Kết nối não người chia sẻ suy nghĩ, chuyện viễn tưởng đã trở thành sự thật?
Mới đây, các chuyên gia thần kinh học từ ĐH Washington và ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) đã kết nối thành công não của 3 người, cho phép họ chia sẻ ý nghĩ cùng nhau. Dù chỉ là trong một trò chơi mô phỏng lại game xếp hình (Tetris), nhưng các chuyên gia tin rằng khi thực hiện với quy mô lớn, họ có thể tạo ra một mạng lưới cùng chia sẻ suy nghĩ giữa người với người.
Chia sẻ thông tin não người đã trở thành hiện thực
Nhóm nghiên cứu nghĩ rằng thí nghiệm có vẻ điên rồ này có thể được mở rộng quy mô, tạo ra một kết nối liên kết toàn mạng lưới nhân loại. Kết nối này vận hành thông qua sự kết hợp giữa điện tâm đồ (EEGs), để ghi lại các xung điện biểu thị hoạt động của não bộ, cùng với kích thích từ xuyên sọ (TMS), kích thích sự vận hành của các tế bào thần kinh bằng từ trường.
Các nhà nghiên cứu phát minh ra hệ thống này đã đặt tên cho nó là BrainNet (tên đầy đủ là hệ thống giao kết liên não giữa ba người BBI (Brain-to-Brain Interface), và tuyên bố rằng nó thậm chí có thể được dùng để kết nối cùng lúc nhiều não bộ khác nhau, ngay cả qua các trang web.
Ngoài việc giúp khai mở những phương cách giao tiếp kỳ thú, BrainNet thật sự cũng đã dạy cho chúng ta thêm nhiều điều mới mẻ về những chức năng vận hành của não bộ ở những tầng mức sâu hơn.
“Xin được giới thiệu BrainNet, mà theo chúng tôi được biết là hệ thống đầu tiên có thể kết nối suy nghĩ của nhiều người mà không cần xâm lấn để giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác", các nhà nghiên cứu viết. "3 người - 3 bộ não tách biệt có thể kết hợp và giải quyết một vấn đề thông qua việc sử dụng tương tác liên não bộ trực tiếp."
Sơ đồ vận hành của BBI. Nguồn ảnh: Big Think
Trong thử nghiệm được thiết lập bởi các nhà khoa học, hai người sẽ được kết nối với các điện cực của EEG và được yêu cầu chơi một trò chơi kiểu Tetris. Họ có nhiệm vụ quyết định xem có cần quay các khối hình hay không.
Để làm điều này, họ phải nhìn chằm chằm vào một trong hai đèn LED nhấp nháy ở hai bên màn hình. Một đèn nháy ở tần số 15hz và một đèn nháy ở tần số 17Hz, qua đó tạo ra các tín hiệu não khác nhau mà EEG có thể tiếp nhận được.
Những chọn lựa này sau đó sẽ được chuyển tiếp đến người thứ ba thông qua một mũ chụp kích thích từ xuyên sọ (TMS), có thể sản sinh ra những đợt chớp sáng kỳ ảo trong tâm thức chủ thể tiếp nhận. Người này sẽ không thể nhìn thấy màn hình game và phải tiếp nhận tín hiệu sóng não dưới dạng đèn nhấp nháy từ hai người còn lại, qua đó ra quyết định xoay khối gạch hoặc xếp ra sao để khớp nhất. Thử nghiệm trên 5 nhóm, mỗi nhóm chia thành 3 người cho thấy, độ chính xác đạt tới 81,25%.
Để tăng tính phức tạp, "người gửi" có thể truyền thêm các thông tin phản hồi xem "người nhận" đã làm đúng hay chưa. Kết quả, người nhận thậm chí có thể phân biệt được tín hiệu được gửi tới từ người nào, và ai là người đưa ra những quyết định đúng hơn.
Dù rằng hệ thống hiện tại chỉ có thể truyền tải mỗi lần một bit (hay một tia chớp sáng) dữ liệu, các nhà khoa học tại đại học Washington và Carnegie Mellon cho rằng việc mở rộng thiết lập có thể được tiến hành trong tương lai.
Một nhóm nghiên cứu tương tự trước đó đã thành công kết nối hai não bộ, cho phép các cá nhân tham gia cùng chơi một trò chơi với hai mươi câu hỏi đối lập nhau và các tín hiệu đèn nhấp nháy cũng được sử dụng để truyền tải thông tin.
Hiện tại công trình nghiên cứu của nhóm các nhà thần kinh học người Mỹ vẫn chưa được giới khoa học đánh giá tính thực tiễn. Do vậy sẽ cần thêm thời gian để con người có thể hiểu được cách não bộ giao tiếp với nhau, đồng thời phát triển các phương pháp truyền tin qua sóng não trong tương lai.
“Những kết quả nhiên cứu của chúng tôi mở ra một tương lai cho phép con người kết nối và chia sẻ suy nghĩ, cùng nhau giải quyết các vấn đề thông qua một mạng lưới xã hội kết nối não bộ,” nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015