Năm mới, buồn vui với giáo dục
Trong bài viết "Năm mới, chuyện cũ" trên Tia Sáng đầu năm 2007, nhân bàn về hướng giải quyết những chuyện cũ tồn đọng trong giáo dục và khoa học từ nhiều năm trước tôi có bày tỏ hy vọng sẽ được thấy trong năm 2007 những biến chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng bù lại sự chậm trễ của chúng ta so với thế giới trước yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt. Nhưng nay nhìn lại dường như chúng ta vẫn còn loay hoay chưa tìm thấy lối ra để thoát khỏi tình trạng rối ren bùng nhùng tùừlâu đã kìm hãm giáo dục và khoa học VN.
Công bằng mà nói trong năm qua đã có một số sự kiện tích cực đáng ghi nhận: chống tiêu cực trong thi cử chống bệnh thành tích, phát hiện và khắc phục hiện tượng ngồi nhầm lớp... bước đầu chú ý chất lượng thay vì mù quáng chạy theo số lượng, bước đầu nhận thức rõ sứ mệnh của giáo dục về nhân lực, nhân tài, và dân trí của đất nước. Tuy đây mới chỉ là những chuyện trên bề nổi, thật ra ai cũng đã biết, đã thấy từ lâu, nhưng dù sao việc đặt nghiêm túc những vấn đề này trên bàn nghị sự của lãnh đạo cũng cần nhìn nhận là bước tiến đáng kể so với nhiều năm trước.
Song những bước tiến còn rụt rè, và như còn dùng dằng, ngập ngừng, luyến tiếc nhiều cái cũ nên cứ tiến vài bước lại lùi một bước, có khi quay ngược lại 180 độ, nhất là chưa hề động tới những vấn đề cốt lõi, những lỗi hệ thống mà càng lẩn tránh càng trầm trọng thêm, khiến mọi biện pháp dù hay đến đâu cũng khó bề thực hiện có hiệu quả.
Đương nhiên không thể ngay một lúc giải quyết được mọi vấn đề phức tạp tích lũy từ hàng chục năm nay. Nhưng người dân có quyền đòi hỏi phải nhìn rõ hướng ra cho những khó khăn đó, phải thấy được triển vọng sáng sủa để đặt niềm tin vào tương lai. Lãnh đạo giáo dục mà thiếu một tầm nhìn chiến lược thì dễ sa vào sự vụ nay thế này mai thế khác, "cải cách" liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục lãng phí công sức mà kết quả có khi chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí.
Rõ nhất là chuyện thi cử. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian này thi cử trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong các hội nghị lớn của Bộ GD&ĐT, trên các báo chí và phương tiện truyền thông, trong sinh hoạt mọi gia đình có con em lên đến năm cuối THPT và chuẩn bị vào đại học.
Xưa nay các nhà giáo dục đều coi học gì, học như thế nào mới là chính, còn thi chỉ là một khâu trong quá trình học. Nhưng ở ta thì ngược lại, từ nhiều năm nay ít lo học, chỉ lo thi. Thật kỳ lạ, không ở đâu trên thế giới việc thi cử lại tốn kém và gây nhiều căng thẳng trong xã hội như ớ nước ta. Đến nỗi muốn hiểu thực chất việc học ở VN như thế nào chỉ cần quan sát xã hội vn trong mùa thi. Thực học hay hư học, học để biết, để làm, để sống cuộc sống hữu ích, hay học để làm gì, tất cả đều phơi bày ra hết ở mùa thi. Trên thì Bộ GD& ĐT có cả một bộ máy đồ sộ để nghiên cứu nghĩ ra cách tổ chức thi, ra đề thi, chấm thi, mỗi năm một kiểu, dưới thì các lò luyện thi, các lớp học thêm, dạy thêm, các máy photocopy đua nhau hoạt động hết công suất để phục vụ học sinh đi thi. Hết ba chung rồi hai chung, hết tự luận rồi trắc nghiệm, thảo luận triền miên, nhưng không ai nghĩ: có cần thiết nhiều kỳ thi và thi căng thẳng như vậy không? Công sức tiền của bỏ ra, kể cả của Nhà Nước và người dân, có tương xứng với lợi ích thu được hay không?
