Nghiệp quả đến từ nhiều việc thiện, đừng mê tín

06:37 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Hai, 2019

Thượng tọa Thích Nhật Từ: “Tất cả những tập tục kiêng cữ trong dân gian Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều dựa vào kiến thức quy nạp…”...

Tưởng niệm người đã khuất như thế nào cho ý nghĩa?

Những ngày Tết, tập tục đốt vàng mã, kiêng cữ, bói toán được dịp “tung hoành” trong sự mê tín của nhiều người dân.

Trao đổi với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phân tích, tập tục đốt giấy vàng mã xuất phát từ đạo giáo của Trung Hoa nghĩ rằng âm phủ là có thật. Sau khi chết, con người tồn tại dưới âm phủ.


Thượng tọa Thích Nhật Từ. (Ảnh: H.L)

Để cuộc sống dưới âm phủ đạt được tiêu chuẩn dương sao âm vậy thì người thân mới làm nhà vàng mã, áo quần vàng mã, vật dụng vàng mã, người hầu bằng vàng mã…

Theo đức Phật, sau khi chết con người tái sinh theo nghiệp, nhanh nhất là một tích tắc, trễ nhất là 49 ngày.

Tùy theo nghiệp quả mà người đó có thể làm người hoặc thú. Làm người thì cũng có nhiều cấp độ khác nhau.

Cho nên, văn hóa tưởng niệm trong đạo Phật chủ yếu là nhắc lại công ơn của người quá cố. Đối với đất nước, làng xã, hàng xóm, gia đình để giữ gìn truyền thống ngày càng tốt hơn; tránh trường hợp “cha làm thầy, con đốt sách”.

Việc cúng chỉ là tượng trưng, như: Hoa, quả, thức ăn chay… Người chết không có người nào tiếp nhận được. Vàng mã về bản chất là những loại giấy tiền giả, nhà giả, vật dụng giả không có giá trị sử dụng thật trong cuộc sống thật.

Các vật dụng dù là thật khi bị hỏa hoạn không còn giá trị sử dụng và giấy vàng mã cũng vậy.

Đốt cháy thành tro bụi gây ô nhiễm, phá của, phí tiền và mất đi ý nghĩa tưởng niệm.

Từ ý nghĩa văn hóa Phật giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ tha thiết kêu gọi người dân Việt Nam nên tưởng niệm ông bà, tổ tiên, người thân quá vãng bằng tinh thần cao quý.

Tiền dự kiến mua giấy vàng mã nên quy đổi thành quà, vật dụng cụ thể cho bà con nghèo, làng xóm nghèo, người cơ nhỡ rất cần tình thương vào những ngày Tết này.

Tin mù quáng vào kiêng cữ không giải quyết được vấn đề

Tất cả những tập tục kiêng cữ trong dân gian Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều dựa vào kiến thức quy nạp. Khi sự kiện xảy ra vào năm tháng, ngày giờ đó dẫn đến hậu quả như vậy thì người ta biến nó thành quy luật.

Về bản chất, không phải là quy luật mà chỉ là hiện tượng. Tất cả những kiêng cử trong ngày Tết, trong văn hóa Việt Nam và Trung Hoa phần lớn là mê tín. Cho nên, chúng ta không nên sợ sệt.

Muốn sống hạnh phúc, theo đức Phật phải xa rời mê tín dị đoan. Cuộc sống này, tất cả đều diễn ra theo quy luật “duyên – quả”.

Duyên thì có duyên thuận và duyên nghịch nên đừng có tin vào “năm – tháng – ngày – giờ tốt xấu”, đừng kiêng cử theo tập tục mê tín. Đây là điều không nên.

Thoát khỏi nỗi sợ hãi thì chúng ta mới có thể sống hạnh phúc, bình an. Xa lánh các tập tục mê tín, như: Bói toán, phong thủy, địa lý, bói quẻ…

Cần cân nhắc, tư vấn của những người chuyên môn để xem việc nào lợi và hại, nên làm và không nên làm… thay vì tin mù quáng vào những kiêng cữ thì không giải quyết được vấn đề.

