Một góc nhìn về văn hóa doanh nghiệp

02:42 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Hai, 2014

Văn hóa doanh nghiệp xuất hiện bởi sự ngầm định hay được xây dựng nên? Bạn có thể chia các giá trị của doanh nghiệp thành hai phần. Phần thứ nhất là các giá trị tồn tại một cách tự phát. Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên, chúng ta gọi là các ngầm định. Phần thứ hai là các giá trị mà nhà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp.

Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được coi là đương nhiên. Tuy nhiên, các thành viên trong doanh nghiệp rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường làm việc và các giá trị mà lãnh đạo đưa vào. Thông thường, sự thay đổi này thường bị từ chối. Các giá trị không được nhân viên thực hiện sẽ phải thay đổi hoặc loại bỏ khỏi danh sách các giá trị cần đưa vào.

Các ngầm định thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, các quyết định, cách giao tiếp và đối xử. Nếu một giá trị đã được kiểm nghiệm qua phong cách làm việc, việc ra quyết định, cách giao tiếp và đối xử, thì dần dần được coi là đương nhiên và trở thành ngầm định. Đến đây, việc đưa một giá trị mong muốn vào doanh nghiệp được coi là thành công.

Đi bộ trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, chỉ cần trong 10 phút, bạn có thể phát biểu chính xác văn hóa của doanh nghiệp đó như thế nào, nhiều khi chỉ cần 10 giây thôi cũng đủ để bạn cảm nhận về nó. Ví dụ, nếu bạn đi dạo trong Công ty sản xuất áo lướt sóng Qicksilver tại bờ biển Huntington, California, trong một bộ complê và thắt cà vạt, bạn sẽ thấy mình lạc lõng ở đó. Cũng giống như vậy, nếu bạn đi dạo trong Công ty sản xuất đồ điện tử Toshiba tại Irvine, California, với mái đầu đinh và ván trượt có gắn bánh xe, bạn sẽ có cảm giác mình không thuộc về nơi này.

Bất kể bạn có nhận ra hay không, nhưng văn hóa doanh nghiệp là điều chắc chắn tồn tại trong doanh nghiệp của bạn, nó được hình thành dựa trên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Có phải bạn thiết lập văn hóa doanh nghiệp với một niềm say mê và có mục đích - hay nó xuất hiện bởi sự ngầm định? Bạn có thể mô tả chính xác văn hóa doanh nghiệp bạn là gì không? Nếu như bạn không thể mô tả nó một cách ngay lập tức, hãy bỏ một chút thời gian để quan sát những gì diễn ra xung quanh Công ty bạn, bạn sẽ nhận ra văn hóa Công ty bạn, và có những thay đổi tích cực để nó trở nên tốt hơn.

Văn hóa doanh nghiệp: thái độ khi tiếp nhận những tin tức tốt lành và tin tức xấu
Với vai trò là một nhà lãnh đạo kinh doanh, dạng văn hóa công cộng (văn hóa chung) nào bạn thiết lập để tiếp nhận tin tức, nhất là những tin tức không tốt đẹp với một thái độ tích cực. Rất nhiều ông chủ doanh nghiệp đã tỏ ra không xứng đáng với vị trí của mình và mất hết bình tĩnh khi nghe thấy bất kỳ một tin xấu nào. Nhưng loại dấu hiện nào bạn có thể chuyển đến nhân viên của bạn? Bạn nên biết rằng nếu ông chủ không có một thái độ nhã nhặn, thì nhân viên sẽ không nói bất cứ điều gì vì sợ hãi và cũng có nghĩa cơ thể của bạn chỉ có cái đầu còn chân tay đã bị đốn cụt. Bởi vì, khi đó nhân viên của bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất, đó là nói cho ông chủ những gì mà ông ta muốn nghe. Và nếu điều này xảy ra, bạn sẽ không bao giờ nghe được sự thật từ miệng những nhân viên, bạn chỉ nghe được những gì mà họ nghĩ là bạn muốn nghe. Và bạn cũng sẽ không bao giờ nhận được những ý kiến trái ngược và phản đối cho tới khi nào chính bản thân bạn nhận ra sự khủng hoảng nghiêm trọng nào đó.

