Khẩu trang cho tâm trí

09:25 SA @ Thứ Hai - 09 Tháng Tám, 2021

Những ngày ở nhà, lướt mạng nhiều hơn, tôi được mọi người chuyển cho nhiều “thông tin chống dịch”.

Những bức ảnh, emails, các clip khuyên nhủ, tên các loại thuốc và lời chuyên gia phân tích về cách chữa Covid-19 trên mạng xã hội. Không ai biết các thông tin đó chính xác đến đâu.

Tôi cũng nhận được những clip và bài viết lý giải về dịch bệnh, phỏng đoán về năng lượng thần kỳ, kêu gọi mua đồ tích trữ. Những lời hốt hoảng như "toang rồi", cần phải mua máy thở kèm theo lời dặn "hãy chuyển tiếp cho người khác".

Có người đăng hình ảnh, các dòng tâm sự "kể tội" giãn cách, rằng bị tăng cân, bị bí bách, khó chịu vì tính xấu của người cùng nhà. Họ thở dài, bao giờ trở lại ngày xưa. Nói chung, chúng đem theo năng lượng tiêu cực.

Điều tra của Trung tâm Chống thù ghét kỹ thuật số tại Mỹ công bố tháng trước sau khi khảo sát các tài khoản có 59 triệu người theo dõi trên các mạng xã hội cho biết, các tài khoản này đã tạo ra 65% nội dung sai lệch về vaccine và dịch Covid-19. Tương tự nhiều nước, trên không gian mạng của chúng ta hôm nay có hai luồng, tin giả và tin thật, suy nghĩ tiêu cực và tích cực.

Nhóm này chống phong tỏa, còn nhóm khác bảo cần, nhóm kêu gọi bình tĩnh tuân thủ ở yên một chỗ, nhóm khác thấy khó chịu. Người tuân thủ 5K trong khi vẫn có kẻ tụ tập đánh bạc, hút chích, hát karaoke và đánh trả cả công an, lực lượng chống dịch. Có những trang cá nhân đã trở thành đấu trường của những tâm trí giận dữ.

Tôi nhớ chuyện ngày chiến tranh, máy bay Mỹ đánh bom Hà Nội, Hải Phòng. Cha tôi khi đó là Đại tá chỉ huy trưởng Quân sự và Phòng không Thành phố Hải Phòng.

Mỗi khi máy bay Mỹ đến, còi báo động rú lên, tất cả phải xuống hầm, có lệnh báo yên mới được lên. Chạy máy bay quá nhiều lần, mọi người đâm lờn. Nhiều người trốn, không đi sơ tán như kiểu trốn phong tỏa hay cách ly bây giờ. Cha tôi phải lùng sục từng con hẻm trong xóm lao động để đưa dân đi sơ tán, có những người đã phản ứng.

Giữa lúc đó, có một bác sĩ luôn tuân thủ, cứ báo động là chạy lên chạy xuống hầm liên tục. Nhiều người cười chê anh nhát. Họ còn ngồi trên nóc hầm xem đạn pháo, hoan hô rầm trời khi máy bay Mỹ bốc cháy, háo hức chỉ cho nhau chiếc dù của phi công Mỹ bung theo hướng gió dạt ra phía biển.

Cho đến một lần, bom thả tơi bời, ai nấy chen nhau xuống hầm thì không thấy anh bác sĩ đâu. Sau tôi mới biết, do đang cấp cứu bệnh nhân, anh quyết không rời vị trí. "Khi đứng bên bệnh nhân, tôi không bao giờ sợ hãi, mặc cho xung quanh lửa cháy, người kêu la bỏ chạy", anh nói.

Tôi nể trọng anh, không phải vì anh nhát hay cố tình khác người. Anh luôn tuân thủ quy định chung với thái độ tích cực, còn khi làm nhiệm vụ, dù có thể cận kề cái chết cũng không run sợ.

Hôm nay, tôi tự nhủ, mình cần học thái độ của bác sĩ ấy và cha tôi, nhìn vào cái chung để quyết định hành động.

Nói thì dễ, nhưng chỉ cái khẩu trang thôi - "trạm bảo vệ" đầu tiên, đơn giản - mà cả thế giới còn cãi nhau nát nước. Người bạn nước ngoài bảo "đeo nó có vẻ như áp chế quyền tự do cá nhân", con tôi ở nước ngoài hồi đầu dịch nói "không ai đeo cả, mình đeo họ kỳ thị, nhìn mình như đứa bệnh".

Đeo khẩu trang của người có điều kiện

Còn một người bạn khác của tôi, Trish Summerfield, thì bảo ngoài khẩu trang chống giọt bắn, ta cần mang khẩu trang cho tâm trí để ngăn lây nhiễm những suy nghĩ độc hại.

Trish Summerfield là giáo viên người New Zealand dạy tư duy tích cực. Cô đã ở Việt Nam hơn 20 năm. Khi dịch Covid 19 lần thứ tư bùng phát tại TP HCM, cô vẫn ở lại chứ không về nước để sống bình thường mới khi quê nhà đã tiêm vaccine rộng rãi.

Nguyên lý đơn giản thế này thôi: Mỗi suy nghĩ trong tâm trí bạn đều có những sóng rung động, ngay lập tức tạo ra hương thơm hay năng lượng xấu. Nếu bạn tạo ra sợ hãi, ưu phiền, giận dữ, oán trách người khác. Chính nó sẽ tạo áp lực lên cơ thể bạn trước, khiến tim đập nhanh, khó thở, bức bối, cáu giận. Rồi nó lan tỏa đến người xung quanh. Nếu tâm trí bạn luôn nhìn nhận mặt tích cực của vấn đề hoặc hướng giải quyết thay vì đổ lỗi, bạn cũng sẽ lan tỏa sức mạnh tinh thần cho người khác.

