Những ứng nghiệm ngẫu nhiên

02:48 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Chín, 2006

Cuộc sống dường như chứa cả vạn điều mà ta chưa hề biết đến, cho nên trong cuộc sống thường nhật ta vẫn thường gặp những câu than thở: Giá như, biết thế và nếu như… việc muốn biết trước cái gì sẽ xảy ra trở thành một nhu cầu ước muốn thực tế nhưng lại xa vời bởi biết dựa vào đâu mà nói?

Theo kinh nghiệm xưa truyền lại có nhiều điều tương đối chính xác, ví như dự đoán thời tiết: nhìn mây trên trời như kết thành lớp vảy tê tê tụ thành đám hoặc kéo dài là đoán trời sẽ đột ngột trở lạnh hoặc mưa lớn, thấy trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa, dự báo như: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm, cua bò lên cao thể nào cũng lụt hoặc bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng... và dự cảm là một khái niệm phức tạp hơn rất nhiều nó cao hơn và mang tính định hướng rõ ràng hơn linh cảm, đó là cảm nhận vô hình mà giác quan thứ, của mỗi người có thể thu nạp được phân tích trước điều sẽ xảy ra. Tại một thời điểm nào đó, khi ta đang cân nhắc suy nghĩ, tính toán, bàn bạc, băn khoăn, nghiền ngẫm về một vấn đề gì đây thì những hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra quanh ta cũng phần nào báo trước diễn biến, kết quả sự việc một cách vắn tắt nhất. Những điều này không giống với những tình cờ mà ta đúc kết lại thành cái xấu tốt theo ý riêng mỗi cá nhân như: chim lợn kêu nhà nào, nhà nấy gặp chuyện không lành, ra đường gặp đám ma thì người bảo hay kẻ bảo dở, chim khách kêu đầu nhà tin lành, qụa kêu báo tin dữ, ra ngõ gặp cổng người bảo tốt, kẻ bảo xấu... Đây là những suy luận dựa trên kinh nghiệm sống và kiểm nghiệm thực tiễn của những bậc nho gia tinh thông về thuyết âm dương ngũ hành, nắm chắc những quy luật biến đổi theo chu kỳ của dịch học. Có thể tạm chia thành những nhóm hiện tượng ngẫu nhiên như:

Thiên nhiên: Gió màu vàng (đây là màu của khói, bụi, sương kết hợp vào luồng gió cuốn) thuộc Thổ, là vận khí tốt lành, gió màu xanh thuộc Mộc, là hay dở không rõ ràng, gió màu trắng thuộc Kim, phụ thuộc vào người cảm nhận. Gió màu đen thuộc Thủy, là chuyện dữ nguy hiểm, màu đỏ thuộc Hỏa là nạn lửa. Gió màu tím pha hồng, là chuyện vui vẻ, âm thanh gió cũng có ý nghĩa: tiếng gió như chiến mã lồng lộn là chuyện tranh đấu, như sóng gấm gào là hung họa, tiếng gió than thở ủ ê là ưu phiền hoạn nạn, tiếng gió réo rắt như thanh nhạc là chuyện vui mừng, gió hú dài là chuyện cãi lộn, tiếng gió du dương là chuyện đáng mừng. Nhìn thấy trên trời mây kéo đến thì mây vàng mây hồng, quang mây là chuyện rất tốt, còn nếu là mây trắng đục, mây đen, mây đỏ rực là chuyện không yên ổn. Ngoài ra sương mù là trở ngại, sấm chớp là chuyện bất ngờ, núi là sự cách trở, đá sỏi là sự kiên cường, cát là sự tản mạn, sóng lớn là sự sợ hãi, ao hổ khô cạn là hao tổn tâm lực...

Các loài vật: Chim cú chuyện buồn, họa mi chuyện vui, chim nhạn báo thư rắn là có kẻ mưu hại, chuột cắn là tai họa, chim sẻ ríu rít là có khách, chó cắn nhau có đạo tặc xuất hiện, gà mổ nhau sẽ tranh cãi chuyện không đâu, dê qua cửa có chuyện mừng, gặp ngựa phi có nhiều thuận lợi, thấy khỉ vượn leo trèo tâm thần sẽ bấn loạn, cá chép nhảy có sự thay đổi lớn, gặp hươu được phúc lộc, gặp ong được thụ phong, gặp bê có biểu tượng chia ly, mạng nhện bày mưu kế thành công.

