Nguy cơ từ một nền giáo dục gian lận

09:44 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Sáu, 2019

Liệu có hay không những não trạng đi thi đạt điểm thấp kém từ lâu từng bước thay thế dần dần, đến chiếm lĩnh toàn bộ não trạng của hệ thống quan chức qua cổng gian lận thi cử là câu hỏi làm đau đầu những người có trách nhiệm, đúng hơn là toàn dân.

Khi thay máu và não trạng kém chất lượng đạt tới 80% quan chức đồng nghĩa với việc "đã tiêu diệt xong nền văn hóa nước Việt Nam".

.

Về tầm quan trọng và cấp độ nguy hiểm thì gian lận thi cử âm thầm đồng loạt trên toàn cõi Việt Nam tới tận 2018 mới phát hiện, đây chính là nguy cơ mất nước, bởi đó là cách tiêu diệt nền giáo dục Viêt Nam, là cách tiêu diệt đạo đức nhân văn của văn hóa và làm vô cảm con người Việt Nam nhanh nhất.

Ở Việt Nam thời phong kiến đã có vụ án xử chém đầu vì gian lận thi cử. ­­­Các chế độ phong kiến đã trị tội rất nghiêm những vụ vi phạm quy chế thi vì bởi vị Vua nào cũng thấu hiểu Ngai vàng hay chế độ của họ có bền vững hay không đều nhờ vào tài năng và nhân cách của quần thần.

Thời nay, nếu những người yếu kém là con em những cán bộ đương chức, được bí mật gian lận điểm thi để tuyển lựa vào bộ máy nhà nước, thì đó chính là những kẻ làm cho nhà nước mau sụp đổ.


Đồ họa về "quy trình" gian lận thi cử ở Sơn La

.

Giới Đại học toàn cầu đều không xa lạ với tuyên ngôn nổi tiếng của Nelson Mandela được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên”. Khi đó:

  • “ Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy”.
  • “ Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy ”.
  • “Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy”.
  • “Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy”.
  • “Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy”.
  • “Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”.

Vụ hàng loạt các tỉnh thành từ miền Nam đến miền Bắc khui ra những gian lận thi cử trót lọt chứng tỏ quy chế thi cử đã bị nhóm người xấu tổ chức thông đồng vô hiệu hóa. Đồng thời cho thấy đất nước Việt Nam đang có nguy cơ tồn tại một nền giáo dục nguy hiểm cho tương lai nếu không kiên quyết loại bỏ sự gian lận trong dạy, học và thi cử./.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

    30/07/2006GS. Lê Viết LyViệc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức...
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Sử dụng "phao" tràn lan trong thi cử: Có phải do cách dạy và ra đề?

    11/06/2003* Hiện tượng thí sinh mang "phao" vào phòng thi là phổ biến. * Một số địa phương có kết quả tốt nghiệp không thực chất.
  • xem toàn bộ