Còn đối với những tin tức tốt lành thì sao? Khi là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn có ghi nhận những ý tưởng sáng tạo của người khác không? Bạn có thái độ như thế này không: “Đó là việc của họ, tôi chờ đợi kết quả như thế này” mà không ghi nhận những thành quả do sự làm việc chăm chỉ và xuất sắc của nhân viên dưới quyền? Bạn có thiết lập các chương trình khuyến khích để thưởng hoặc ghi nhận sự đóng góp tích cực và sáng tạo của nhân viên chưa? Câu trả lời nằm trong chính các câu hỏi này.

Những gợi ý có ích: Khi là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, điều quan trọng là bạn phải tránh được những cơn giận dữ bột phát và những lời nói nóng giận, thiếu bình tĩnh. Mục tiêu của bạn phải được đặt ở vị trí trung tâm, các mong muốn được thể hiện rõ ràng. Bạn phải có niềm tin và được tin tưởng, biết tạo ra một cái nhìn tổng thể về tương lai cho doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo khiêm tốn là người biết ghi nhận những gì đáng được ghi nhận vì nó sẽ tạo ra sự trung thành và lòng tin ở các nhân viên của mình.

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong các cuộc họp:

Các cuộc họp cũng thể hiện văn hóa của doanh nghiệp bạn. Hiệu quả của các cuộc họp như thế nào? Đã bao giờ bạn nghe thấy bất cứ ai trong doanh nghiệp của bạn phát biểu: “Đó là một cuộc họp kinh khủng. Thật là lãng phí thời gian!”. Thật đáng tiếc, những cuộc họp không có hiệu quả diễn ra thường xuyên ở rất nhiều doanh nghiệp. Nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ, bạn có thể bắt đầu từ đây.

Những gợi ý có ích:

Đảm bảo chắc chắn cuộc họp của bạn có một lịch trình làm việc cụ thể và kiên trì thực hiện nó.

Các vấn đề đưa ra bàn bạc trong cuộc họp nên được giới hạn chỉ từ hai đến ba.

Bắt đầu và kết thúc đúng giờ.

Đảm bảo chắc chắn những người có quyền ra quyết định phải tham dự cuộc họp, hoặc nếu không thì phải hoãn cuộc họp sang một buổi khác.

Mỗi một vấn đề đưa ra nên được giải quyết dứt khoát trong cuộc họp hoặc đưa ra được các bước hành động và tiếp theo là giao cho một người theo dõi quá trình thực hiện nó.

Mỗi một bước hành động nên bao gồm các tiêu chuẩn thông tin đi kèm là: “Ai, cái gì, khi nào, ơt đâu và diễn ra trong bao lâu?”.

Bắt mạch văn hóa Công ty

Nếu các bộ phận cùng làm việc không ăn khớp với nhau, đi ngược chiều mục tiêu và lợi ích chung, thì có thể ví Công ty bạn có một trái bị loạn nhịp. Điều này sẽ tạo ra văn hóa chung không lành mạnh.

Trong doanh nghiệp bạn có một số người, mặc dù, không nắm giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt, quan trọng nhưng lại là những “thủ lĩnh” mà nhân viên của bạn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến. Nếu bạn có thể đưa những nhà lãnh đạo không chính thức này đảm nhận những vị trí, trách nhiệm trong kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, bạn sẽ tháo được cái ngòi nổ của văn hóa “chống đối”.

Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp được bắt đầu và kết thúc bởi những nhà lãnh đạo. Vì vậy, bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo, khi muốn thay đổi những gì vốn có, thì bạn phải là người bắt đầu.

Văn hóa doanh nghiệp được coi là lành mạnh khi nó tồn tại theo một quá trình sau đây: Đầu tiên ông chủ doanh nghiệp ra quyết định, sau đó quyết định này được ủy quyền cho một số người có trách nhiệm theo dõi để nhìn nhận, đánh giá nó được thực hiện như thế nào. Nếu quyết định không được tiếp nhận và thực hiện tốt, ông chủ doanh nghiệp sẽ sửa đổi kế hoạch và cố gắng tạo ra một điều gì đó mới mẻ.

Một nhà lãnh đạo bảo thủ sẽ bảo vệ quyết định của mình đến cùng chỉ bởi vì mình là người đã ra quyết định và cho “đó là nguyên tắc”. Khi đó rất khó có thể tạo ra được tiếng nói chung giữa lãnh đạo và nhân viên, và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít những khó khăn.

Văn hóa doanh nghiệp thường được hình thành, xuất hiện bởi sự ngầm định hơn là được xây dựng. Nhưng các doanh nghiệp biết đặt cho mình mục tiêu thiết lập văn hóa thường đi đến những thành công xa hơn và tốt đẹp hơn những doanh nghiệp có văn hóa tạo thành từ sự ngầm định.

Nếu như văn hóa doanh nghiệp không giống với điều mà bạn mơ ước, thì bạn phải có trách nhiệm thay đổi nó. Không bao giờ là quá muộn để đem lại sự thành công trong kinh doanh cho chính bản thân mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan điểm của Herb Kelleher về văn hóa doanh nghiệp - một đóng góp quan trọng cho tư tưởng quản lý

    04/02/2007Nguyễn Văn ChiềuHerb Kelleher- cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm vàthực tiễn quảnlý của mình,đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làmcho những vấnđề lý luận về văn hóa quảnlý trở nên thực tế, gần gũi vàdễ dàng vận dụnghơn đối với những ngườiđi sau...
  • Văn hóa Công ty

    18/09/2006H. ThươngThành công hay thất bại tại một Công ty dĩ nhiên phụ thuộc vào tài năng của bạn. Song “văn hóa tập đoàn” cũng đóng một vai trò rất lớn vào con đường sự nghiệp. Tìm được một nền văn hóa phù hợp cũng có nghĩa là bạn đã tìm ra tấm thảm bay của mình rồi đấy...
  • Thay đổi văn hóa công ty

    31/03/2006Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi về văn hóa công ty, chúng tôi đã phát hiện thấy một vài giá trị cốt yếu - đó là sự đổi mới, tính công bằng, sự tôn trọng, khả năng thích ứng với những thay đổi, chú trọng vào khách hàng và tinh thần trách nhiệm. ...
  • Xây dựng văn hóa mạnh trong doanh nghiệp

    10/01/2006Trung Dung & Xuân HàTrong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị?
  • Văn hóa công ty & những người xin việc

    29/10/2005“Việc tìm hiểu được phong thái làm việc của công ty là một nhiệm vụ khó khăn đối với những người tìm kiếm việc làm.” - Tiến sỹ Randall S. Hansen. ...
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Văn hóa công ty làm nên khác biệt chính

    07/07/2005Con người của công ty chính là thương hiệu của công ty, thương hiệu của công ty chính là văn hóa của công ty, và khách hàng của công ty đang bỏ tiền ''mua những giá trị văn hóa đó''. Nói cách khác, nếu thương hiệu của bạn hứa hẹn mang lại cho khách hàng sự tin cậy thì bạn phải là người đáng tin cậy...
  • Làm thế nào để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp?

    16/12/2003Trần Thanh HảiTrên các phương tiện truyền thông, người ta đã nói nhiều tới gia đình văn hóa, bảo vệ gìn giữ nền văn hóa dân tộc nhưng với một doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế thì chưa mấy ai nói đến Văn hóa doanh nghiệp. Vậy, có cần xây dựng và bảo vệ một môi trường văn hóa riêng gọi là ''Văn hóa doanh nghiệp'' không? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào? Sau đây là bài viết của ông Trần Thanh Hải, một doanh nhân đang công tác tại Đài Loan về chủ đề trên, đã được đăng tải trên Mạng Việt Nam (www.vnn.vn) ngày 13/7/2003...
  • xem toàn bộ