Nói thêm về Nhân Quả
1. Thân mỗi người gồm : Thể (quá khứ) , Tâm ( hiện tại ), Thần ( tương lai ), từng giây phút sống đều hội vào cả Ba Thì đó, xuyên kiếp...
2. Cách của mỗi người đi vào Hành ( hoạt động ) Sinh ( cách sống ), Hỗ ( tương tác ) với Thiên địa Nhân, quán xuyến là Chính Đạo chỉ có Ba từ : Chân Thiện Mỹ… và Nhân Quả Nhân Gian.Nhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì Xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả!
Thực ra căn cơ, hiện tượng của Luật này dễ dàng tìm được các Chứng nghiệm trong sự vật hiện tượng mang tính ‘vật lý’ diễn ra trong đời sống ngắn hạn của nó với các yếu tố tự thân và với môi trường bên ngoài. Ví dụ
‘trồng cây chăm chỉ tất có ngày hái quả’ / ‘oan oan tương báo, oán oán tương phùng’/ ‘Ác giả ác báo’ / Phá rừng thì lũ lụt hoành hành bất thường…. Còn luôn là một nghi vấn trong dài hạn của đời người, đặc biệt là hành vi của từng người lại gắn với hệ thống xã hội mà họ đã góp phần tạo ra, trong đó sự vụ lợi nhờ hệ thống đó là không công bằng ( ví dụ sao tham nhũng nhiều đến thế, tội ác cao như núi mà vẫn được vinh thân phì gia nhiều đời, được chết êm ái đến như vậy. Trong khi có bao nhiêu người hiền lương lại thiệt thòi, đau khổ đến như thế….. ). Chính vì thế mà Đạo Phật giải thích bằng khái niệm ‘xuyên kiếp’ ngụ ý rằng Quả có thể là rất nhiều đời sau mới chứng nghiệm…Nhưng Luật Nhân Quả được khẳng định ở hiệu ứng sau :
Điều đó được Huy Minh ( tác giả của luận thuyết ‘ nhờ tin học có thể lý giải được Thế giới’ – tôi tạm gọi như vậy ) viết rất chí lý rằng : Điều quan trọng nhất là hiệu ứng trên chỉ được ghi lại trong dòng thông tin-thời gian của Sự vật - hiện tượng (SVHT), có hay không ? Ai ghi ?
‘Nhân Quả’ theo 4 quy luật vật lý là dễ nhận thấy. Ví dụ với việc trồng Lúa như thế nào , thì ‘Nhân Quả’ nhận thấy trong 3 tháng . Ta đấm vào tường cứng, ngay lập tức thấy Nhân quả làm tay đau liền, bằng chính lực ta đấm!
Nhưng có nhiều kẻ trồng Lúa lười lại được ăn nó hơn người làm chăm, thì Nhân Quả thế nào ? Đấm rất mạnh vào bị bông thì tay ta như không thấy đau, rồi bị bông đó phình trở lại , cũng dường như chả có dấu vết gì, tổn hại gì bởi bị đấm ( như chẳng thấy Nhân Quả gì hết , mãi chưa thấy là sao? )…
Sở dĩ như thế là do việc ‘pha loãng’ hành vi của SVHT này vào môi trường chung và vào SVHT khác xảy ra ở mức độ như thế nào... Kẻ trồng Lúa lười biếng nhưng hành vi ấy bị pha loãng vào muôn điều lao động xấu khác của kẻ khác! Tội lỗi của một quan tham ác bá ( đã không bị trừng phạt lại khiến đời con cháu vẫn được hưởng lợi ) bởi bị pha loãng vào cách quản lý xã hội chung ( ai cũng có một tí can dự…) thì ‘Nhân Quả’ về phương diện xã hội là rất khó nhận thấy
Chưa hết. Một chiếc ô tô đi trước phụt khó bẩn tưởi ( Nhân ) , làm những xe, dòng người đi sau phải nhận lấy độc hại ( Quả ) , trong khi Nó đã vù đi xa về phía trước hưởng không khí trong lành tươi mát...
Thế nên để Nhân Quả là xác thực thì còn cần một cơ chế nữa là ‘ Cách định vị SVHT như đúng là Nó, như Nó đã gây ra, và đòi Nó phải trả giá’ . Nghĩa là quá trình ghi chép, sao bản thông tin như Huy Minh nói có thể bị sai lạc, bị virus phá hủy… Khoa học quản lý gọi là ‘minh bạch, giải trình, đối chứng, quy trách nhiệm pháp lý’…. để xác định đúng mức độ Nhân của từng SVHT dựa trên Quả nó đã gây ra cho Xã hội, lan nhiễm, pha loãng vào môi trường…đồng thời làm rõ tính mục tiêu của hành vi…( trồng lúa để làm gì, tại sao lại đấm, tham nhũng phá hoạt những mục tiêu chung như thế nào….). Bởi vậy Nhân Quả về mặt xã hội có hy vọng được chứng nghiệm ở xã hội để cao pháp luật nghiêm minh và văn minh. Nên pháp luật không ra gì là thất vọng lớn cho Nhân Tâm Xã tắc. ( Đây chính là mục tiêu xã hội của bài viết này )
Tôi mong được anh Huy Minh kiến giải tiếp bằng luận thuyết tuyệt vời của anh !
Cùng với Hiệu ứng nói trên, với đời sống của từng người thì các biểu hiện, việc làm, hành vi từ Quá khứ, Hiện tại và Tương lai luôn hội lại trong từng lát cắt thời gian trong dòng đời sống của họ…đi tiếp…xuyên kiếp…nên tôi có bài thơ :
Trốn sao cho được lưới dày Nhân Gian
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý