Tài sản vô hình

09:51 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Ba, 2007

Hiệu quả của một mẫu quảng cáo còn được đánh giá thông qua tác động trực tiếp đến thương hiệu

Quảng cáochính là quá trình thông tin với một nhóm đối tượng cụ thể về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, thông qua một hay tất cả các phương tiện truyền thông phù hợp với thông điệp của sản phẩm, vào một thời điểm phù hợp để đạt được hiệu quả theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp.

Không chỉ là quảng cáo

Bạn cứ thử tưởng tượng, thế giới với vài tỷ người khác nhau về đủ thứ, nếu không tiến hành thông tin, làm sao mọi người biết bạn đang có cái gì đó để bán hoặc trao đổi?

Khi ấy, trong một rừng sản phẩm na ná nhau, làm thế nào để người ta quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của bạn mà không phải của đói thủ cạnh tranh nào đó?

Và quan trọng hơn, lần sau, nếu người ta lại cần loại sản phẩm hoặc dịch vụ đó, làm thế nào để đảm bảo họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn?

Thị trường càng cạnh tranh do hàng hóa phong phú cùng sự phát triển phức tạp trong tâm lý tiêu dùng, vai trò của quảng cáo càng quan trọng.

Tuy nhiên, quảng cáo không chỉ đơn thuần là "thông tin". Sứ mạng sống đẳng sau quảng cáo chính là xây dựng và ràng buộc mối liên kê với khách hàng.

Quảng cáo hiệu quả góp phần thay đổi và củng cố bộ mặt thương hiệu, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần giảm thiểu hiện tượng bào mòn niềm tin của khách hàng.

Khi quảng cáo cho một sản phẩm cụ thể, người ta luôn gắn liền sản phẩm đó với thương hiệu nào đó. Vì vậy, sẽ không "công bằng” khi hạch toán độc lập chi phí quảng cáo với số lượng tiêu thụ của chính sản phẩm đó.

Chi phí quảng cáo sẽ đồng thời được bù đắp vào giá tri lâu dài của thương hiệu đã làm ra sản phẩm. Khi ấy, chi phí quảng cáo thực chất là giá trị đầu tư của một thương hiệu.

Thương hiệu, tài sản có giá trị cao nhất

Với từng sảnphẩm riêng biệt cho đến hôm nay, chỉ riêng những cái tên như Samsung Coca Cola hay Google đã trở thành tài sản đáng giá hàng tỷ đôla Mỹ.

Ngay tại thị trường Việt Nam cũng đã có những thương hiệu mà để sở hữu chúng, người ta sẵn sàng trả hàng triệu đôla. Mặc dù trong thực tế, lợi nhuận nó mang về không đủ bù cho chi phí vận hành.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây không phải là có nên quảng cáo hay không mà là làm thế nào để quảng cáo và sử dụng đồng tiền dành cho quảng cáo một cách hiệu quả.

Hiệu quả không nhất thiết cứ phải là rẻ. Rẻ không nhất thiết phải là ít tiền hơn. Thông thường, 1 đồng mua được hai chiếc bánh. Nhưng biết đâu, với hai đồng cũng có thể mua được 5 chiếc. Nhưng bỏ ra 2 đồng để mua 5 chiếc bánh trong khi bạn chỉ cần 3 chiếc, chưa chắc là hiệu quả hơn. Tệ hơn nữa là đang cần 3 chiếc bánh lại đi mua 10 cái kẹo, cho dù với giá ít hơn gấp 10 lần.

Lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp cũng là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu quả. Điều này tùy thuộc vào những phân tích mang tính chuyên sâu trên nền tảng cơ bản là: bản chất sản phẩm và tâm lý khách hàng đối tượng.

Cụ thể hơn, khoảng 97 - 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một chiếc tivi. Tuy nhiên, nếu 90% đối tượng khách hàng của mình không có thói quen xem tivi thì chi phí khổng lồ dùng để "bằng mọi giá" quảng cáo sản phẩm trên truyền hình xem như đổ sông, đổ biển.

Nếu các thuộc tính và thông điệp của sản phẩm được thể hiện tốt hơn trên Tạp chí và nó sẽ có tác động mạnh hơn đến tiềm thức, quyết định của khách hàng, không nhất thiết phải quảng cáo trên truyền hình.

Trong quảng cáo, thông điệp được cảm nhận là yểu tố để đo lường hiệu quả, chứ không phải thông điệp được truyền tải. Bạn nói gì và nói như thế nào không quan trọng. Khách hàng của bạn hiểu như thế nào mới thực sự là quan trọng.

Để làm được điều đó, hãy cân nhắc tính hiệu quả của đồng tiền mà bạn bỏ ra trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch quảng cáo nào.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số

    03/02/2007Diễn đàn Thương hiệu toàn cầu 2006 (GBF) vừa được tổ chức tại Singapore vào tháng 11 vừa qua - là lần hội ngộ đặc biệt của 14 tên tuổi lớn có tầm ảnh hưởng trên thế giới về vấn đề thương hiệu...
  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • Phương pháp phối hợp trong quảng cáo và xây dựng thương hiệu

    28/02/2006Phan Thu (dịch từ Smalltownbusiness)Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được một thời gian khá lâu, đã tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng và nhà cung cấp khác, thì đã đến lúc bạn nên nghĩ đến chiến lược quảng cáo/xây dựng thương hiệu phối hợp. Hai công cụ này sẽ giúp bạn quảng bá sản phẩm ra thị trường với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với những cách quảng cáo trước đây, thậm chí có thể sẽ không tốn đồng nào...
  • Mô hình con tàu thương hiệu

    15/01/2006... có sự tương đồng thú vị khi so sánh giữa nghề lái tàu và việc xây dựng thương hiệu. Từ những liên tưởng đó, tôi thử phác họa lên bốn yếu tố chính trong mô hình con tàu thương hiệu. Hy vọng mô hình này sẽ giúp bạn đọc hình dung dễ dàng hơn công việc xây dựng thương hiệu...
  • Thương hiệu sinh ra từ đâu?

