Phản biện bài báo của Hoàng Công Minh đăng trên Vietnamnet
Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện:
Dưới đây là 21 phát đại bác mà bác Hoe Hòe (hình như là cựu chiến binh) đã bắn vào VietNamnet và tác giả Hoàng Công Minh viết bài báo: "Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn". Bác Hoa Hòe đăng tải ở phần comments, nhưng Nguyễn Xuân Diện thấy nó dài tới hơn 3000 chữ, lại trình bày rất nhiều vấn đề, vậy nên tách ra thành một bài để độc giả dễ theo dõi!Xin cảm ơn Bác Hoa Hòe đã công phu bình - luận bài viết của Hoàng Công Minh.
1. Hoàng Công Minh (từ đây viết tắt là HCM) viết: “Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn”
Tôi bình: Cuối bài này HCM sẽ khẳng định các giá trị của phim này???
2. HCM viết: “Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?”
Tôi bình: Câu này đúng với hầu hết mọi loại sản phẩm trừ một số thứ như sản phẩm văn hóa. Đó là lý do cho sự ra đời của Hội đồng duyệt phim. Và khi đa số thành viên HĐ đồng ý và chỉ một thiểu số thành viên không chấp nhận, mà bộ phim vẫn không chiếu được thì chứng tỏ nó chẳng có giá trị xứng tầm với “Nghìn Năm Thăng Long”
Tôi bình: Cuối bài này HCM sẽ khẳng định các giá trị của phim này???
2. HCM viết: “Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?”
Tôi bình: Câu này đúng với hầu hết mọi loại sản phẩm trừ một số thứ như sản phẩm văn hóa. Đó là lý do cho sự ra đời của Hội đồng duyệt phim. Và khi đa số thành viên HĐ đồng ý và chỉ một thiểu số thành viên không chấp nhận, mà bộ phim vẫn không chiếu được thì chứng tỏ nó chẳng có giá trị xứng tầm với “Nghìn Năm Thăng Long”
3. HCM viết: “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất”.
Tôi bình: “Thăng long” thì chữ viết hoa chữ viết thường, Trường Thành thì viết hoa cả hai chữ (!!!). Sao báo chí dạo này cẩu thả quá. Xin nói rõ là Công ty Trường Thành và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất. Ai bỏ vốn ra nhiều phải nêu trước chứ hay định đá quả bóng sang sân Nhà Đài à? Khôn lõi thế.
4. HCM viết: “…nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010.”
Tôi bình: chữ “nhằm” để chỉ mục đích, ai lại đem dùng chỉ tiến độ. Lẽ ra phải viết: “theo dự định sẽ hoàn thành để chiếu…” nghe ổn hơn.
5. HCM viết: “Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.
Tôi bình: Tại sao lại tiếc. Nói rõ lý do. Lẽ ra HCM phải vui mới đúng, vì nếu phim này không lỗi hẹn câu thề với Đại lễ, thì bây giờ chẳng ai thèm cậy nhờ ông chấp bút viết bài này đâu.
Nói thêm: HCM bất nhất quá: trong câu trên ông viết “đại lễ” thì ngay câu dưới là “Đại lễ”
6. HCM viết: “Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.”
Tôi bình: Nghe câu này, tôi có cảm giác người viết là của TT. Lẽ ra nên nói thẳng “Đến nay vẫn còn nằm trong “kho” của chúng tôi.”
Thắc mắc: Sao lại để chữ “kho” trong dấu nháy nhỉ???
7. HCM viết: Nếu cứ như những nhận định ấy (mà chủ yếu dựa trên lời phê phán của nhà sử học Lê Văn Lan) thì các nhà làm phim có “âm mưu” giúp Tàu “đánh” Ta?
Tôi bình: Đích thị HCM chịu nhận rồi nghe. Đúng là không khảo mà khai. Thật thà thế thì làm bồi bút sao được.