Từ cách thi kiểu đó phát sinh các dịch vụ bằng giả, bằng thật học giả, thi thuê. Mọi cách gian dối tinh vi tàn phá giáo dục cũng từ đó mà ra, nếu tính cả những ảnh hưởng gián tiếp thì lãng phí lên đến con số khủng khiếp, tại sao cứ tiếp tục duy trì kiểu thi cứ cổ lỗ đó? Đằng sau cái thành tích ấn tượng năm 2007 đã tổ chức được một kỳ thi THPT nghiêm túc đầu tiên sau hàng chục năm, có ai thử tính toán cái giá đắt đã phải trả cho thành tích ấy không?
Nghĩ cũng buồn tủi cho một đất nước luôn tự hào về truyền thống văn hiến. Hóa ra người ta quan niệm học là chỉ đê có kiến thức, cố tình quên đi rèn luyện nhân cách, rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, cho nên mới coi việc thi là mục tiêu cao nhất. Chẳng những thi THPT mà mọi kỳ thi khác, cho đến thi thạc sĩ, tiến sĩ, rồi thi công chức... rồi tuyển chọn GS, PGS cũng đều được chi phối bởi cùng một kiểu văn hóa thi cử tệ hại như vậy cả. Ở đâu cũng tùy tiện, cũng một kiều đánh giá máy móc, hình thức và cũng đầy rẫy tiêu cực, lạm dụng.
Trong khi đó, chất lượng giáo dục sút kém từ nhiều năm vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu, mà đáng lo nhất là THPT tuy thế vẫn còn nghiêm túc hơn đại học.
Hiện nay, với cách hiểu rất hời hợt về các chuẩn mực của một đại học "đẳng cấp quốc tế", nhiều người, kể cả trong giới lãnh đạo đại học, tưởng chừng chỉ cần du nhập các chương trình của các đại học tiên tiến trên thế giới (việc này không khó), và thu hút được vài chuyên gia tâm cỡ (việc này đâu dễ) thì chẳng lâu la gì một số đại học lớn của ta sẽ lên "đẳng cấp quốc tế " ngay, và mươi năm nữa sẽ lọt vào top 200 trên thế giới. Xin thưa: với cung cách quản lý xơ cứng này, với trình độ đội ngũ giáo chức đại học như hiện có , cái viễn cảnh đẹp đẽ đó e chỉ ru ngủ được những bộ óc lãng mạn thiếu trách nhiệm, chứ không thể làm yên lòng những người tâm huyết tỉnh táo.
Hai mươi năm qua, chúng ta đã đào tạo được bao nhiêu chuyên gia thật sự xứng tầm GS ở một đại học trung bình ở các nước phát triển? Tôi nghĩ con số lạc quan nhất cũng chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ trong đội ngũ hàng nghìn những người đang dạy ở các đại học lớn của cả nước. Vì sao như vậy, nên có cuộc điều tra và phân tích khách quan mới thấy được hướng giải quyết đúng đắn để chấn hưng giáo dục Đại học Việt Nam.
Việt Nam không thiếu người tài, điều đó luôn luôn được khẳng định trong lịch sử. Việt Nam không thiếu người thật sự tâm huyết với đất nước. Thế nhưng ta đang tụt hậu xa so với thiên hạ, mà mỉa mai là tụt hậu về trí tuệ ngay vào cái thời trí tuệ đã trở thành vũ khí sinh tồn cho mọi dân tộc. Riêng tôi, với kinh nghiệm qua mấy chục năm gắn bó với giáo dục, tôi vẫn tin rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa đại học không gì khác là chính sách đối với NGƯỜI THẦY, một chính sách thiển cận, hoàn toàn thiếu khôn ngoan, mà hậu quả của nó là nhiều thầy giáo đại học vốn có tài năng và biết tự trọng đành phải ngậm ngùi "chữ trinh còn một chút này...", cay đắng tự biến mình thành những robot giảng bài theo lập trình định sẵn để có thể tồn tại qua ngày và tự nuôi sống một cách thanh bạch. Đó là cái lỗi hệ thống nghiêm trọng nhất trong quản lý giáo dục đại học. Và trong đó cái cơ chế đào tạo tiến sĩ và tuyển chọn GS, PGS đã góp một phần đắc lực nhất tạo ra cái ảo tường hệ thống vẫn hoạt động trong chế độ an toàn, và củng cố niềm tin ớởnhững thành tựu vĩ đại của giáo dục mà mãi đến gần đây mới thấy rõ chẳng qua chỉ là ảo giác.
Biết làm thế nào, đầu năm mới, ôn lại cái buồn vui trong năm cũ may ra mới chữa được căn bệnh mãn tính sống bằng ảo giác để trở ở lại với cuộc sống thật - thật như người dân, như đất nước vẫn phải sống với chính nó từ bao năm nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng