Nghiên cứu khoa học của thuyết “thiện ác báo ứng”

Theo secretchina
11:43 SA @ Thứ Tư - 19 Tháng Tám, 2015

Hàng ngàn năm qua thuyết thiện ác báo ứng được lưu truyền rộng rãi qua các thời kỳ lịch sử, nhiều thư tịch ghi chép lại rất nhiều các câu chuyện chứng minh sự thực về thuyết thiện ác báo ứng là không còn nghi ngờ gì, như các truyện trong «Tập phúc tiêu tai chi đạo», «Nhân thoại lục»… Dù thế, quá trình vận hành cụ thể bên trong như thế nào thì phải dựa vào nhiều nghiên cứu trong khoa học hiện đại ngày nay để làm rõ...

Giáo sư về lý luận sinh mệnh Stephen G Post của Đại học Case Western Reserve ở Mỹ, và tiểu thuyết gia Jill Nei Mark đã xuất phát từ góc độ Y học khoa học hiện đại để nghiên cứu mối quan hệ giữa “lòng hy sinh” và “hiệu ứng trả lại” trong hàng loạt những hành vi hành thiện của con người.

Người nghiên cứu đã tạo ra một bảng đo lường chi tiết và theo dõi trong thời gian dài những người có thói quen sống hy sinh vì người khác, từ đó chỉ ra hệ quả của “lòng hy sinh” đối với “chỉ số hạnh phúc”: Lòng nhân ái, thích hành thiện, sẽ giúp phát triển tích cực năng lực giao tiếp xã hội, năng lực phán đoán, cảm xúc đúng đắn… Cho dù chỉ là một nụ cười thầm hay một thiện ý ngầm với người khác cũng dẫn đến làm tăng nồng độ kháng thể phân tử immunoglobulin trong nước bọt…

Các nhà khoa học về lĩnh vực hóa học thần kinh cũng nghiên cứu và nhận ra hiện tượng:

Người có tấm lòng lương thiện, suy nghĩ tích cực thì tế bào thần kinh mạnh khỏe, tế bào miễn dịch hoạt động mạnh, cơ thể giảm thiểu bệnh tật, hệ thống miễn dịch cũng mạnh mẽ; còn nếu tâm chỉ có ác niệm, suy nghĩ tiêu cực, là đi ngược hoạt động hệ thống thần kinh, làm hướng phụ hệ thống thần kinh bị kích thích, còn hướng chính bị ức chế, ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Thực tế, trong tác phẩm kinh điển của Trung Y cổ đại là «Hoàng đế nội kinh» viết: “Tĩnh tắc thần tàng, táo tắc tiêu vong”. Tĩnh, là chỉ tinh thần con người, giữ cảm xúc trong trạng thái vô tư thanh thản, tinh thần yên bình không tạp niệm, khiến chân khí sung túc. Kỳ thực, ý nghĩa của tĩnh rất rộng, không đơn thuần chỉ sự tĩnh tại bất động mà còn là tư tưởng và hành vi của con người khi bị tác động từ bên ngoài vẫn có thể dùng tấm lòng bao dung mà tha thứ, không biến mọi thứ trở thành căng thẳng, một sống hai chết. Nghiên cứu trong khoa học hiện đại cũng cho thấy, con người ở trạng thái tĩnh, sóng não sẽ có thể trở lại trạng thái như thời thơ ấu, làm cho tuổi già tạm thời bị “đẩy lùi”.

Một tạp chí ở Mỹ từng có báo cáo nghiên cứu “Tâm trạng xấu làm sinh ra độc tố”, báo cáo chỉ rõ: “Trong kết quả nghiên cứu tâm lý thực nghiệm, ác niệm làm máu huyết sản sinh độc tố. Khi con người trong trạng thái bình thường thổi hơi vào trong ly đá, thứ ngưng tụ lại là vật chất trong suốt không màu; còn nếu trong trạng thái căm hận, giận dữ, sợ hãi, ghen ghét, vật chất ngưng tụ lại sẽ có nhiều màu sắc; qua phân tích hóa học người ta nhận ra khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cơ thể sản sinh ra độc tố.”