Này nhé, nước lạ bỏ bao nhiêu công sức tiền của ra nếu không vì lợi ích của nước lạ mới là lạ chứ. Nếu đây là bộ phim đánh Mỹ thì nước lạ làm vô tư. Đằng này phim đánh nước lạ. “Thấy ông làm phim kể chuyện đánh tôi, tôi đã tức hộc máu rồi, chứ đừng mói chuyện xin tiền tôi mà chửi tôi. Tôi phải bỏ tiền ra để thay đổi ý đồ của phim. Tôi phải làm đạo diễn để nắn gân ông chứ.”
8. HCM viết: “Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này.”
Tôi bình: Đúng, rất có thể chúng tôi chỉ là thầy bói xem voi, nhưng cái mũi thính của những người yêu nước chúng tôi đã mách bảo cho chúng tôi cái hiểm họa văn hóa tiềm tàng trong đứa con lai lạc loài này. Nếu HCM có vinh dự được xem cả bộ “chưởng” 19 tập xin chỉ ra chân giá trị của nó cho thảo dân kém cỏi như tôi đây được dụi mắt mà thấy núi Thái Sơn.
9. HCM viết: Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.
Tôi bình: Chi tiết này ông nêu là đúng. Người ta có thể do xúc động mà lầm lẫn. Nhưng khi đưa lên văn bản thì đã sửa rồi. Chi tiết sai này không ảnh hưởng tới đánh giá toàn cục bộ phim của Gs Lan.
9. HCM viết: Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà.
Tôi bình: Nhà sử học không phải là con vẹt mà đọc và nhớ rồi lên TV. Đúng là giọng điệu hàm hồ chỉ biết miệt thị mà không biết phê phán. Hay ông là con cháu Mao, chỉ biết coi bọn trí thức không hơn cục c… Đúng là hồ đồ. Sử gia nghiên cứu quá khứ của cộng đồng, dân tộc, nhân loại để tìm ra quy luật phát triển, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, dự đoán xu thế phát triển cùng các nguy cơ và vận hội. Chỉ có hạng người ít học mới cho sử gia là con vẹt đọc sách. Sử gia là tòa án tối cao phán xét công tội của tiền nhân. Hãy đọc Napoleon để xem ông ta sợ sử quan thế nào mặc dù ông với tư cách Hoàng đế có thể chém đầu bất cứ sử gia nào. Nhưng nếu chém hết sử gia thì còn ai biết Napoleon là ai.
10. HCM viết: Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.
Tôi bình: HCM hãy học lại Các Mác: Trong nền kinh tế hàng hóa mọi trao đổi đều ngang giá. HCM không cho không ai bài viết này đâu. Trước khi viết chắc hẳn HCM đã ngã giá rồi. Nhưng HCM có thể lấy nặng hơn nhờ có tờ báo VNN mà nó là tài sản của ND, lợi dụng tài sản ND để tăng thu nhập. Còn Gs Lan có lấy nặng thêm thì do chất xám ông ấy giá cao. (Nếu Gs Lan là quan đầu Tỉnh hay đầu Ngành thì lại là chuyện khác)
Tôi bình: Đúng, rất có thể chúng tôi chỉ là thầy bói xem voi, nhưng cái mũi thính của những người yêu nước chúng tôi đã mách bảo cho chúng tôi cái hiểm họa văn hóa tiềm tàng trong đứa con lai lạc loài này. Nếu HCM có vinh dự được xem cả bộ “chưởng” 19 tập xin chỉ ra chân giá trị của nó cho thảo dân kém cỏi như tôi đây được dụi mắt mà thấy núi Thái Sơn.
9. HCM viết: Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.
Tôi bình: Chi tiết này ông nêu là đúng. Người ta có thể do xúc động mà lầm lẫn. Nhưng khi đưa lên văn bản thì đã sửa rồi. Chi tiết sai này không ảnh hưởng tới đánh giá toàn cục bộ phim của Gs Lan.
