Người nhận sai khi nhận định về Nguyễn Du

02:17 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Giêng, 2019

Những năm 1940, nhà văn Trương Tửu - một trong những tác giả viết nhiều nhất về Truyện Kiều ở Việt Nam, nhận định “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. Hơn 10 năm sau, ông viết sách thừa nhận: “Tôi đã sai lầm!”.

Trương Tửu nằm trong nhóm học giả đầu tiên được phong hàm Giáo sư của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cùng với Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Trần Văn Giàu…
.
Ngày 18/11/2013 là tròn 100 năm ngày sinh của Trương Tửu (ông sinh năm 1913). Nhân dịp này, sáng 18/11/2013, gia đình nhà văn và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm tại trụ sở Hội. Một cuộc tọa đàm bàn về đóng góp của nhà văn Trương Tửu cho nền văn học, nghiên cứu văn hóa Việt Nam diễn ra đồng thời.
.

Nhà văn, nhà giáo Trương Tửu
.
Trả nợ cô Kiều.

Phát biểu đầu tiên trong tọa đàm, GS Phong Lê ngay lập tức nhắc đến chủ đề quan trọng nhất trong những trang viết của Trương Tửu với tư cách nhà phê bình văn học. Đó là "Truyện Kiều và Nguyễn Du" (1943).
Trương Tửu từng xuất bản 2 cuốn sách phê bình "Nguyễn Du và Truyện Kiều" và "Văn chương Truyện Kiều" (1944) với bút danh Nguyễn Bách Khoa.

Trong đó, ông gay gắt phê phán: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”, ông cho rằng Truyện Kiều là kết tinh của “3 yếu tố suy đồi” của Nguyễn Du, đó là “sinh hoạt cằn cỗi và sáo loạn, một tư tưởng hèn nhát và ủy mị, một tâm lý tùy thời và ích kỷ”.

Nhận định của Trương Tửu về Truyện Kiều khi đó vấp phải sự phản đối gay gắt của các học giả khác như Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh… Hơn 10 năm qua đi với bao nghiền ngẫm, đến năm 1956, Trương Tửu mới viết chuyên khảo mới có tên "Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du", ông thẳng thắn thừa nhận cách nhìn sai lầm ngày trước.
.
Ông thừa nhận: “Tôi đã cố gắng phân tích và phê phán Truyện Kiều theo quan điểm đấu tranh giai cấp. Nhưng vì trình độ lý luận còn ấu trĩ, lập trường chính trị còn lệch lạc… nên đã có những nhận định sai lầm căn bản”. Ông cũng nhận định lại:“Tác giả Truyện Kiều đứng về phía các tầng lớp nhân dân chống phong kiến đương thời” và “Nguyễn Du là một nghệ sĩ thực sự vĩ đại”.
.
Mặc dầu còn vương ít nhiều trong hệ thống tư tưởng duy tâm, siêu hình của phong kiến - điều này chúng ta cần phải phên phán - Truyện Kiều căn bản vẫn là một tác phẩm văn học nhân dân, tiến bộ, một tác phẩm cổ điển tiêu biểu của văn học dân tộc.
Nhân dân Việt Nam lấy làm vinh dự có Nguyễn Du, có Truyện Kiều. Chúng ta vô cùng biết ơn và kính mến thi sĩ thiên tài của dân tộc.
(Trương Tửu, 1956)
.
Theo nhà giáo Nguyễn Cảnh Tuấn viết trong tham luận về Trương Tửu, lúc về già, nhà văn vẫn không hết dằn vặt. Ông từng tâm sự: “Đến bây giờ tôi vẫn chưa viết hết, vẫn còn nợ cô Kiều. Hoàn cảnh thời cuộc, nay mới có dịp trả nợ thì tuổi đã cao, sức đã yếu”.
.

Cuốn sách Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu văn hóa do PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học) biên soạn ra mắt nhân 100 năm ngày sinh nhà văn
.
Dần sáng tỏ sau nửa thế kỷ vùi lấp.
.
Nói về Trương Tửu, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa có nhiều đóng góp. Những đóng góp của ông vốn bị thời cuộc và thời gian vùi lấp, nay dần được làm sáng tỏ trở lại. " Những gì của Caesar phải trả lại cho Caesar”.
.
Trương Tửu là một trong những học giả phải chịu án nặng nhất trong vụ án Nhân văn Giai phẩm, cùng với Phan Khôi, Thụy An. Tháng 4/1958, vì các bài viết đăng trên tập san Giai phẩm, ông bị kỷ luật, tước học hàm Giáo sư, ngừng giảng dạy và bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Việt Nam.
.
Cũng vì thế, từ năm 1959, ông gác bút không viết văn và nghiên cứu nữa mà chuyển sang chữa bệnh bằng Đông y, rồi tập và viết sách nghiên cứu về dưỡng sinh. Cuối đời, ông từng định viết hồi ký, sau lại thôi.
.
Từ sau năm 2003, danh dự và những đóng góp của Trương Tửu dần được phục hồi. Đến năm 2010, 52 năm sau khi ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, Chủ tịch hội là nhà thơ Hữu Thỉnh đã ký quyết định công nhận chức danh hội viên của ông.
.
Trương Tửu (1913-1999)là một nhà văn, nhà giáo. Ông từng dạy Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được phong hàm Giáo sư, cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường…
Các tiểu thuyết của Trương Tửu: Thanh niên S.O.S (1937), Một chiến sĩ (1938), Khi chiếc yếm rơi xuống (1939), Khi người ta đói (1940), Một cổ đôi ba tròng (1940), Trái tim nổi loạn (1940), Đục nước béo cò (1940), Một kiếp đọa đày (1941), Tráng sĩ Bồ Đề (1943), Năm chàng hiệp sĩ (1944)…
.