Những ngày nhiều người thức dậy mở xem ngay tin tức về dịch bệnh, chiếc khẩu trang tôi đeo cho tâm trí mình là: tỉnh táo với mọi thông tin nạp vào để đừng hoảng sợ, đổ lỗi và giận dữ; ở nhà có trách nhiệm bằng cách tránh lời nói xấu xí, hành vi lan truyền năng lượng xấu.

Nhìn lực lượng tuyến đầu, người tình nguyện, tôi thầm cảm ơn vì mình còn may mắn được ngồi đây gõ phím. Một cuộc chiến giữa thời bình, nhưng cũng khiến bao người kiệt sức và mất người thân. Sức người tuyến đầu có hạn, tuyến sau là chúng ta, nếu không giúp được trực tiếp có thể đóng góp bằng thái độ tích cực và biết ơn, như một cách giảm tải cho tuyến đầu. Một người lơ là, vạn người khổ cực. Đeo khẩu trang cho tâm trí cũng là một cách bảo vệ chính mình và mọi người.

Ngày hết chiến tranh, cha tôi mất. Cuối lễ tang có một đoàn dân xóm nghèo đến từ biệt ông. Họ nói, hồi xưa trốn sơ tán khiến cha tôi phải tìm tận nơi "bắt đi", đêm đó máy bay Mỹ san bằng cả xóm, "nếu không có ông thì chúng tôi chết cả rồi".

Tôi ngộ ra, việc lùi lại trước đám đông để tầm nhìn mở rộng hơn, từ đó hành động vì cái chung là một thứ lương tri.

Nguồn:Vnexpress
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ theo hướng tích cực là một phép mầu kỳ diệu

    15/09/2018Hà HùngChúa mà đóng cửa này, thì Ngài sẽ mở ra những cánh cửa khác. Vì thay đổi suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực, là một phép màu kỳ diệu nhất trên trần gian này. Chứ không phải là sự biến hóa, hay linh ứng gì trong thế giới vô hình, của các loài phi nhơn, ma quỷ, thánh thần gì đó đối với con người đâu...
  • Nữ bác sĩ đạp xe 300km đến Vũ Hán để chống dịch Corona

    21/02/2020Vương Nam – Tân Hoa XãCam Như Ý là nữ bác sĩ 24 tuổi, sống tại thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc. Dù đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và chưa có yêu cầu điều động, nhưng khi virus Corona bùng phát ở Vũ Hán, cô đã quyết định một mình đạp xe tới thành phố này để tham gia vào công tác chống dịch...
  • Sống và Chết ở Vũ Hán

    09/02/2020Phóng viên Caixin Global, Kỳ Vũ dịchTrong một cuộc phỏng vấn vào thứ ba với Caixin, bác sĩ Peng đã mô tả kinh nghiệm cá nhân của mình khi lần đầu tiên gặp phải căn bệnh này vào đầu tháng 1 và nhanh chóng hiểu về khả năng chết người của nó và sự cần thiết của các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt...
  • Sống chung với tin đồn thất thiệt thời dịch corona

    03/02/2020Dũng NguyễnCó thể nói, tin tức giả mạo và không đúng sự thật đang cản trở những nỗ lực về phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ lan rộng thành đại dịch này...
  • Tư duy tích cực hay Câu chuyện về Nửa cốc nước đầy

    04/09/2018Chân Từ PhươngCuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn về tư duy tích cực của tác giả, biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.
  • Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá

    26/10/2016Đặc điểm của người tư duy tích cực và tư duy tiêu cực đối lập với nhau. Điều đó mang lại những ảnh hưởng khác nhau đối với cơ thể con người và tạo nên những số phận khác nhau trong cuộc sống...
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Thân và Tâm

    14/08/2015Nguyễn Tất ThịnhTừ xưa tôi hay nghe một số Cao Nhân nói : Thân và Tâm nên hòa hợp…Có hỏi lại nhưng chưa hiểu được. Dần sau này tôi tự ‘ngộ ra’ vài lẽ….thấy tốt cho sự điều chỉnh của mình trong cuộc sống hàng ngày : không cực đoan, không u mị, không viển vông… biết điều chỉnh bản thân, thuận cuộc sống với muôn điều bình thường giản dị nhưng thật hay ho…
  • Cách phòng chống dịch MERS

    08/06/2015MERS-CoV là một căn bệnh hô hấp có tiềm năng lan rộng hơn và làm xảy ra nhiều trường hợp hơn trên toàn cầu, Virus MERS-CoV được đánh giá nguy hiểm vì vậy hiểu đúng về Virus MERS-CoV để ngăn ngừa...
  • Sự trong sạch của tâm hồn

    25/09/2014Phan Cao TùngBài văn “Sự trong sạch của tâm hồn” được ông viết vào đêm 24 tháng 10 năm 1940 nhằm ca ngợi công ơn các mẹ, các chị dòng Franciscain đã hết lòng chăm sóc ông và những người bạn ở Quy Hòa. Sau khi ông mất (11 – 11 – 1940) người ta tìm được trong túi áo ông khi khâm liệm và trao lại cho các nữ tu sĩ.
  • xem toàn bộ