    12/01/2006Phạm An ViênTôi được tham dự rất nhiều cuộc tranh luận về việc đi tìm nghĩa của từ thương hiệu nhưng chỉ dừng lại ở đó thì quả là sai lầm lớn, biết ý nghĩa của nó là vậy mà không biết tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì cũng chỉ là “Đầu voi, đuôi chuột”...
  • Chiến lược phát triển thương hiệu như thế nào thì hợp lý?

    02/01/2006Trần Phương MinhTheo kinh nghiệm của nhiều công ty, thì chính sách thương hiệu trước hết phải có một chiến lược lâu dài bao gồm cả các chương trình tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm phù hợp. Chính sách thương hiệu nên tập trung hướng tới khách hàng, làm sao để sản phẩm của mình đem lại cho khách hàng cảm giác thật nhất và đáng tin cậy nhất
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...
  • Thương hiệu (brand) giúp người ta định nghĩa được bản thân

    25/10/2005Nguyễn Thùy Mai‘Branding’ là chủ đề nóng và hấp dẫn. Nhưng dường như có ít sự tương quan giữa các nỗ lực để giải thích tên tuổi là gì và ảnh hưởng thực sự của những nỗ lực này. Đây là một lĩnh vực mà tầng lớp lãnh đạo thường mang tiếng là chậm chạp trong việc chuyển từ ‘nghĩ’ sang ‘làm’.
  • Tìm hồn cho thương hiệu

    22/10/2005Vân QuỳnhBạn có thể tìm thấy một trong những ví dụ điển hình nhấtt về định vị trong truyện cổ tích "Alice lạc vào xứ sở thần tiên ". Alice bị lạc và hỏi đường ông mèo. Ông hỏi cô bé muốn đi đâu. Alice trả lời cũng không biết đi đâu. Ông mèo đã nói với cô thế này: "Nếu không biết mình đang đi đâu, thì con đường nào cũng vậy thôi ". Định vị thương hiệu được xem là xác định được linh hồn cho thương hiệu. Nếu định vị thương hiệu tốt, bạn sẽ xác định được phương hướng cho Công ty...
  • Nhận diện những bất ổn của thương hiệu Trung Nguyên

    22/10/2005TS. Đặng Vũ ThànhNếu không có biện pháp tích cực, những “mầm bệnh” dưới đây có thể sẽ đánh gục ngay cả một thương hiệu khoẻ mạnh như Trung Nguyên...
  • Ole Kirk Christiansen - Câu chuyện về thương hiệu LEGO

    23/08/2005Không phải thương hiệu LEGO luôn là một hệ thống các trò chơi cao cấp bằng những khối gạch nhựa chất lượng cao như nó được biết đến ngày nay. Nó có một khởi đầu khiêm tốn trong xưởng của một người thợ mộc nghèo đến từ Billund, Đan Mạch, Ole Kirk Christiansen. Chính xưởng kinh doanh gia đình nhỏ theo ý tưởng của ông một ngày kia đã phát triển thành một trong những công ty đồ chơi uy tín nhất trên thế giới. ...
  • Thương hiệu mạnh có ý nghĩa gì?

    07/07/2005Nhưng dù kinh doanh trên lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng phải qua hai khâu mua và bán, nghĩa là làm thương mại. Do vậy, thương hiệu không dừng ở nghĩa biểu tượng thương mại mà cao hơn đó là biểu tượng của doanh nghiệp...
  • Năm bài học củng cố thương hiệu

    02/07/2005Trong khi nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đang lâm vào tình thế khó khăn vì doanh thu giảm sút thì một số thương hiệu khác lại gặt hái thành công vì biết cách xây dựng tên tuổi...
  • Tiền nhiều có = thương hiệu mạnh không?

    02/07/2005Việc các thương hiệu Việt Nam mạnh tay hơn trong việc chi tiền cho các chiến dịch quảng cáo có đảm bảo cho sự thành công của họ trên thị trường nội địa?
  • Triết lý xây dựng thương hiệu

    13/06/2004Nguyễn Tuyết MaiBất kể một doanh nghiệp nào cũng đều muốn tạo uy tín cho thương hiệu của mình. Họ đề ra nhiều biện pháp khác nhau, có những doanh nghiệp thành công, nhưng cũng có những doanh nghiệp đã thất bại khi nỗ lực để thương hiệu của mình đi sâu vào tâm trí khác hàng
  • Thương hiệu và những điều cần biết

    28/01/2004Nike là một trong những điển hình trong việc xây dựng thương hiệu thành công
    Để có thể thâm nhập, đứng vững và đủ sức cạnh tranh trên thị thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một nhãn hiệu hoặc một thương hiệu/hình ảnh quốc gia...
  • 5 công cụ để xây dựng thương hiệu

    16/12/2003Nguyễn Trần QuangXây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến luợc quảng bá hiệu quả, bạn đừng quên sử dụng tối đa 5 công cụ khác là: logo, hình tuợng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì.
  • Vai trò của PR trong việc xây dựng - quảng bá thương hiệu

    11/11/2003Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
  • xem toàn bộ