Cuốn "Nguyễn Du và Truyện Kiều", Văn Mới, số đặc biệt văn chương, Nguyễn Bách Khoa, Hàn Thuyên phát hành, Hà Nội, 1942
I. KHÁI LUẬN
PHẦN THỨ NHẤT. NGUYỄN DU (1765-1820)
Chương 1. Huyết thống Nguyễn Du
Chương 2. Thời đại Nguyễn Du
Chương 3. Thân thế Nguyễn Du
Chương 4. Cá tính Nguyễn Du
PHẦN THỨ HAI. TRUYỆN KIỀU
Chương 1. Xã hội Truyện Kiều
Chương 2. Tâm tính các vai trò
Chương 3. Tâm tính các vai trò (tiếp theo)
Chương 4. Tâm tính các vai trò (tiếp theo)
Chương 5. Triết lý Truyện Kiều
Chương 6. Tâm lý Truyện Kiều
KẾT LUẬN
Cuốn "Văn chương Truyện Kiều", Nguyễn Bách Khoa, Tạp chí Văn Mới, Hàn Thuyên, 1945
PHẦN THỨ NHẤT. VẤN ĐỀ TRUYỆN KIỀU
PHẦN THỨ HAI. VĂN CHƯƠNG TRUYỆN KIỀU
Chương 1. Cái hay của Truyện Kiều
Chương 2. Nghệ sĩ và tác phẩm
Chương 3. Nghệ sĩ và tác phẩm (tiếp theo)
Chương 4. Chất thơ là gì?
Chương 5. Thế nào là đẹp?
Chương 6. Thế nào là đẹp? (tiếp theo)
Chương 7. Thế nào là đẹp? (tiếp theo)
Chương 8. Kết luận phần thứ hai
PHẦN THỨ BA. VĂN CHƯƠNG TRUYỆN KIỀU (II)
Chương 1. Chất thơ của Truyện Kiều
Chương 2. Vật liệu "nên thơ" trong Truyện Kiều
Chương 3. Cái đẹp của Truyện Kiều
Chương 4. Tóm tắt phần thứ ba
Kết luận. "Chân giá trị" của Truyện Kiều
Cuốn "Truyện Kiều và Thời đại Nguyễn Du", Trương Tửu, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1956
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1. Lịch sử Vấn đề Truyện Kiều
Chương 2. Tính chất chống phong kiến của Truyện Kiều
Chương 3. Thời đại Nguyễn Du và Truyện Kiều
KẾT LUẬN. TRUYỆN KIỀU, MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC CỔ ĐIỂN
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu

    03/01/2019Đỗ Lai ThúyVới khái niệm - chìa khóa cá tính Nguyễn Du, một mặt, nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải được những động lực sáng tác, một thứ tâm lý học sáng tạo ở nhà thơ, mặt khác, phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách quan những đặc sắc nghệ thuật ở Truyện Kiều...
  • Nhà văn Trương Tửu- từ sáng tác đến nghiên cứu, phê bình văn nghệ

    28/08/2016PGS.TS. Nguyễn Hữu SơnĐộc giả ngày nay đọc tác phẩm Trương Tửu cần đặt các công trình nghiên cứu, phê bình, sáng tác của ông trong bối cảnh đương thời mới có thể nhận thức rõ hơn dấu ấn một phong cách riêng cũng như những đóng góp nhiều mặt với đời sống văn hóa - văn học nước nhà...
  • Một vài điều ít được nhắc lại về nhà phê bình Trương Tửu

    08/01/2010Phan NgọcNăm nay (2008), chúng ta chính thức tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày sinh của giáo sư Trương Tửu. Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại một vài điểm gần như không ai nhắc đến, nhưng lại rất cần thiết để hiểu giáo sư cũng như phong trào “Nhân văn”, trong đó giáo sư là một nhân vật chủ chốt.
  • Góp bàn về tư tưởng học thuật của Trương Tửu

    14/12/2009GS.TSKH. Phương LựuNhưng điều đặc biệt quan trọng ở đây là trong công trình của Trương Tửu không thấy có chỗ nào bộc lộ quan điểm trên của Trotsky, thậm chí có biểu hiện ngược lại, nếu liên hệ một cách gián tiếp. Trương Tửu chủ yếu viết về văn học cổ điển (thơ ca dân gian, Truyện Kiều, Nguyễn Công Trứ, v.v..