Nhiều người Việt 'xuất khẩu' tính xấu???
Gần đây có không ít những người bạn từ doanh nhân đến trí thức, thậm chí cả sinh viên nữa đều đưa ra cho tôi câu hỏi: Liệu điều trên nên nghĩ như thế nào? Cả nhà phê bình văn học VTN cũng đã dùng từ VN ‘xuất khẩu lưu manh’ trong một bài viết của ông gần đây ‘Một nước Nhật quá xa xôi…’! Tôi sẽ không phê phán nhưng đưa ra ý kiến cầu thị của mình để chia sẻ...
Đã gọi là cầu thị thì phải đặt mình vào ý thức ‘tiên trách kỷ…’ ! ( dù rằng Quốc gia nào cũng có điểm tốt và xấu. Bản thân người Việt cũng có nhiều đức tính tốt, trong bài này sẽ cố gắng nhìn lại những gì chưa được ). ‘Mình’ ở đây là người Việt theo cách tôi quan sát được trong nhiều năm tiếp xúc, gặp ở những giao tế xã hội và nơi công cộng… trong môi trường mà người nước ngoài có thể cảm nhận được ( nghĩa là có thể xảy ra ở nhiều nơi trong nước chứ không hẳn chỉ ở nước ngoài ).
Có bạn hỏi: đã nói xuất khẩu nghĩa là điều đó được người nước ngoài chấp nhận?! Tôi thưa rằng sự 'chấp nhận' đó là có vì:
- Kẻ xấu tiềm năng ở nước nào sẽ cộng hưởng cái xấu khác, tương đồng, đưa vào nó.
- Làm cho người nước ngoài ở tình thế buộc phải chịu đựng vì tôn trọng nhân quyền, và họ ngày càng phản cảm.
- Giống như đầu nậu nhập hàng kém chất lượng, nguy hại ở nơi này rồi tìm cách bán lại cho nhiều người tiêu dùng nơi khác.
- Có nhiều hình thức là 'xuất khẩu tại chỗ' bởi cách xử sự của người trong nước...
Có lần tôi nói chuyện với một người Campuchia khi gặp lại ( cùng học xưa với tôi ở Nhật ), anh ta thành thật: người Việt các Bạn mang gì sang nước tôi ? Tôi là tri thức nên biết có nhiều người lao động rất tốt…nhưng sao đa phần người dân nước tôi luôn cảm giác các bạn truyền nhiễm tệ nạn vào… Tôi nghe đắng lòng quá !
Sau đây là những điều có thật ( cá nhân tôi đã quan sát được không ít , lòng tôi muốn là rất hữu hạn chứ không phổ biến ), về một số đối tượng thuộc diện ‘xuất khẩu’ tính xấu như thế ! Và bằng hình thức rất chính thống! ( Tôi sẽ không lặp lại muôn điều chúng ta đã biết như: xả rác, ầm ĩ, nhốn nháo, chen lấn, đái bậy, tham ăn tục uống…kiểu dân thường. Vì những trường hợp dưới đây thuộc giới khắc hẳn nhưng có ảnh hưởng không hề nhỏ…)
1. 1. Hàng năm có trên cả nghìn đoàn công tác thuộc các cơ quan Nhà nước đủ cấp muôn loại… quan chức, công chức ríu rít nhộn nhường đi nước ngoài… Như tôi từng biết thì ở họ : việc quan trọng mấy cũng thành phụ, người đi theo diện ‘chính sách’ không ít. Nói năng cà chua thái độ cà chớn , luôn có vài người đến muộn, nhốn nháo tìm chỗ ngồi, ngó nghiêng chụp ảnh nhau, tí toáy điện thoại, ngơ ngáo về tham luận, phát biểu nghị quyết giáo điều. Ý tứ mập mờ u minh. Càng về cuối càng trễ nải. Gây phản cảm về ấn tượng về văn hóa, thiếu ý thức tự trọng nhưng đầy sĩ diện cá nhân….chẳng mang theo được lợi thế gì.... Vừa quen đối tác đã sàm sỡ. Hay thỏa hiệp bàn lùi và gia giảm chương trình nghị sự… Dễ hiểu là chi phí là thuế của Nhân dân, và cha chung không ai khóc, lắm thầy nhiều ma, chả được lần này còn có cơ hội đi nhiều lần khác… Đi nước ngoài bao nhiêu những không mang về được mấy điều hay, có chăng là câu chuyện khoe mẽ, chả áp dụng đáng kể gì. Nếu có cũng là chắp vá, copy thô thiển… Khi về câu đầu lưỡi là : ở nước ngoài người ta cũng thế ( khi nói về những gì muốn làm ), hoặc ở các nước chả ai người ta làm thế cả ( khi không muốn làm ), tệ nữa là : Việt Nam mình nó khác ( khi điều cần làm lại sợ này nọ…). Những đối tác nước ngoài cảm nhận được sâu sắc như thế, đi đến sự nhìn nhận quy nạp về Đất nước…Họ khôn ngoan xác lập lập tư thế quan hệ đẳng cấp với đoàn Việt Nam ( dù không tiện nói ra trong hoàn cảnh không cần thiết, vì tính xấu của kẻ khác khiến họ tự nhiên có lợi, có vị thế hơn thì bỏ qua sự khó chịu được ), để định hình giải pháp thượng phong cho họ. Có lần tôi trăn trở tâm sự, bọn họ nhún vai lịch sự : cái đó các bạn nói là văn hóa của mình, mà sự văn minh của chúng tôi chưa hiểu được, thế thôi !