9. HCM viết: Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà.
Tôi bình: Nhà sử học không phải là con vẹt mà đọc và nhớ rồi lên TV. Đúng là giọng điệu hàm hồ chỉ biết miệt thị mà không biết phê phán. Hay ông là con cháu Mao, chỉ biết coi bọn trí thức không hơn cục c… Đúng là hồ đồ. Sử gia nghiên cứu quá khứ của cộng đồng, dân tộc, nhân loại để tìm ra quy luật phát triển, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, dự đoán xu thế phát triển cùng các nguy cơ và vận hội. Chỉ có hạng người ít học mới cho sử gia là con vẹt đọc sách. Sử gia là tòa án tối cao phán xét công tội của tiền nhân. Hãy đọc Napoleon để xem ông ta sợ sử quan thế nào mặc dù ông với tư cách Hoàng đế có thể chém đầu bất cứ sử gia nào. Nhưng nếu chém hết sử gia thì còn ai biết Napoleon là ai.
10. HCM viết: Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.
Tôi bình: HCM hãy học lại Các Mác: Trong nền kinh tế hàng hóa mọi trao đổi đều ngang giá. HCM không cho không ai bài viết này đâu. Trước khi viết chắc hẳn HCM đã ngã giá rồi. Nhưng HCM có thể lấy nặng hơn nhờ có tờ báo VNN mà nó là tài sản của ND, lợi dụng tài sản ND để tăng thu nhập. Còn Gs Lan có lấy nặng thêm thì do chất xám ông ấy giá cao. (Nếu Gs Lan là quan đầu Tỉnh hay đầu Ngành thì lại là chuyện khác)
11. HCM viết: “Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả?... Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận?”
Tôi bình: “bloger” nên sửa lại là “blogger” hay “bờ-lốc-gơ”.
Ông tự hỏi và tự trả lời rồi đấy. Không dùng cả vú lấp miệng em được đâu. Chân lý không thuộc về kẻ mạnh, không thuộc đa số mà thuộc về nhân dân. Sở dĩ ý kiến của các blogger được “nghe ngóng” không phải vì họ tài hoa, tinh anh (elite) gì đâu mà chính vì họ phản ảnh tâm tư nguyện vọng của người dân, những công dân bình thường, những người thấp cổ bé họng, những người yêu nước thương nòi, những người không nói trắng thành đen, không đổi tốt thành xấu được. Những người như vậy có vẻ như những bóng ma. Nhưng người ta vốn sợ bóng ma cơ mà. Giờ thì ông đã rõ rồi chứ?!
12. HCM viết: Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”?
Tôi bình: Không lãnh đạo nào không chú trọng tới thời điểm nhạy cảm cả, Chỉ những đứa liều lĩnh kiếm ăn mới dại dột thế thôi. Nếu tôi đang vận động xin Nhật tăng ODA, chỉ có ngu “lịch sử” tôi mới bảo bộ, ban, ngành làm phim về nạn đói năm Ất Dậu. TT chẳng có chi để lo khi chiếu bộ phim, nhưng các ông có ghế của mình phải giữ chứ. Điều gì xảy ra khi mới chiếu bộ phim được một hai tập thì dấy lên làn sóng chống đối. Tại sao phải rách việc vì TT. Nếu TT lỡ vào rừng mơ bắt con tưởng bở khi đi làm phim với TQ thì phải tự kết liễu như Liễu Thăng vậy.
Tôi bình: “bloger” nên sửa lại là “blogger” hay “bờ-lốc-gơ”.
Ông tự hỏi và tự trả lời rồi đấy. Không dùng cả vú lấp miệng em được đâu. Chân lý không thuộc về kẻ mạnh, không thuộc đa số mà thuộc về nhân dân. Sở dĩ ý kiến của các blogger được “nghe ngóng” không phải vì họ tài hoa, tinh anh (elite) gì đâu mà chính vì họ phản ảnh tâm tư nguyện vọng của người dân, những công dân bình thường, những người thấp cổ bé họng, những người yêu nước thương nòi, những người không nói trắng thành đen, không đổi tốt thành xấu được. Những người như vậy có vẻ như những bóng ma. Nhưng người ta vốn sợ bóng ma cơ mà. Giờ thì ông đã rõ rồi chứ?!
