Ngô Bảo Châu là người hùng mới của Việt Nam

09:42 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Tám, 2010
Ngay thời khắc thế giới xướng tên Ngô Bảo Châu tại Ấn Độ, giới trí thức trong nước cũng vỡ òa theo niềm vui của người đồng nghiệp trẻ. Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, bản lề mới của toán học Việt Nam đã được vinh danh trên trường quốc tế.

Không giấu nổi niềm vui khi biết tin Châu được giải, Giáo sư Văn Như Cương đánh giá, thành công của Châu chính là niềm tự hào, một lời khẳng định mạnh mẽ cho trí tuệ của người Việt Nam.

“Thời đại nào cũng có anh hùng. Trong chiến tranh chúng ta đã có những anh hùng hy sinh vì Tổ quốc. Đến thời bình, chúng ta lại có những anh hùng mới như Ngô Bảo Châu. Tôi tin rằng, chỉ cần có ý chí và trí tuệ, người Việt Nam hoàn toàn có thể vươn tới những đỉnh cao,” giáo sư Cương nói.

Giáo sư Văn Như Cương cũng nhận định, thành công của Ngô Bảo Châu cũng là thành công chung của cả nền toán học Việt Nam. Thực tế, đã có rất nhiều nhà toán học giỏi của chúng ta đang làm việc tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Nhiều nước trên thế giới tuy phát triển hơn Việt Nam nhưng cũng chưa đạt được bất kỳ giải “Nobel toán học” nào. Thành công của Châu một lần nữa khẳng định, Toán học Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định trên thế giới. Tuy vẫn là một đất nước nhỏ bé, nhưng Toán học của chúng ta đã đứng thứ 50 và sẽ phấn đấu vươn lên tầm cao hơn nữa.

Cùng chung nhận định, Giáo sư Nguyễn Văn Mậu, người trực tiếp phụ trách đội tuyển Toán học thi quốc tế thời Châu tham gia đánh giá: “Về học thuật và văn hóa thì việc Châu đạt giải là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc. Đất nước chúng ta đã mong chờ có ngày này từ rất lâu rồi.”

Nhìn nhận toàn bộ quá trình Châu trưởng thành, ông Mậu tổng kết, thành công của Châu không phải tự nhiên mà có. Đó là một quá trình rèn luyện gian khổ. Anh Châu đã học hành có bài bản, lại được gửi tới những trung tâm lớn nhất thế giới, khi được nghiên cứu lại gặp được thầy giỏi. Cộng thêm tài năng, việc Châu được vinh danh là tất yếu.

“Hội tụ đủ những yếu tố này là rất hiếm, cả trăm năm mới có một lần, không thể coi đây là chuyện hiển nhiên được,” ông Mậu khẳng định.

Giới trí thức trẻ tin vào “động cơ” Ngô Bảo Châu

Trong khi những giáo sư đầu ngành toán học Việt Nam chào đón Ngô Bảo Châu như một anh hùng thì giới trí thức trẻ lại coi Châu như một “động cơ” lớn để họ tự tin bước ra trường quốc tế.

Trần Minh Tuấn, chuyên viên Viện toán học Việt Nam tự hào với biểu tượng trí tuệ mới của trí thức Việt Nam.

“Việc Ngô Bảo Châu được nhận giải Fields là một nút thắt, một điểm nối giữa nền toán học trong nước và phần còn lại của thế giới. Sự kiện này sẽ tạo tiền đề giúp đẩy mạnh hoạt động giao lưu và đào tạo giữa các nhà toán học Việt Nam và thế giới,” Tuấn khẳng định.

Tuấn tâm sự, sau sự kiện này, bản thân anh, một người hoạt động trong lĩnh vực Toán học, cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Trí tuệ Việt Nam rõ ràng không hề thua kém bất kỳ một nước nào trên thế giới. Đã đến lúc đội ngũ các nhà toán học Việt Nam có thể tự tin vượt qua “ao làng” để vươn ra biển lớn thế giới.

Kỳ vọng lớn nhất của những nhà toán học trẻ như chúng tôi lúc này là sự kiện Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields sẽ là cú hích đẩy nhanh việc thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về Toán học nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của Toán học Việt Nam,” Tuấn nói.

Trong khi đó, em Nguyễn Đình Phúc Mười, học sinh chuyên Toán, trường trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) lại rất tự tin vào khả năng xuất hiện những Ngô Bảo Châu mới trong tương lai không xa.

Hồi hộp từ đêm qua tới giờ, đến khi Ngô Bảo Châu chính thức được trao giải Fields, niềm vui trong cậu học sinh chuyên Toán như vỡ òa.

Mười cho biết, suốt tuần vừa rồi em đã theo dõi mọi thông tin liên quan tới giáo sư Châu. Cả ngày hôm nay, em cũng trực trên mạng để xem trực tiếp lễ trao giải ở Ấn Độ.

Mặc dù chưa được gặp giáo sư Châu nhưng chỉ riêng việc được học cùng trường với giáo sư đã khiến em thấy vô cùng tự hào,” Mười hồ hởi.

Mười cũng cho biết thêm, với sự kiện này, giới trẻ trong nước đứng trước thời cơ để phát triển, nhưng đồng thời cũng bị đặt trước những thách thức rất lớn.

Tại sao lại không hy vọng, 10 năm nữa, thế giới lại thêm một lần xướng tên một Ngô Bảo Châu mới của Việt Nam,” Mười tự hào nói.


Ảnh: icm2010.org.in.

Ngô Bảo Châu chào đời năm 1972 tại Hà Nội và từng đoạt huy chương vàng trong hai kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1988 và 1989. Sau đó Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.

Vào năm 2004 Châu đã nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sang làm giáo sư.

Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tạ Quang Bửu, "kiến trúc sư" của nền Toán học Việt Nam

    31/12/2009Hàm ChâuCó người cho rằng “Tạ Quang Bửu là một bộ óc Lê Quý Đôn thời nay”. Nhận định ấy cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đó không phải là điều thiếu căn cứ.
  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • Tài năng hay cơ hội?

    09/08/2009Nguyễn Cảnh BìnhTiếp nối thành công của hai cuốn sách thuộc dạng tư duy đột phá là Điểm bùng phát (Tipping Point) và Trong chớp mắt (Blink) được xếp trong số các cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ trong vài năm qua, Malcolm Gladwell vừa cho ra mắt cuốn sách mới nhất mang tên Outliers (mà chúng tôi đặt tên tiếng Việt là: Những kẻ xuất chúng). Cuốn sách là một cách nhìn, khám phá mới mẻ về thành công của những con người phi thường trên thế giới. Và theo lối tư duy của tác giả trong cuốn sách, tôi cũng muốn luận bàn về “những kẻ xuất chúng”, hay là những bước ngoặt, những sự kiện có thể tiên đoán được... ở Việt Nam.
  • Toán học vị Toán học hay Toán học vị nhân sinh?

    23/04/2006Hoàng Lê (Thực hiện)Toán lý thuyết chỉ phục vụ sự phát triển nội tại của nó. Toán ứng dụng phục vụ các ngành khác. Ở VN hiện tại, rất cần Toán ứng dụng, trong khi chưa thấy vai trò của Toán lý thuyết...
  • Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

    21/02/2006Hoàng Lê (thực hiện)Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi...
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • xem toàn bộ