Bảo Châu và tấm huy chương Fields. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường THCS Trưng Vương. Sau đó, ông học tại khối chuyên Toán Trường Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên giành hai huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.

Khi mới 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam. Ông là Giáo sư toán tại Đại học Paris XI (Pháp) và làm việc tại Viện nghiên cứu Princeton, New Jersey (Mỹ).

GS Ngô Bảo Châu (thứ hai từ trái) cùng các thành viên khác đoạt giải thưởng Fields tại hội nghị. AFP/TTXVN

Với sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields, Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai tại Châu Á (sau Nhật Bản) có công dân được trao tặng giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực Toán học.

Giúp giữ một niềm tin nho nhỏ

Trả lời báo chí ngay sau cuộc họp báo, GS Ngô Bảo Châu nói:

Nhân niềm vui này, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người. Nhận giải thưởng, đầu tiên, tôi nghĩ đến những người đã đi xa, nghĩ đến ông ngoại tôi và một nhà giáo Pháp có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của tôi. Nếu họ có mặt trong giờ phút này thì niềm vui sẽ trọn vẹn hơn.

Nhận được giải thưởng, nghiên cứu của tôi sẽ không thay đổi mấy. Tất nhiên, với giải thưởng này, tôi có thể làm được nhiều hơn cho toán học và khoa học Việt Nam. Đây có thể xem như một giải thưởng chung cho mọi người, giúp các bạn trẻ giữ một niềm tin nho nhỏ nào đó chăng, giúp mọi người hiểu rằng ai cũng có thể sống có ý nghĩa”.

Còn mẹ GS Ngô Bảo Châu, bà Trần Lưu Vân Hiền, trả lời phỏng vấn qua điện thoại phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, Trần Lưu Hồng Hạnh, đồng thời là dì ruột của GS Châu đã nói: “Khó nói lắm, chỉ thấy nước mắt chảy ra thôi. Cả mẹ, vợ, và ba con gái đều mặc áo dài trong lễ trao giải. Các đại biểu ngồi trên chiếc ghế dài. Người thân và đồng nghiệp Việt Nam có mặt tại khán phòng rất đông. Khi nghe xướng tên Ngô Bảo Châu, tất cả đứng dậy và nghẹn ngào. Điều đầu tiên nói với Châu ngay sau khi con nhận giải là chúc mừng con đã toại nguyện, làm được một việc lớn cho khoa học. Vinh dự, hạnh phúc này không chỉ cho gia đình mà cho thân nhân, bạn bè, cho toàn dân Việt Nam...

...Mỗi khi gọi điện thoại liên lạc với nhau, cha thường hỏi con giải toán đến đâu rồi, còn mẹ toàn hỏi con có khỏe không”.

Trong lịch sử 74 năm của Giải thưởng Fields , có 52 người nhận giải, trong đó có bốn người châu Á, ba người Nhật Bản và Ngô Bảo Châu của Việt Nam.


GS Ngô Bảo Châu (thứ hai từ trái) cùng các thành viên khác đoạt giải thưởng Fields tại hội nghị. AFP/TTXVN
Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngô Bảo Châu là người hùng mới của Việt Nam

    19/08/2010Ngay thời khắc thế giới xướng tên Ngô Bảo Châu tại Ấn Độ, giới trí thức trong nước cũng vỡ òa theo niềm vui của người đồng nghiệp trẻ. Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, bản lề mới của toán học Việt Nam đã được vinh danh trên trường quốc tế...
  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • Tài năng hay cơ hội?

    09/08/2009Nguyễn Cảnh BìnhTiếp nối thành công của hai cuốn sách thuộc dạng tư duy đột phá là Điểm bùng phát (Tipping Point) và Trong chớp mắt (Blink) được xếp trong số các cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ trong vài năm qua, Malcolm Gladwell vừa cho ra mắt cuốn sách mới nhất mang tên Outliers (mà chúng tôi đặt tên tiếng Việt là: Những kẻ xuất chúng). Cuốn sách là một cách nhìn, khám phá mới mẻ về thành công của những con người phi thường trên thế giới. Và theo lối tư duy của tác giả trong cuốn sách, tôi cũng muốn luận bàn về “những kẻ xuất chúng”, hay là những bước ngoặt, những sự kiện có thể tiên đoán được... ở Việt Nam.
  • Toán học vị Toán học hay Toán học vị nhân sinh?

    23/04/2006Hoàng Lê (Thực hiện)Toán lý thuyết chỉ phục vụ sự phát triển nội tại của nó. Toán ứng dụng phục vụ các ngành khác. Ở VN hiện tại, rất cần Toán ứng dụng, trong khi chưa thấy vai trò của Toán lý thuyết...
  • Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

    21/02/2006Hoàng Lê (thực hiện)Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi...
  • xem toàn bộ