12. HCM viết: Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”?
Tôi bình: Không lãnh đạo nào không chú trọng tới thời điểm nhạy cảm cả, Chỉ những đứa liều lĩnh kiếm ăn mới dại dột thế thôi. Nếu tôi đang vận động xin Nhật tăng ODA, chỉ có ngu “lịch sử” tôi mới bảo bộ, ban, ngành làm phim về nạn đói năm Ất Dậu. TT chẳng có chi để lo khi chiếu bộ phim, nhưng các ông có ghế của mình phải giữ chứ. Điều gì xảy ra khi mới chiếu bộ phim được một hai tập thì dấy lên làn sóng chống đối. Tại sao phải rách việc vì TT. Nếu TT lỡ vào rừng mơ bắt con tưởng bở khi đi làm phim với TQ thì phải tự kết liễu như Liễu Thăng vậy.
HCM viết: “người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà.”
Tôi bình: Chỉ những người ảo tưởng mới coi thường bà con ta ở xa quê đến vậy. Ông cứ hỏi những Việt Kiều trẻ sau này về lịch sử nước nhà và phong tục tập quán Việt Nam, hẳn ông sẽ kinh ngạc mà biết rằng, họ hiểu biết nhiều hơn một bộ phận người trong nước. Sai lầm thứ hai của ông khi nói điều này là: không ai giáo dục lịch sử bằng phim cổ trang. Tôi thiển nghĩ, nước lạ là chỗ duy nhất thích chiếu phim này!
Tôi bình: Chỉ những người ảo tưởng mới coi thường bà con ta ở xa quê đến vậy. Ông cứ hỏi những Việt Kiều trẻ sau này về lịch sử nước nhà và phong tục tập quán Việt Nam, hẳn ông sẽ kinh ngạc mà biết rằng, họ hiểu biết nhiều hơn một bộ phận người trong nước. Sai lầm thứ hai của ông khi nói điều này là: không ai giáo dục lịch sử bằng phim cổ trang. Tôi thiển nghĩ, nước lạ là chỗ duy nhất thích chiếu phim này!
13. HCM viết: “Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm.”
Tôi bình: Vấn đề ở đây là lượng: ông đã học quy luật này trên ghế nhà trường: sự tích lúy về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Cả một bộ phim nếu chỉ có một số chi tiết giống TQ thì chẳng sao, thậm chí rất hay vì nó chứng tỏ có giao lưu văn hóa chứ không “đứng một” như ông nói. Nhưng chính cái lượng quá lố từ bối cảnh, nội ngoại thất, núi non, cây cỏ, nhà cửa, trang phục, trang điểm, đến đám diễn viên quần chúng đã làm cho nó đẫm ướt chất TQ rồi, chỉ còn đôi tí sót lại là VN thôi. Nhưng cái đó chưa quan trọng bằng nội dung, đặc biệt là lời thoại phản trắc. Đó chính là lý do lời thoại đã phải thay đổi rất nhiều và phải viết thêm lời dẫn vì nhiều đoạn đã phải cắt bỏ và nếu không có lời dẫn sợ người xem hiểu nhầm. Ông đã thấy tính chất nguy hiểm của nó chưa???
14. HCM viết: “Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc?”
Tôi bình: Lại đánh tráo khái niệm rồi. Áo giáp của Quang Trung sao đi so sánh với áo bào. Chỗ này thực ra không biết HCM đưa vào để làm gì. Nếu viết thế này thì nghe còn được. “Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, giống hệt áo giáp của Tôn Sỹ Nghị, nhưng Quang Trung vẫn là vua của Việt Nam, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt?” Viết thế có phải ăn tiền hơn không?
