Kết thúc vụ kiện xuất bản tiểu thuyết "Những người khốn khổ-2"

09:23 SA @ Chủ Nhật - 08 Tháng Hai, 2009
Vào những ngày cuối tháng 12/2008, Tòa án thượng thẩm Paris đã ra phán quyết cuối cùng về việc xuất bản phần tiếp theo tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của đại văn hào Victor Hugo. Tham gia vào vụ kiện này có cựu Tổng thống Pháp Jack Chirac, Bộ Văn hóa Pháp và thậm chí cả Nghị viện châu Âu.

Những người thừa kế của Hugo đã tố cáo nhà báo Ceresa bôi nhọ thanh danh ông tổ mình và đòi phạt 4,5 triệu quan (690.000 euros).

Vụ kiện bắt đầu từ năm 2001, khi Tổng biên tập nhà xuất bản Plone quyết định cho xuất bản phần tiếp theo của tác phẩm bất hủ "Những người khốn khổ" do nhà báo Pháp Francois Ceresa thực hiện.

Francois Ceresa chia "Những người khốn khổ -2" thành hai phần: Phần thứ nhất viết về nữ nhân vật Cosette ("Cosette, hay thời đại của những ảo tưởng"), và phần thứ hai là câu chuyện về người bạn trai Marius của cô ("Marius, hay kẻ chạy trốn"). Theo đó, hóa ra Marius là một ông chồng vô tích sự. Nhà báo đặt ra cùng lúc hai nhiệm vụ: Thứ nhất, giữ nguyên bút pháp của Hugo, thứ hai, bổ sung những sắc thái của ngày hôm nay. Kết quả là, Cosette trở thành một "bà chủ mất nết", bị chồng ruồng bỏ. Và đỉnh điểm của sự "xấc xược" trong con mắt những người thừa kế của Hugo là việc tác giả đưa vào cuốn sách kẻ thù của Jean Vanjean, tên mật thám Javert, được Ceresa mô tả với rất nhiều đức hạnh và lòng từ tâm.

Sự "cải biên" đó đã khiến những người bảo vệ di sản của Victor Hugo hết sức phẫn nộ. Ông Pierre Hugo, chắt của nhà văn gọi tác phẩm này là sự xâm hại nguyên tác và yêu cầu cấm ngay lập tức việc xuất bản loại ấn phẩm đồi bại như vậy. Ông cũng cho rằng, những gì mà Ceresa cùng với nhà xuất bản đã làm hoàn toàn chỉ mang tính chất thương mại. Gia đình Hugo đề nghị phạt nhà báo 4,5 triệu quan, tức 690.000 euros về tội "ngược đãi tác phẩm văn học cổ điển".

Năm 2001, các hậu duệ của Hugo bị thua kiện vì tòa án coi đơn kiện của họ là bất hợp pháp, bởi theo luật pháp, hiệu lực của bản quyền tác giả đã hết hạn từ lâu. Vả chăng, vào thời điểm đó những người thừa kế không đưa ra được bằng chứng nào xác đáng.

Sau đó vụ kiện "Những người khốn khổ-2" được chuyển tới tòa thượng thẩm và tòa này đã công nhận thắng lợi của những người thừa kế của nhà văn Pháp. Vậy là, trong suốt bảy năm, vụ kiện được chuyển đi chuyển lại từ tòa án này đến tòa án khác, cho tới năm 2007, khi tòa án phúc thẩm quyết định rằng "Những người khốn khổ-2" có thể được xuất bản. Nhưng đúng lúc đó gia đình Hugo lại làm đơn kháng án đề nghị xem xét lại vụ kiện lần cuối cùng.

Trong suốt những năm này, gia đình Hugo đã đấu tranh một cách tuyệt vọng, họ kêu gọi cả Bộ Văn hóa Pháp, cựu Tổng thống Jack Chirac và Nghị viện châu Âu cùng tham gia giải quyết vụ kiện.

Trước lễ Giáng sinh năm nay, Tòa thượng thẩm Paris rốt cuộc đã đưa ra phán quyết cuối cùng bênh vực Francois Ceresa. Luận chứng có tính quyết định chính là một cách đặt vấn đề khác về tính hợp pháp của việc công bố tác phẩm mà trước đây các hậu duệ của Hugo đã bỏ quên: "Bản thân Hugo nói gì về quyền sở hữu những đứa con tinh thần của mình?". Câu trả lời được tìm thấy ngay trong bài diễn văn của Victor Hugo tại Hội nghị Văn học Quốc tế ngày 21 tháng 6 năm 1878, khi tác giả "Những người khốn khổ" phát biểu một câu nổi tiếng như sau: "Trước lúc công bố tác phẩm, tác giả có mọi quyền hiển nhiên và vô hạn đối với tác phẩm của mình, nhưng khi cuốn sách đã rời nhà in, tác giả không còn là người chủ của nó nữa… Nhà văn để lại cho hậu thế không chỉ di sản mà là di sản tinh thần, đó là di sản của con người, nghĩa là tài sản chung. Đây là chân lý tuyệt đối".

Lời khẳng định của bậc thầy văn chương đã đi đến phán quyết cuối cùng của tòa án công nhận việc xuất bản phần tiếp theo của cuốn sách là hợp pháp.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tài sản vô hình

    13/03/2007Trần QuangQuảng cáochính là quá trình thông tin với một nhóm đối tượng cụ thể về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, thông qua một hay tất cả các phương tiện truyền thông phù hợp với thông điệp của sản phẩm, vào một thời điểm phù hợp để đạt được hiệu quả theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp.
  • Sở hữu trí tuệ sẽ nóng

    03/02/2007Anh MinhKhông phải chuyện giảm thuế, chuyện nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối hay ngân hàng mà chính chuyện sở hữu trí tuệ sẽ nóng lên sớm nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế...
  • Vụ kiện của nhạc sĩ Lê Vinh: 1 điều luật 2 cách hiểu

    07/01/20076/3/2001, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện bản quyền bài hát “Hà Nội và tôi” lại bị hoãn một lần nữa. Lý do Tòa đưa ra là chưa đủ chứng cứ, cần phải điều tra, thu thập tiếp. Nhưng thực ra, đã có một cuộc tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề: Tác phẩm đã công bố, khi sử dụng có cần phải xin phép tác giả?
  • Một vụ kiện khoa học lớn: Vũ trụ sơ sinh trong phòng thí nghiệm

    14/11/2006Đặng Mộng LânVũ trụ của chúng ta ngày nay đã bắt đầu từ một vụ nổ khổng lồ (big bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm. Vào khoảng vài phần triệu giây ngay sau lúc ra đời, vũ trụ có nhiệt độ vào khoảng hàng nghìn triệu độ. Điều kiện đó của vũ trụ sơ sinh đã được tạo ra trong chiếc máy Rhic ở Brookhaven và các kết quả đã được công bố năm 2005...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.