Nguyễn Khắc Cần - nhà sưu tầm bưu ảnh cổ
- Xem thêm: Cóp nhặt tư liệu làm sách tiền tỷ
.
Ông Nguyễn Khắc Cần là người chuyên sưu tầm ảnh cũ và bưu ảnh cổ về nhiều lĩnh vực của xã hội nước ta từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ông có một bộ sưu tập bưu ảnh cổ quý hiếm, một số in trong cuốn Việt Nam đầu thế kỷ XX qua bưu ảnh xưa. Và từ năm 2001 ông đã trình làng cuốn sách Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ.
"Người lưu giữ lịch sử bằng hình ảnh" Nguyễn Khắc Cần tâm sự:“Có những lần mừng đến nỗi suốt đêm không ngủ được khi vô tình tìm được một tấm hình quý giá. Lúc nhỏ, từ khi mới 9-10 tuổi tôi đã rất yêu thích những bức ảnh. Sau này, khi đã trưởng thành tôi vô tình có được những bức ảnh có giá trị lịch sử và cũng từ đó, mới có ý thức sưu tầm. Việc sưu tầm ảnh và những bức ảnh đến với tôi là một cơ duyên…”.
.
.
Ông đã gửi thẳng cuốn sử ảnh Việt Nam cuộc chiến 1858 - 1975 lên Tổng thống Mỹ đương nhiệm Bill Clinton qua đường bưu điện, như một thông điệp hòa bình.
"Con đường lịch sử sẽ đưa cuốn sách của tôi đến người nhận mà không cần địa chỉ". Kết quả, ông nhận được quà biếu đáp lễ và thiếp cảm ơn của người nhận.
Đứng trước những "cây cao bóng cả", ông Cần không ngần ngại đối thoại, trao đổi. Một giáo sư sử học đặt tên cho giai đoạn lịch sử Việt Nam (1527 - 1802) là "Thời kỳ Nam Bắc phân tranh" (theo như thuyết của sử gia Trần Trọng Kim). Ông Cần cảm thấy chưa thuyết phục, có ý kiến khác, và đưa ra tên gọi thời kỳ này là "Thời tam Vương ngũ Đế", với luận cứ mở là bài đồng dao (mà học giả Nguyễn Văn Tố và giáo sư Nguyễn Văn Huyên đã đề cập): "Chi chi trành trành/ Cái đanh thổi lửa/ Con ngựa chết trương/ Tam Vương Ngũ Đế/ Chấp chế đi tìm/ Ú tim òa ập". Cuộc tranh luận được biết đến như là một sự "phá lệ" trong làng sử.
Với khẩu khí ấy và dựa vào Nghị quyết hội nghị Trung ương 5: Nhìn thẳng vào sự thật và hơn nữa là nói sự thật, cuốn sách Việt Nam cuộc chiến 1858 - 1975 của ông được hoan nghênh và in lại nhiều lần. Kết thúc cuốn sách là bức ảnh đám cưới của đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Peter Peterson và cô Vy - Lê người Australia gốc Việt, với lời bình: "Lịch sử đã sang trang, ông cha ta thường nói: Sông có khúc, người có lúc, đất có tuần, dân có vận. Làm khó thì lâu, làm giàu thì chóng. Hy vọng sau chiến tranh, nước Việt Nam sẽ bướcvào thời kỳ thịnh trị thái bình, như hai câu thơ của Trần Thánh Tông: "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn hà vạn cổ điện kim âu".
Đứng "bên lề" lịch sử, bên ngoài "các Viện nghiên cứu" ông Cần cho ra cả chục đầu sách mà các sử gia chính thống đã để mắt tới: "Việt Nam qua 700 hình ảnh" (1992); "Từ Đà Nẵng đến Điện Biên Phủ (1994); "Việt Nam trong quá khứ qua tranh khắc Pháp" (1997); Việt Nam cuộc chiến 1858-1975 (1999); "Bách khoa toàn thư Hà Nội - Việt Nam" (2000); "Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ" (2001)... và sắp ra "Người chiến binh cuối cùng của Phong trào Cần Vương"; "Hà Nội phố phường và sự kiện"; "Triều Nguyễn"; "Đạo thiên chúa ở Việt Nam"...
Ba cuốn sách ảnh thường được nhắc tới của ông Cần
.
"Thần Siêu thánh Quát đã thâu tóm hết hai trong ba bồ sách của thiên hạ, thì tôi dù chữ hay chữ lỏng cũng cố đi nhặt cái rơi vãi của các cụ" - Ông Cần hài hước nói vậy. Giữa "xó sử", trong một góc ở căn nhà số 90 đường Lê Duẩn, hằng ngày người ta thích một "tiên ông đạo cốt" ngồi bên chiếc bàn cổ có tuổi thọ dễ đến trên dưới 100 năm, lần giở từng trang sách cũ, từng tấm ảnh cổ để tìm hiểu những ý nghĩa lớn lao của chúng, hay nói đúng hơn là tìm cái hồn của chúng. Ông Cần nói: "Một tấm ảnh cũ, với chú thích đầy đủ, kèm theo vài câu thơ, sẽ có hiệu quả hơn lời lẽ dài dòng". Như: Tấm bưu ảnh ông đồ, bung hai khuy ngực, mặc quần trắng, đi giày tây, tay cầm bút lông, tay cầm sách, vẻ mặt đăm chiêu tư lự, ông "gá" thêm câu thơ "Cái học nhà nho đã hết rồi/ Mười người đi học, chín người thôi"... Đúng là, nhiếp ảnh gia tài giỏi đã bắt được cái thần của ông đồ lúc giao thời.
Hay dưới tấm ảnh vũ nữ múa đèn xưa, ông đề: "Người xưa thành cũ suy đồi/Bể dâu dâu bể nổi trôi vô thường/Tan tành hết Tây Sơn vương nghiệp/Chỉ còn đây một kiếp cầm ca".
Sinh năm 1933, là một anh "hàn" gõ đầu trẻ, quê Phú Xuân, ông Cần ham mê sưu tầm, nhặt nhạnh sách cũ và ảnh cổ "vương vãi khắp nơi".
Những năm 60 của thế kỷ trước, ông đã từng chứng kiến cảnh bom rơi đạn lạc khiến hàng trăm hàng nghìn dân lành chết vô tội, ý tưởng viết cuốn sách "Việt Nam cuộc chiến 1858-1975" thai nghén từ đó, và hơn 30 năm sau nó mới ra đời.
Trong cuộc triển lãm ảnh "Hồi niệm" tại Hà Nội năm 2000, nữ ký giả Carol Hill, trưởng phân xã kênh truyền hình CNN, xin gặp và phỏng vấn ông khoảng 30 phút, có hỏi: "Thưa ông, thanh niên Việt Nam hiểu biết lịch sử của nước mình như thế nào?". Ông Cần đáp: "Một nước đang có chiến tranh, sự giáo dục đương nhiên có phần hạn chế, nước nào cũng vậy, sau chiến tranh Nhà nước sẽ có kế hoạch bổ sung cho họ".
Ông có một ước mơ nhỏ nhoi: Trên đường tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, làm sao thành lập được Câu lạc bộ những người chơi bưu ảnh, Câu lạc bộ những người chơi sách cổ, thành lập Ngân hàng ảnh cấp quốc gia, điều đó sẽ rất có ích cho tương lai văn hóa nước nhà.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015