15. HCM viết: “Những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây?”
Tôi bình: Câu “Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy” nên sửa lại “Trong tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ trông rất “sexy”
Xin lỗi: tôi đã đưa hai câu này lại gần nhau, nhưng nghe hợp lý hơn phải không ông HCM. Khi một bức tranh cổ được cho là hiện đại thì lý do duy nhất là nó thể hiện cái giá trị phổ niệm trường tồn của một cộng động văn hóa, của một dân tộc hay của cả nhân loại, nó phản ánh cái mọi thời đại đều quan tâm, ví như tình yêu đôi lứa… do đó không có gì là lạ cả. Lạ ở đây là tranh Đông Hồ thì đã xa xưa, tranh nude phương Tây thì mới nhập khẩu gần đây. Có đời nào quá khứ đi bắt chước hiện tại không? Không hiểu ông HCM có viết bài này sau khi nhậu với đối tác xong hay không, nhưng tôi nghi lắm.
16. HCM viết: “Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”.
Tôi bình: Tại sao lại viết hoa chữ “Ta” làm gì?
Lại đem lãnh tụ ra dọa nhau rồi. Không phải chỉ nguyên thủ đâu mà gần 100% phần trăm nam giới người Kinh mặc Âu phục, đây là sự thống trị văn hóa trong giao lưu, là lẽ bình thường. Nhưng dân ta chấp nhận vì những lợi thế không chối cãi của nó. (May có chàng Le Mur Cát Tường thiết kế cho phụ nữ cái áo dài để mà tự hào cho tới ngày nay, nếu không thì cùng chung số phận với nam giới rồi). Nhưng vấn đề là ở chỗ khi ông làm bộ phim về Bảo Đại mặc Âu phục là một chuyện rất đổi bình thường, còn khi ông làm bộ phim Gia Long mặc Âu phục đó mới là cái tát vào mặt lịch sử. Phim của TT đã là cái tát đó, nên công chúng giận tím gan, tím ruột chính vì lẽ đó. Ông hiểu chưa, HCM?
Tôi bình: Câu “Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy” nên sửa lại “Trong tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ trông rất “sexy”
Xin lỗi: tôi đã đưa hai câu này lại gần nhau, nhưng nghe hợp lý hơn phải không ông HCM. Khi một bức tranh cổ được cho là hiện đại thì lý do duy nhất là nó thể hiện cái giá trị phổ niệm trường tồn của một cộng động văn hóa, của một dân tộc hay của cả nhân loại, nó phản ánh cái mọi thời đại đều quan tâm, ví như tình yêu đôi lứa… do đó không có gì là lạ cả. Lạ ở đây là tranh Đông Hồ thì đã xa xưa, tranh nude phương Tây thì mới nhập khẩu gần đây. Có đời nào quá khứ đi bắt chước hiện tại không? Không hiểu ông HCM có viết bài này sau khi nhậu với đối tác xong hay không, nhưng tôi nghi lắm.
16. HCM viết: “Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”.
Tôi bình: Tại sao lại viết hoa chữ “Ta” làm gì?
Lại đem lãnh tụ ra dọa nhau rồi. Không phải chỉ nguyên thủ đâu mà gần 100% phần trăm nam giới người Kinh mặc Âu phục, đây là sự thống trị văn hóa trong giao lưu, là lẽ bình thường. Nhưng dân ta chấp nhận vì những lợi thế không chối cãi của nó. (May có chàng Le Mur Cát Tường thiết kế cho phụ nữ cái áo dài để mà tự hào cho tới ngày nay, nếu không thì cùng chung số phận với nam giới rồi). Nhưng vấn đề là ở chỗ khi ông làm bộ phim về Bảo Đại mặc Âu phục là một chuyện rất đổi bình thường, còn khi ông làm bộ phim Gia Long mặc Âu phục đó mới là cái tát vào mặt lịch sử. Phim của TT đã là cái tát đó, nên công chúng giận tím gan, tím ruột chính vì lẽ đó. Ông hiểu chưa, HCM?
17. HCM viết: “Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung…”
Trích dẫn xuyên tạc. Bác Hồ nói câu đó khi muốn dạy chúng ta về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Sau này Bác Đồng tiếp tục). Ý Bác như thế này: không nên sính dùng tiếng Hán-Việt, hễ chữ nào đã có tiếng Việt, thì nên dùng ví dụ thay vì nói “lãnh thổ”, “lãnh hải” nên nói “vùng đất”, “vùng trời” thì mọi người nghe dễ hiểu hơn. Nhưng, Bác lại nói không được cực đoan cứ cái gì cũng tìm tiếng Việt thay thể cả ví dụ như “độc lập” thì bảo là “đứng một” là không thích hợp. Thiết nghĩ dẫn lời lãnh tụ nên cẩn thận. Bác Hồ mà còn sống không biết Bác phán thế nào về hậu sinh khả… này.
18. HCM viết: Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.
Trích dẫn xuyên tạc. Bác Hồ nói câu đó khi muốn dạy chúng ta về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Sau này Bác Đồng tiếp tục). Ý Bác như thế này: không nên sính dùng tiếng Hán-Việt, hễ chữ nào đã có tiếng Việt, thì nên dùng ví dụ thay vì nói “lãnh thổ”, “lãnh hải” nên nói “vùng đất”, “vùng trời” thì mọi người nghe dễ hiểu hơn. Nhưng, Bác lại nói không được cực đoan cứ cái gì cũng tìm tiếng Việt thay thể cả ví dụ như “độc lập” thì bảo là “đứng một” là không thích hợp. Thiết nghĩ dẫn lời lãnh tụ nên cẩn thận. Bác Hồ mà còn sống không biết Bác phán thế nào về hậu sinh khả… này.
18. HCM viết: Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.
Tôi bình: Câu cú chỗ này xô lệch như động đất. Có lẽ tác giả muốn nói: “Cốt yếu là nội dung và sự kiện lịch sử được phản ánh qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn với các phương tiện và thủ pháp hiện đại. Vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới là điều cần thiết.”
Thưa ông hình thức là cần thiết nhưng nội dung vẫn quan trọng hơn. (Khi cây đã hóa trầm trong ruột, Lá đủ rồi phải đợi gì hoa). Đôi khi nội dung trống rỗng được che lấp bởi hình thức hoa mỹ. Lịch sử trong phim được nhìn nhận phản ảnh qua con mắt tác giả kịch bản và đạo diễn là lẽ đương nhiên. Nhưng tại sao lại 50% kịch bản Tàu 100% đạo diễn Tàu 100% diễn viên quần chúng Tàu. Nhiều Tàu quá dân ta dị ứng không chịu nổi. Không biết ông đã nghiên cứu về dị ứng văn hóa chưa. Một ngàn năm đô hộ đã ăn sâu vào tiềm thức dân tộc như một thứ phản ứng tự vệ để sống còn. Nó là tâm lý dân tộc, không gột bỏ được. Nếu muốn gột bỏ nó người Việt phải trải qua một ngàn năm sống hữu nghị để cân bằng. Nó đã nằm sâu trong kiểu gien dân tộc rồi, ông HCM ạ. Ông cứ ngẫm bản thân ông mà xem sẽ thấy. Ông có thể đánh nhau với thằng Tây. Sau chiến tranh bỏ súng khoác vai nhau đi uống bia, Nhưng không thể làm điều tương tự với người bạn phương Bắc. Khó lắm. Nó như là định mệnh dân tộc
19. HCM viết: “Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi.”
Tôi bình: Nên viết cho trong sáng như sau: “Một tác phẩm nghệ thuật cần được công chúng thẩm định.” Viết “qua công chúng” là coi công chúng như công cụ, không phải là chủ thể thẩm định.
Quả đúng như ông nói phim của TT thì Hội đồng đã thẩm định rồi đấy, nhưng có ai dám chiếu đâu. Quần chúng không thích cơ mà. Đừng coi thường cộng đồng blogger chúng tôi. Chúng tôi đại diện cho văn hóa dân gian hậu hiện đại đó nhé.
20. HCM viết: “Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?”
Tôi bình: Nếu đem chiếu ra mà có vấn đề liệu Nhà Đài, công ty TT có trách nhiệm gì hay không? Nếu nó xấu thật, những người làm ra và phổ biến có chấp nhận bị truy tố hay không? Nếu nó gây ra bất ổn xã hội, ai sẽ có nhiệm vụ giải quyết? Đừng nói theo kiểu chỉ chăm chăm cho được việc mình. Hãy vì đại cục mà hy sinh lợi ích nhỏ nhoi. TT, nếu có tài, hãy về làm phim khác. Bà con thấy hay sẽ ủng hộ đưa công ty lên thành VLTT.