2. Hãy nghe nhiều người nước ngoài, đặc biệt nhiều ‘kỹ sư’ và công nhân Tàu đang làm việc ở Việt Nam trong các dự án thắng thầu hoặc ODA sử dụng vốn Trung Quốc, hoặc thương nhân Tàu vi phạm pháp luật, buôn bán bất bình đẳng với người Việt, đưa hàng xấu qua biên giới bằng nhiều cách tệ hại…Họ nói : hơ hơ..hảo lớ…các người mở mắt ra nhìn đi ta có hàng mớ trăm mớ chục giấy phép các loại của các cơ quan Nhà nước Viêt nam các cấp đây...nào hãy xem có cái gì thiếu nào…vì Đất nước các người thừa mứa những kẻ đương chức thèm khát tiền….Bọn ta kinh doanh thì không bao giờ được nói là thiếu tiền cho những quan tâm về lợi ích cá nhân của họ… đó là một kênh đầu tư dễ dàng nhất hiệu quả nhất, nhanh nhất ở Đất nước này…đến các Nước khác ở Asean còn khó thế lắm ..hơ hơ…Các người ghét bọn ta nói hay làm dở… còn thua xa quan chức của nước các người. Bọ ta nói 10 làm 5,6. Còn bọn kia nói 100 ăn tiền 1 triệu và không làm lấy 1 . Không làm gì cả mới là điều tuyệt vời với chúng ta! Hiểu chưa ! Một chút thiệt hại kinh tế hay uất ức về bọn ta thì so nó với những điều các người phải chịu từ quản lý của nhà nước mình đi…Người Trung Quốc chúng ta có cái giỏi hơn Thiên hạ là vui vẻ tiếp nhận sử dụng điều xấu của kẻ khác cho lợi ích của mình!!! Bạn tôi kiềm chế sự cáu tiết, nói : mấy người bỏ cái lối nói suồng sã thực dụng như người Hoa bây lâu vẫn bị người Việt rất ghét đi được không ? Họ hạ giọng nhưng đai thêm thâm nho : Không dám! Chỉ mong những người đương chức đó bớt xấu xí, ko liên quan gì, không cùng cộng đồng 90 triệu người dân Việt Nam.