Các loài thảo mộc: Hoa cây cỏ cũng không phải là vô tình. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng khi ta chăm sóc, tưới nước, cho hoa thì đã được nhịp sinh học vui. Nếu cắt hoa, bẻ thân thì nhịp sinh học hỗn loạn cho cây nghe nhạc giao hưởng thì quả sẽ sai hơn, ngon hơn... cho nên thảo mộc cũng cho ta biết một số điều thú vị: Gặp hoa phong lan địa lan là chuyện yên lành, nhìn thấy cây tùng, bách là sự vững bền, cây trường xuân là sống thọ, cây xoan cây thông đều đem lại may mắn. Ngược lại nếu nhìn thấy tầm gửi thì không có kết quả, cây đào là việc trốn chạy, cây mận là chuyện kiện tụng, thấy nấm mốc thì sức khỏe có vấn đề cây khô cằn hoặc lá khô vàng rụng đầy lá sự suy thoái lụn bại, cây quả hạt rơi vãi là chuyện phiền toái, rễ cây lộ ra trên mặt đất sẽ dắt dây nhiều chuyện rắc rối, thấy hoa quả tươi thắm tròn trịa là mọi chuyện kết thúc…

Các hiện tượng nghịch lý khác: Cốc rượu vỡ là vui quá hóa buồn, hoa mùa xuân, trăng mùa thu được biếu, tặng nhiều thứ, vải bông mùa hè, sắn dây mùa đông là chuyện tích cóp dành dụm, trời lạnh phe phẩy quạt có mất mát, trong nhà che ô sẽ có khó khăn thiếu thốn về sau, bọt nước, chớp đèn khó thực hiện được kế hoạch, chim bị mắc trong bụi là chưa thoát được vòng túng quẫn...

Các nhà dịch học còn thống kê một số các kinh nghiệm khác như nhìn thấy các kiểu người (già trẻ, trai gái, giàu nghèo, béo gầy, ốm khỏe...). Gặp các loại đồ vật khác nhau (bình chậu, gương lược, kim chỉ, vải giấy, bàn cờ...) và thậm chí mỗi động tác ta chợt nhìn thấy đều có một ẩn ý tự nhiên nào đó như: xua tay cúi đầu là chuyện không vừa lòng. Xoa mặt nhổ nước miếng là việc bi ai, hai cánh tay cọ sát nhau là sự mất mát, ngón tay cong gập lại là khó khăn, múa tay là chuyện tranh giành lợi lộc, lưỡi thò ra ngoài sẽ vướng chuyện thị phi, đi thụt lùi sẽ phải chạy trốn...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần

    11/10/2014Đào Duy ThanhTrong lịch sử nhận thức của loài người, do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm "Tinh thần". Phái duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người, còn duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần từ trong chính bản thân con người...
  • Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật

    08/04/2006Phạm Văn ĐứcNgười ta thường xác định nhiệm vụ của khoa học là tìm ra những quy luật của các hiện tượng trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến phạm trù quy luật, suốt một thời gian dài, tưởng chừng đã được giải quyết xong xuôi, nhưng hiện nay lại nổi lên như một vấn đề có tính thời sự đặc biệt...
  • Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

    30/03/2006TS. Vương Thị Bích ThủyTất yếu và tự do là những phạm trù triết học biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và các quy luật khách quan. Vì vậy, chúng là một trong những vấn đề được triết học quan tâm, nghiên cứu từ thời cổ đại cho đến nay và ở Việt Nam cũng đã có công trình mang tính chuyên khảo, hệ thống nghiên cứu lịch sử phát triển về tự do và tất yếu...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • Đi ngược quy luật

    25/04/2003Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, hiện không có nước nào còn giữ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, vì nó không còn phù hợp với quy luật phát triển của giáo dục. Từ năm 2000 đến 2010, ở nước ta, giáo dục cũng đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Phổ cập bắt buộc và đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, đổi mới giáo dục theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Vậy mà cả nước vẫn tốn nhiều công sức, tiền bạc vào việc tổ chức thi TNTH là việc làm không còn phù hợp.
  • xem toàn bộ