Đại học Yale và Đại học California từng làm nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của quan hệ xã hội với tỷ lệ tử vong của con người”.Họ đã tiến hành nghiên cứu 7000 người trong thời gian 9 năm, thống kê nghiên cứu cho thấy, những người hay giúp đỡ và hòa thuận với mọi người có tình trạng sức khỏe và tuổi thọ mong muốn vượt trội so với người thường mang ác tâm, lòng dạ hẹp hòi, hại người lợi mình, còn tỷ lệ tử vong của họ so với người bình thường cũng cao hơn 1,5 đến 2 lần. Ở những nhóm người khác chủng tộc, giai cấp xã hội, thói quen tập thể dục, kết quả cũng như nhau.

Những nghiên cứu khoa học này cho thấy, quan niệm thiện ác báo ứng của người xưa không có nghĩa họ là những người ngây thơ về tư tưởng, mà đó chính là cách nhìn về cái gốc của sinh mệnh.

Nói thiện ác báo ứng cũng chính là nói tư tưởng của con người là cởi mở, là khai minh. Tâm thái cởi mở nghĩa là không tùy tiện có những tư tưởng cực đoan, tự đóng lại con đường của mình, đó là cảnh giới tư tưởng thoát khỏi sự giam cầm của ác niệm, là hiệu ứng sinh ra từ tư tưởng được khai minh, có thể cảm nhận được sự hài hòa của trời đất. Cũng như cuốn sách Y học cổ xưa từng ghi về chuyện phúc thọ, khỏe mạnh là: “khí đầy đủ thì bệnh tật không thể xâm phạm” (chính khí tồn nội, tà bất khả can).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm Quy luật gốc và chứng ngộ Luật Nhân Quả

    14/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài này bởi trong tôi và Bạn bè có cuộc trao đổi : thực ra Luật Nhân Quả có thực không? Bởi vậy tôi muốn làm rõ thêm về nó cho những ai còn nghi ngờ!
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Câu chuyện nhân quả tại đại học Stanford

    15/08/2016Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
  • Thiện Ác

    17/01/2016ThuGiang - Nguyễn Duy CầnNhà Ðạo học Tây phương Plotin có nói : " Dù là việc Ác, cũng một phần nào cần thiết như việc Thiện, vì nó phát sinh ra được nhiều tốt đẹp; nó dẫn dắt tìm những phát sinh sáng tạo lợi ích và bắt buộc con người biết thận trọng và ngăn cấm không cho sa vào giấc ngủ mê man, một sự an thân lười biếng. Bóng tối cần cho Ánh sáng, Ác cần cho Thiện, Vô minh cần cho Giác ngộ... Và hơn nữa : Phiền não tức là Bồ đề ...Cả hai là Một .
  • Nhân Quả đường đời

    27/01/2015Nguyễn Tất ThịnhThuyết ‘Nhân Quả’ thực ra không xa lạ gì với thực tiễn quản trị ( bản thân, tổ chức hay xã tắc ) ! Nhân Quả không phụ thuộc vào ‘ý thích’ của một ai cả, vì đó là quy luật tuyệt đối ! Tuy nhiên chúng ta muốn diễn giải sao cho tích cực, trên hết và xuyên suốt phải tri kiến ‘trên thông Thiên Văn, giữa tường Địa Lý, giữa hiểu Con Người’ . Nhiều bạn hỏi tôi về Nhân Quả, tôi xin chia sẻ bằng vài câu thơ…
  • Nhân Tâm , Nhân Trí , Nhân Cảm… và Nhân Quả

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhỞ những loạt bài trước tôi đã viết : Nhân Quả trong thế giới tự nhiên rất dễ nhận ra bởi SVHT chịu sự chi phối của các Quy luật Vật lý. Cũng thế với thế giới Sinh vật, chúng sống thuận đúng theo quy luật sinh tồn ( sinh sản, kiếm ăn, di cư…) tạo nên chu kỳ sinh tôn và tiến hóa của Loài. Trong bài này tôi viết tiếp Nhân Quả đời người...
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.
  • Nói thêm về Nhân Quả

    01/11/2013Nguyễn Tất ThịnhNhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì Xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả!
  • xem toàn bộ