21. HCM viết: “Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.”
Tôi bình: Ai chứ các blogger không sợ cái mới. Bởi họ đang đi theo một con đường mới, thú vị và lắm chông gai. Đại biểu QH thích thì cứ xem nhưng không được lấy giờ họp để xem. Ngoài kia biển Đông dậy song, Đại biểu QH không dư thì giờ ngồi xem mấy thứ vớ vẩn. Với lại mời QH xem thì phải miễn phí. QH không lấy tiền dân để xem phim.
Cuối bài rồi chẳng thấy HCM đưa ra cái giá trị khả dĩ gì cả. Đúng là nói lấy được. Tôi dự đoán sai rồi.
Nhắn cty TT: nếu muốn tranh thủ hậu thuẫn của cộng đồng nên chọn những cây bút sáng giá, tên tuổi bóng loáng hơn một chút. Tôi mà ở địa vị của TT, tôi nhờ TS Diện khen cho mấy câu là…
TB: Nếu TT thuê tôi, tôi đảm bảo viết hay hơn, thù lao nhẹ vì không biết nhậu.
HOA HÒE
(Hoàng Công Minh,Vietnamnet)
Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?
“Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất bằng nguồn vốn xã hội hoá nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010. Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.
Một vài cơ quan báo chí và một số bloger cá nhân đã đua nhau lên tiếng phản đối kịch liệt bộ phim này vì cho nội dung của nó là “thân Tàu” và xuyên tạc lịch sử!? Rồi cả đến trang phục, khung cảnh là của Tàu cả? Nếu cứ như những nhận định ấy (mà chủ yếu dựa trên lời phê phán của nhà sử học Lê Văn Lan) thì các nhà làm phim có “âm mưu” giúp Tàu “đánh” Ta?
Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này. Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.
Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà. Nhiều vấn đề có dính dáng đến quá khứ lịch sử, các cơ quan chuyên môn cũng thường mời ông Lan tham gia góp ý. Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.
Đến bộ phim này, ông ra sức “công phá”, công phá đến mức nhầm lẫn cả chi tiết lịch sử. Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả?
.
Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận? Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”? Nhưng xin thưa rằng đó là điều “biện lý” vô căn cứ. Ngay lúc này chúng ta lại càng cần phải “tung” bộ phim này ra trước công luận để thấy tinh thần quật khởi của dân tộc, và thấy cái quyết liệt của những nhà vua chân chính, những ý tưởng thông minh và cương quyết của Lý Công Uẩn sau bao lần các đời vua trước không thành công trong việc dời đô về kinh thành Đại La.
Nói một cách công bằng là: nếu phim này được chiếu ở nước ngoài thì hay biết mấy, người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà.
Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc? Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây?
.
Văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể đều có sự kế thừa và giao thoa, vì thế chúng ta không thể bảo thủ dập khuôn, cần có sự học tập và sáng tạo. Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”. Vậy cứ theo cái lý sự cùn của mấy nhà phê bình cố chấp trên đây, thì lãnh đạo ta “theo” Tây cả à?
Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung, ta nhận thức cái chung để rồi ta “độc lập” suy nghĩ, hành động theo định hướng của ta.
Phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” ta thuê đạo diễn, nhưng diễn viên giỏi của ta vào vai rất đạt; trang phục vải Tàu nhưng thiết kế mẫu quần áo của họa sĩ Ta; đến nay ta chưa có một trường quay qui mô, thì ta mượn trường quay. Tất cả những cái đó không thể bảo là các nhà làm phim ngả “theo Tàu”. Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.
.
Quả thật phim của ta lâu nay vẫn quanh quẩn với sự nghèo nàn như kiểu “cơm chấm cơm” vậy! Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi.
Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?
Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.
Hoàng Công Minh
Nguồn:Blog Nguyễn Xuân Diện
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá