Kinh Việt Nam

03:02 CH @ Thứ Bảy - 01 Tháng Ba, 2014

Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương. Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu nầy. Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người. Ðó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh...

Ðã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định. Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên đinh hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngần hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo.

Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại. Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chận những mưu toan phi nhân. Ðã mười năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một thứ hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn đó. Hố thẳm đã mở ra dưới chân dân tộc nầy. Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi. ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê.


Tập nhạc "Kinh Việt Nam", 1968

1. Dân Ta Vẫn Sống - Trịnh Công Sơn
2. Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói - Trịnh Công Sơn
3. Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh
4. Ngày Mai Đây Bình Yên - Vân Quỳnh
5. Cánh Đồng Hoà Bình - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh
6. Ta Thấy Gì Đêm Nay - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh
7. Đôi Mắt Nào Mở Ra - Vân Quỳnh
8. Hoà Bình Là Cơm Áo - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh
9. Hãy Đi Cùng Nhau - Vân Quỳnh
10. Hành Ca - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh
11. Đồng Dao Hoà Bình - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh
12. Nối Vòng Tay Lớn - Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh

Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Ðông. Xin hãy dừng tay để mọi căn nhà Việt Nam có thể mở rộng cửa chờ đón một sớm mai hòa bình. Còn rất nhiều con đường mở ra cho tương lai chúng ta. Những con đường đưa ta về dựng lại một tổ quốc đích thực.

Xin hãy dừng tay đề được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan. Ðể cho con sông, dòng suối, núi rừng và mặt đất cằn khô nầy được thở lại điều hòa. Tiếng hát đã có thê cất lên để nuôi lớn ước mơ.

Ta đã có sẵn một hành trang quý giá của hơn bốn nghìn năm đê còn mãi bước đi trên những lộ trình mới về tương lai. Ta phải đi tới bằng con tim sứ giả mang niêm tin và lời hứa hẹn cửa những người đã nằm xuống. Ta phải tìm lại quê hương bằng sức sống mãnh liệt vì trong cơ thể ta đã luân lưu thêm dòng máu của anh em không còn.

Quanh đây, những trường học, những bệnh viện, những đình làng, những phiên chợ, những cánh đồng sẽ được bắt đầu lại với những ngày nhân đạo, với một dân tộc nhân bản.

Xin đừng bao giờ làm kẻ phản bội với một quá khứ hiên linh.

(Lời tựa tập nhạc "Kinh Việt Nam", 1968)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

    23/05/2018John C. SchaferDưới đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế, thấu hiểu của John C. Schafer - một người Mỹ mà qua con đường nghiên cứu và tiếp xúc văn hóa đã trở về với văn hóa Việt.
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Độ vượt khó của chữ Tình

    16/02/2016Nguyễn Thị Ngọc HảiĐang đi trên phố nhỏ Hà Nội, cặp vợ chồng từ Sài Gòn ra cùng một người bạn phải dừng lại. Người vợ nhìn chồng, vẻ ái ngại nói: “Xin các vị, đã không đến thì thôi, bây giờ đi qua ngay cổng chùa, không vào không được”. Thế là chị băng qua đường. Người chồng và anh bạn đi phía sau, nói nhỏ với nhau: người yêu đầu tiên của “nàng” để ở chùa này...
  • Từ đây người biết thương người

    15/08/2014Nhà văn Nguyễn Quang ThânHơn ba mươi năm từ độ ấy, mỗi lần nghe Mùa Xuân đầu tiên, tôi lại cất cái kính lão xuống, dụi những giọt nước mắt không muốn vẫn cứ chảy ra, rời cái màn hình vô cảm nhưng lại đầy ắp nỗi niềm nhân thế, vui có buồn có, đau khổ, tội ác, nghèo đói và cả chiến tranh đây đó nữa. Ngả vật ra vì mệt mỏi, tôi lẩm nhẩm theo lời bài hát và tự hỏi: “ Liệu mình đã biết thương người, liệu mình đã biết yêu người hay chưa?”
  • Hành hương về cõi bao dung

    18/02/2014Kim Yến thực hiệnLà một nhà khoa học, ông còn được biết đến như một nhà văn và dịch giả uyên thâm, với những tác phẩm như suối nguồn trong trẻo đánh thức vẻ đẹp tâm linh: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Mộng đời bất tuyệt… Mỗi lần đọc tác phẩm của ông, trò chuyện với ông, là một lần như được lên đường trong chuyến hành hương từ vật lý đến triết học rồi dừng chân ở tư tưởng Phật giáo, để hiểu hơn cuộc đời.
  • NSND Trần Văn Thủy: Một người tử tế

    12/02/2012Kim Yến - Đan AnhNếu ai đã từng xem Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, và mới đây nhất là Mạn đàm về người man di hiện đại, sẽ hiểu NSND Trần Văn Thủy trăn trở như thế nào với từng số phận con người, với những giá trị thực đang dần mất.
  • Tính nhạc của thơ và thơ phổ nhạc

    29/06/2011TS. Lê Thị Bích HồngTiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu- nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế hoà với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm. Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ… phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt.
  • Trong tim có đá!

    27/01/2011Huy ThọCuối tuần, bạn gọi điện đố: Tết này người ta ăn lớn hay nhỏ? Trả lời: Chắc là nhỏ thôi. Cả thế giới khó khăn chứ riêng gì Việt Nam! Bạn cười, và rủ đi uống cà phê. Ở một quán bên lề trên đường Lý Tự Trọng, bạn bảo hãy quan sát cho kỹ một cửa hàng bên kia đường...
  • xem toàn bộ