Nhân - Duyên là khái niệm Phật học. Nhân là yếu tố chính mang tính quyết định. Duyên là yếu tố phụ mang tính hỗ trợ.

Duyên nếu thuận dẫn đến kết quả sớm hơn, thành quả lớn hơn, nhiều hơn. Duyên nghịch dẫn đến tình trạng Nhân bị loại trừ và trở thành vô hiệu. Tức là, không có kết quả.

Đạo Phật dạy, bất cứ một hành động nào của chúng ta dù là tốt hay xấu đừng nghĩ đơn giản là, khi gieo trồng hành động tốt thì tự động quả sẽ trổ.

Nếu sau hành động tốt được gieo mà không giữ gìn, vun bón thì các hạt giống xấu có lượng tương đương, năng lực tương đương sẽ loại trừ mất.

Hiểu được tác động của “Duyên” và “Nhân” thì không phải lo lắng, kỳ vọng, trông đợi và mong cầu điều gì. Cứ nỗ lực với phương pháp đúng, kiên trì đúng, không bỏ cuộc giữa chừng, tạo những gì tốt nhất có thể thì tự động các ước mơ trong tương lai dần dà sẽ trở thành hiện thực trong tầm tay.

Thượng tọa Thích Nhật từ khẳng định, đó là triết lý của đạo Phật, cho nên không phải căng thẳng, lo lắng, sợ hãi về tương lai làm gì. Đầu tư có phương pháp ở hiện tại thì tự động kết quả sẽ tốt đẹp.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân quả trong phim bạo lực

    09/10/2019Hoàng Tá ThíchHình ảnh bạo lực rất dễ ảnh hưởng đến người xem, đặc biệt là đối với giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy mà trước khi trình chiếu một phim bạo lực, màn ảnh lúc nào cũng hiện ra câu cảnh báo người xem...
  • Năm Quy luật gốc và chứng ngộ Luật Nhân Quả

    14/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài này bởi trong tôi và Bạn bè có cuộc trao đổi : thực ra Luật Nhân Quả có thực không? Bởi vậy tôi muốn làm rõ thêm về nó cho những ai còn nghi ngờ!
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Câu chuyện nhân quả tại đại học Stanford

    15/08/2016Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
  • Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

    21/05/2016Nguyễn Xuân ChiếnTrong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó...
  • Nhân Quả đường đời

    27/01/2015Nguyễn Tất ThịnhThuyết ‘Nhân Quả’ thực ra không xa lạ gì với thực tiễn quản trị ( bản thân, tổ chức hay xã tắc ) ! Nhân Quả không phụ thuộc vào ‘ý thích’ của một ai cả, vì đó là quy luật tuyệt đối ! Tuy nhiên chúng ta muốn diễn giải sao cho tích cực, trên hết và xuyên suốt phải tri kiến ‘trên thông Thiên Văn, giữa tường Địa Lý, giữa hiểu Con Người’ . Nhiều bạn hỏi tôi về Nhân Quả, tôi xin chia sẻ bằng vài câu thơ…
  • Nhân Tâm , Nhân Trí , Nhân Cảm… và Nhân Quả

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhỞ những loạt bài trước tôi đã viết : Nhân Quả trong thế giới tự nhiên rất dễ nhận ra bởi SVHT chịu sự chi phối của các Quy luật Vật lý. Cũng thế với thế giới Sinh vật, chúng sống thuận đúng theo quy luật sinh tồn ( sinh sản, kiếm ăn, di cư…) tạo nên chu kỳ sinh tôn và tiến hóa của Loài. Trong bài này tôi viết tiếp Nhân Quả đời người...
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.
  • Nói thêm về Nhân Quả

    01/11/2013Nguyễn Tất ThịnhNhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì Xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả!
  • xem toàn bộ