3. Một quý Bà ‘ghê gớm’ lắm, khi cùng nhiều người Việt đến cửa hàng sâm ở trung tâm Sơul. Người bán hàng tươi tắn, ấn cần bưng đĩa sứ đẹp đựng sâm các loại cho khách nếm thử…Bà ta nhón mấy miếng ăn, không có lời nói và cử chỉ cảm ơn…nhai bỏm bẻm…rồi một lúc cười he hé tự nhiên như nghé, nói to với những người khác : ôi giời ăn xong chả thấy gì…hay là bọn này bán sâm giả….Ai ngờ họ nghe hiểu được tiếng Việt…tiến đến lịch lãm và nghiêm khắc : mời quý bà vào phòng khách để làm rõ với cảnh sát điều bà tùy tiện vu khống đối với sản phẩm của chúng tôi ở chỗ đông người và trong không gian bán hàng của Công ty. Hành vi của bà ở Viêt Nam xin cứ tự nhiên nhưng ở đây bà phải trả giá về tư cách và tiền phạt vì việc này…. Tôi gặp người của công ty đó nói : có thể không cẳng thẳng như thế được không ? Anh ta trả lời : Không thể thải ra giữa nơi chúng tôi một đống mùi như vậy mà lại yêu cầu chúng tôi cư xử khác được ! Lại còn một vị đàn ông là giám đốc một cơ quan lớn… trong bữa chiêu đãi, đến bàn bên cụng ly với các quan khách nước ngoài….họ đứng lên lịch sự đáp lễ. Ông giám đốc Viêt này chắc không nói được tiếng Anh, nên ưỡn người cười hơ hơ giả lả, chỉ vào ly rượu như ngụ ý phải uống hết, rồi choèn choẹt bắt tay 7 người trong bàn đó rất hời hợt , chưa xong với người này đã nhìn hóng sang chỗ người khác… Khi anh ta đi họ thần ra nói : ở nước bạn sao có nhiều kẻ như anh ta có lối xã giao kỳ quặc và khó chịu thế nhỉ ? Chúng ta nên có cách như thế nào mới đúng với loại người đó ? Tiếp xúc xong mà tự thấy mình bị lố bịch ! Tôi nhẹ nhàng với họ : anh ta cũng tươi cười đó thôi…và chỉ là một người. Mấy vị kia nhún vai : xin lỗi vì làm anh không vui, nhưng với kiểu của anh ta, đến làm chúng tôi thấy mình bị trở nên không ra gì, phải nói để đẩy bật nó rơi ra ngoài đi cho xong!
4. Trong một hội thảo quốc tế quan trọng , đã khá lâu rồi, nghị sự về các giải pháp chống tham nhũng đối với các nước đang phát triển và đổi mới cơ chế hành chính quan liêu ở Việt Nam. Các chuyên gia học giả quốc tế được mời đến trình bày nghiên cứu, khảo sát đánh giá và tham luận của họ. Xong rồi họ hỏi lại phản biện và ý kiến của phía Việt Nam. Một giáo sư vẻ nhàu nhĩ, trễ nải đứng lên, câu đầu tiên đã pha trò ' kiểu gặp nhau trong tuần' : ở Việt Nam có câu ‘đấu tranh tránh đâu’ hơ hơ…( làm khổ người phiên dịch ) !!! Câu thứ hai là khủng khỉnh hoang dã: tôi sáng nay có việc nên vào sau nên không rõ nội dung từ đầu….Câu thứ ba chất vấn : xin hỏi các quý học giả ngồi đây rằng tham nhũng cũng có tác dụng kích thích phát triển kinh tế, đúng không ạ, hơ hơ…thế thì phải so sánh thiệt hại giữa việc đó với việc chống nó? Trời ơi…không tả được nỗi xấu hổ và ngán ngẩm của mọi người… Buổi trưa giao lưu, một giáo sư nước ngoài nhỏ nhẹ tâm sự : đây là lần đầu tôi đến Việt Nam thôi nhưng đủ để cho tôi có cảm nghĩ về Đất nước, con người Việt suốt đời về phát biểu của vị giáo sư sáng nay, dù rằng chỉ là một, nhưng xuất hiện chính danh trong một diễn đàn lớn và nghiêm túc như thế thì đã nói lên rất nhiều điều của xứ sở này rồi. Tôi nói lại : Bạn không nên quy nạp như thế… Họ nhã nhặn nhưng thẳng thắn đáp : chính tôi thất vọng khi phải nghe và chứng kiến như thế , nhưng nghề nghiệp của chúng ta là biết cách nhìn vào bản chất mà !
Tôi viết bài này thấy tự mình nổi giận và cũng hiểu trước được sự tự ái, tôn trọng nổi giận của ai đó ! Chỉ vì tôi và các bạn đều có cảm xúc hơi quá nhạy cảm chăng : Yêu Đất nước này, luôn khát khao về một Quốc gia rạng danh!!! Tôi sẽ hủy bài này ngay sau khi chia sẻ đôi chút và thuần với tình cảm của một công dân Việt bình thường ! Tôi biết rất rõ bao nhiêu chiến sĩ, người dân, những con người bình dị mà cần lao , chân chính….đã làm nên tên tuổi Việt Nam đẹp hơn bấy nay…
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân