Lãnh đạo

08:28 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Mười, 2016

Tôi có cơ hội là hay được đi giảng cho các 'cán bộ' công chức hay những người đứng đầu các tổ chức khác nhau, trong đó có chuyên đề 'Lãnh Đạo' , nên thường chia sẻ những thông điệp 'tốt Đời đẹp Đạo' gắn với cương vị của các học viên! Họ đều là những nhân vật 'hơn người thường' ở một số tiêu chí nhất định, nên tôi không đề cập nhiều đến ' kĩ năng lãnh đạo' mà nhấn mạnh đến ' phương pháp vận dụng Đạo / Đức' ...




Dưới đây là 10 điều nho nhỏ của tôi , quán xuyến các nội dung , đề cập đặc biệt khi tôi được giảng cho các 'cán bộ Nhà nước'...


1. Dù lãnh đạo bằng cách gì, nhưng khả năng thực hành triệt để tính chính thống quyết định ' tầm vóc' . Cần song hành điều đó khi kiến tạo lực lượng


2. Bạn phải đảm bảo không cá nhân nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của mình ngoài : sự thật nhiều phía, mục tiêu chung và chính kiến sáng suốt


3. Hơn mọi hàng hoá thượng hạng, bạn phải chứng minh được rằng: mình có xuất xứ tin cậy, quá trình tiêu chuẩn tạo phẩm giá và định hướng khách hàng

4. Bạn phải cam kết ko tự giành đặc quyền đặc lợi khi đi trên thuyền chung, và là người đầu tiên trí dũng, can đảm sẵn cứu tất cả khi nó gặp hiểm nguy


5. Bạn phải khẳng định nhân cách đại diện được cho liêm chính, ý chí chung và luôn tự giác đặt mình trong kiểm soát của xã hội về bổn phận với điều đó/

.
6. Bạn hãy thể hiện được tự nhiên và đậm đặc 'tính người' nhưng đầy nhân văn mà mọi người vừa thấy gần gũi vừa ca tụng như 'tấm gương' sống đẹp


7. Bạn thiết tạo nên phương pháp hệ thống quy mô / hiệu quả / văn minh / phong cách, mà 'hạt nhân' là yếu tố con người và được làm giàu hoá giá trị sống.


8. Bạn cần hiểu và hằng tập cách sống bình dị: thuyết phục, khiến dẫn muôn người bình thường vui thích cuộc sống bình thường, hằng an nhiên hoà hiếu


9. Bạn không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng đừng tạo thành luỹ cho các vấn đề của chính mình hòng triệt tiêu những giải pháp tiến bộ của cộng đồng.

10. Bạn lãnh đạo mà sa vào việc xấu ắt làm 'nô tài' cho muôn kẻ kí sinh quyền lực! Nếu kiến thiết 'vĩ đại vị nhân sinh' thì Thần Thánh đã chuẩn ý phò giúp.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • "Đường Cách Mệnh" của các nhà lãnh đạo

    10/04/2016Khánh DuyCuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của GS quản trị Đại học Harvard John Kotter vừa được xuất bản ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đã tạo ra tên tuổi cho Kotter như một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực thay đổi chiến lược doanh nghiệp.
  • Kinh nghiệm lãnh đạo

    08/01/2016Nguyễn Tất ThịnhLãnh đạo là năng lực thuộc tầm cao của một cá nhân có cương vị và trọng trách. Lãnh đạo hướng vào 'Nhân trị' và phát triển tổ chức! Tuy nhiên, chúng ta phải chịu nhiều 'kinh nghiệm lãnh đạo' không hay lắm! Tôi không đề cao 'lãnh đạo bằng thủ thuật' mà phải bằng Chính Đạo...
  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • Lý tưởng lãnh đạo và trái tim Đan-Kô

    01/10/2015Lê Thám“Những công dân đồng chí hướng của tôi, Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy mình nhỏ bé trước trọng trách mà chúng ta phải đối diện, biết ơn với niềm tin các bạn trao gửi, tràn ngập ý thức về những hy sinh mà tổ tiên chúng ta đã gánh vác.”
  • ‘Thể chế chính trị’ - sự tương tác giữa giới Lãnh đạo và Nhân dân

    23/03/2015Nguyễn Tất ThịnhGiới Lãnh đạo xưa nay, đâu cũng vậy, có tâm lý định hướng tư tưởng là : cho Nhân dân nhận thức khác đi / lệch hướng sao có lợi cho việc lãnh đạo của họ, rất ngại khi để Nhân dân hướng chú ý vào chính trị, lại càng không thích can dự vào thể chế chính trị…
  • Phong cách lãnh đạo thần kỳ của Lý Quang Diệu

    23/03/2015Sơn HàĐến từ một quốc gia rất nhỏ bé ở Đông Nam Á, nhưng cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới.
  • 5 ngọn đuốc lãnh đạo

    03/11/2014Nguyễn Tất ThịnhCó nhiều dịp được trao đổi với nhiều người thuộc giới quản trị, lãnh đạo tổ chức... mọi người đề nghị tôi nói về 5 ngọn 'ĐUỐC LÃNH ĐẠO' điều mà tôi vẫn truyền giảng...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Lãnh đạo Quốc gia

    20/09/2014Nguyễn Tất Thịnh'Nhân kiệt như Sao buổi sớm' nghĩa là luôn có! Vấn đề là Xã hội có thể phát hiện ? Nhân dân có quyền bình chọn? Nền chính trị có tầm định vị được họ vào chỗ xứng đáng? Sau đó mới trở thành 'Lãnh đạo xuất sắc' được! Cho dù có thể một Ngôi Sao nào đó lao thẳng vào Trái Đất gây nên những 'biến động' to lớn với Quốc gia, thậm chí tầm Thế giới! Sao như thế thường là Nhân vật siêu thường , hoặc Thánh nhân! Nếu có thế sẽ luôn gây ra thiệt hại lắm thay!
  • Lãnh đạo hủ bại! Tại sao?

    07/08/2014Nguyễn Tất ThịnhNhiều người bảo: nói lắm mà làm được gì? Phải hành động! Nhưng xưa nay biết bao nhiêu hiền kiệt, nhân sĩ yêu nước vẫn dùng biện pháp NÓI! Phát ngôn tư tưởng hoặc ít nhất là góp ý kiến về kinh bang tế thế! Tô Tần dùng lời nói để 'hợp tung liên hoành Thiên hạ' đó thôi! Phan Chu Trinh từng thế mà khơi dậy khát vọng và định hướng văn minh chính trị....
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • xem toàn bộ