Kỷ vật cho muôn đời
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được khánh thành đúng ngày 19/05 tại Thủ đô Hà Nội. Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với lăng và khu di tích lịch sử tại Phủ Chủ tịch ngày nay đã trở thành một trung tâm tưởng niệm, nghiên cứu và giới thiệu về người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tại Bảo tàng hiện đang lưu giữ nhiều sưu tập hiện vật có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch. Là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, song Bác Hồ rất giản dị trong cuộc sống, bộ sưu tập “Đồ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”là một trong những sưu tập hiện vật quý. Đó là những hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của Bác ở trong nước cũng như nước ngoài.
Đồng hồ quả quýt Longines:
Chiếc quạt lá cọ
Đôi dép cao su của Bác
Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng còn lưu giữ dược đôi dép cao su của Bác dùng khi sinh thời. Đôi dép này làm bằng săm lốp ô tô Bác dùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (thời Bác còn ở chiến khu) cho đến khi Người qua đời. Đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện vật quý, nó thể hiện sự giản dị của Người.
Bộ đồ rèn luyện thân thể của bác
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Phải biết quí trọng sức người, đó là vốn quí nhất. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta.” Người đã nêu một tấm gương về rèn luyện thân thể để mọi người noi theo. Hàng ngày, Bác đều dành thời gian cho việc luyện tập thể dục và thái cực quyền, Bác tập rất đều đặn, ngày mưa cũng như ngày nắng, mùa hè cũng như mùa đông và ngày càng làm cho việc tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài thể dục thông thường mà Bác còn tập tạ tập dây chun, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy... Bộ đồ tập thể dục của Bác là quả bóng ten nít để Bác tập ném, quả chùy gỗ để luyện thân thể, quả tạ tay để bác luyện giữ cho hai bàn tay hoạt động khỏe, dẻo dai và bộ dây kéo cũng dùng để luyện tập hai tay hàng ngày.
Bộ quần áo kaki
Chiếc đài bán dẫn Zenith
Chiếc đài Zenith Bác vẫn dùng ở Phủ Chủ tịch là chiến lợi phẩm của một đơn vị quân giải phóng miền Nam thu được trong trận đánh Phước Thành ngày 18/9/1961 do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa) chuyển lên biếu Bác năm 1962. Hồ Chủ tịch thường xuyên nghe đài vào lúc sáng sớm, buổi trưa lúc ăn cơm và buổi tối để nắm bắt tình hình chiến sự ở miền Bắc, miền Nam và chương trình thời sự Quốc tế. Chiếc đài đã cùng Bác đón nhận bao tin vui về những chiến thắng của các chiến sĩ giải phóng Miền Nam cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Chiếc quạt giấy Canh Hoạch
Năm 1946, nhân kỷ niệm 56 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên làng Canh Hoạch - Hà Đông đã gửi tặng Người một chiếc quạt giấy có chiều dài gần một mét. Hình dáng chiếc quạt giấy này cũng như bao chiếc quạt giấy bình thường khác, chỉ có kích thước của nó khá lớn: quạt dài 0,76m, gồm 16 nan bằng tre, hai xương ngoài làm bằng sừng. Điểm độc đáo của nó ở chỗ: trên hai mặt của quạt có châm kim nhiều bài thơ và hoa văn rất đẹp.
Mặt trước của quạt: Phía chính giữa có hàng chữ bằng tiếng Hán: Hồ Chí Minh vạn tuế. Trên mép quạt có hàng chữ: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bên trái là khổ thơ tiếng Việt:
Gió xuân hây hẩy ba kỳ mát
Muỗi cỏ vo ve, phẩy một tan
Gia Cát quạt lông, Hồ quạt giấy
Trước sau quét sạch lũ tham tàn
Bên phải là khổ thơ đối:
Ra tay quạt gió xua nồng
Cho dân bức bối thỏa lòng ước mong
Quạt hồng Nam Bắc Tây Đông
Quạt cho hòa khí xuân phong gió về
Đây là hiện vật quí có ý nghĩa lịch sử sâu sắc và có giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên điểm đặc biệt của chiếc quạt này không chỉ dừng lại ở kỹ thuật tạo dáng, nghệ thuật châm kim hoa văn mà còn thể hiện ở nội dung các khổ thơ trên hai mặt của quạt. Năm 19481 trong buổi gặp mặt Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương, Bác đã tặng chiếc quạt này cho đồng chí Hoàng Đạo Thúy - Tổng thư ký của Ban vận động và nói: “Chú dùng cái quạt này để quạt cho phong trào lớn mạnh lên”. Chiếc quạt trở thành hiện vật minh chứng cho một sự kiện lịch sử của dân tộc ta - một giai đoạn ra đời và phát triển của phong trào thi đua ái quốc mà chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, vun đắp và nuôi dưỡng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành